Tân sinh viên thấp thỏm với nỗi lo phòng trọ

“Nhận tin đỗ đại học, em rất mừng, nhưng lại lo lắng vì không biết sẽ ở đâu trong 4 năm học", một tân sinh viên chia sẻ về nỗi lo phòng trọ.

Tân sinh viên thấp thỏm với nỗi lo phòng trọ
Vấn đề tìm phòng trọ luôn là nỗi lo lớn với các tân sinh viên và cả những sinh viên trước thềm năm học mới.
Nắm bắt được tâm lí nhu cầu tìm phòng trọ của sinh viên, nhiều chủ nhà trọ cho thuê với giá cao ngất ngưởng, đồng thời tăng “khống” giá điện nước. Tại một nhà trọ gần khu chợ Phùng Khoang, bước vào đầu năm học này, tiền điện tăng từ 2.500/kW đồng lên 4.500 đồng/kW, tiền nước tăng từ 3.000 đồng/m3 lên 4.000 đồng/m3.
Cùng chung tâm trạng với An, Hồng Anh (tân sinh viên Đại học Sư Phạm Hà Nội) chia sẻ: “Nhận được tin đỗ đại học, em rất vui mừng, nhưng lại lo lắng vì không biết sẽ ở đâu trong 4 năm học. Muốn tìm một phòng trọ gần trường để tiện đi lại, nhưng giá phòng cao, thấp nhất đã là mức 1.200.000 đồng/tháng. Còn thuê phòng ở xa, giá có rẻ hơn nhưng chất lượng lại xuống cấp. Thực sự em rất băn khoăn”.
Tan sinh vien tháp thỏm vói noi lo phong tro
Căn phòng chật chội của bạn Mạnh Hùng. 
Khá giả hơn một chút, bạn Quỳnh Hoa (tân sinh viên Đại học Hà Nội) cho hay: “Em cùng một người bạn nữa đang trọ tại khu tập thể Nguyễn Lương Bằng. Nơi đây rất thoải mái, nhưng giá phòng cao, vào mức 2.800.000 đồng/tháng. Bố mẹ em vẫn nhắn nhủ, tiền không phải lo, con cứ cố gắng chăm chỉ học hành, nhưng em vẫn thấy xót”.
Giá phòng biến động theo từng tháng, nhưng chất lượng và điều kiện sống lại ngày càng xuống cấp trầm trọng. Nhiều khu trọ do quá chật hẹp nên nhà vệ sinh, phòng tắm phải dùng chung rất bất tiện. Thậm chí, một số khu trọ còn xuất hiện tình trạng tường nhà ẩm mốc, bong tróc, vết dầu mỡ bám đầy.
Bạn Nguyễn Mạnh Hùng (sinh viên năm cuối trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) tâm sự: “Trong 4 năm học, mình phải chuyển khá nhiều phòng trọ. Ngoài lý do tăng giá, vấn đề xuống cấp ở các khu trọ cũng đang diễn ra rất đáng báo động. Có hôm đang ngồi ăn cơm cùng bạn, những mảng tường bong tróc bỗng rơi xuống, lúc đó cả mấy đứa chỉ còn biết nhìn nhau... cười vì đã quá quen với tình trạng như vậy rồi”.
Ngoài vấn đề chất lượng phòng trọ xuống cấp, giá phòng tăng đột biến thì việc đảm bảo an ninh trật tự cũng là một lý do khiến nhiều sinh viên lo lắng.
Bạn Sương (sinh viên năm hai Đại học Công Đoàn) cho biết: “Để không phụ thuộc nhiều vào bố mẹ, em quyết định đi làm thêm buổi chiều tại một quán ăn. Làm thêm về muộn, nghĩ đến con đường về nhà đi qua ngõ hẹp, lại tối tăm, em rất sợ. Nhưng vì cuộc sống nên đành phải liều”.
Vấn đề tìm phòng trọ không còn “lạ lẫm”, nhưng luôn là nỗi lo ám ảnh các tân sinh viên khi bắt đầu một năm học mới. Để tránh những vấn đề đáng tiếc xảy ra, các tân sinh viên nên tìm đến những phòng trọ không quá xa ngõ, an ninh tốt… Hơn hết nên cần tham khảo ý kiến của người thân hay anh chị đi trước hay cư dân quanh khu vực ở trọ để tìm cho mình một phòng trọ phù hợp.

Thi THPT quốc gia: Căng thẳng tìm nhà trọ cho thí sinh

(Kiến Thức) - Kỳ thi THPT quốc gia sắp diễn ra, hội đồng thi các tỉnh đang phải dốc sức tìm nhà trọ để đảm bảo chỗ ăn, ở cho lượng thí sinh các nơi đổ về.

Thi THPT quốc gia: Căng thẳng tìm nhà trọ cho thí sinh
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa kỳ thi THPT quốc gia sẽ chính thức diễn ra. Tại một số cụm thi xét tuyển vào ĐH-CĐ ở các tỉnh, số thí sinh dự thi tăng bất thường do phải “gánh” thí sinh của các trường khác trong vùng. Vì vậy, các hội đồng thi đang phải dốc sức tìm nhà trọ để đảm bảo chỗ ăn, ở cho lượng thí sinh đổ về các địa phương dự thi.

Khan hiếm chỗ trọ, nhiều thí sinh phải ôn thi dưới... lòng đất

Nhiều thí sinh tới dự thi tại các điểm thi trên địa bàn Thành phố Đà Lạt buộc phải ôn thi dưới lòng đất do nơi đây khan hiếm nhà trọ cho thuê.

Khan hiếm chỗ trọ, nhiều thí sinh phải ôn thi dưới... lòng đất
Trên 18.000 thí sinh của hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận sẽ đến TP Đà Lạt tham dự kỳ thi, cũng ít nhất chừng ấy phụ huynh đi theo khiến Đà Lạt trở nên thiếu chỗ ở giá rẻ phù hợp với đa số thí sinh. Số lượng thí sinh đến Đà Lạt dự thi gấp 2,5 lần so với những năm trước đây.

Trải lòng của những thí sinh đỗ đại học nhưng không được học

Vì hoàn cảnh, nhiều thí sinh thi đại học 2015 gặp nghịch cảnh đạt điểm cao, thí sinh đỗ đại học mà không được đến trường.

Trải lòng của những thí sinh đỗ đại học nhưng không được học
"Mẹ muốn chị đi học nên em phải nghỉ ở nhà" 
Thí sinh Ánh (Cao Bằng) nộp hồ sơ xét tuyển vào Đại học Luật Hà Nội với số điểm 26,75. Thí sinh này đã có tên trong danh sách đỗ nguyện vọng 1 của trường. Niềm vui chưa được bao lâu, nỗi buồn đã ập đến. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025.