Á khoa khối A1 chia sẻ cách làm bài trắc nghiệm môn Lý đạt điểm cao

Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, Đàm Văn Hiển, á khoa toàn quốc khối A1 năm 2022 chia sẻ kinh nghiệm ôn môn Vật lý hiệu quả ở giai đoạn nước rút.

Á khoa khối A1 chia sẻ cách làm bài trắc nghiệm môn Lý đạt điểm cao

A khoa khoi A1 chia se cach lam bai trac nghiem mon Ly dat diem cao

Đàm Văn Hiển, á khoa toàn quốc khối A1 năm 2022. Ảnh: NVCC.

Với tổng điểm 29,6 (Toán 9,6; Vật lý 10; Tiếng Anh 10), Đàm Văn Hiển là á khoa toàn quốc khối A1 năm 2022. Chàng trai cho hay nắm chắc kiến thức cơ bản, tự tích lũy kiến thức, làm bài tốc độ là 3 yếu tố giúp bản thân đạt điểm cao trong kỳ thi.

Nắm chắc kiến thức cơ bản và luyện nhiều đề

Dành lời khuyên cho các sĩ tử năm nay, Đàm Hiển cho rằng thời gian này học sinh nên ôn tập lại các kiến thức cơ bản một cách tổng quát, rà soát lý thuyết, luyện các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao và cải thiện tốc độ làm bài nhanh và chính xác.

môn Vật lý, để làm tốt các câu nhận biết, thông hiểu, các bạn nên đọc và ôn tập kỹ các phần lý thuyết có trong sách giáo khoa, bởi đề thi có khoảng 30 câu ở phần này, mỗi chương lớp 12 sẽ có khoảng 3-4 câu. Ngoài ra, 1-2 câu thuộc lý thuyết hoặc bài tập cơ bản lớp 11.

Phần vận dụng cao thường có khoảng 4 câu. Các chủ đề hay gặp là cực trị điện xoay chiều, dạng cơ hệ, giao thoa sóng và thí nghiệm Y-âng. Hiển cho biết với các hỏi mang tính chất phân loại này, sĩ tử cần có kiến thức nền chắc cùng tư duy tổng hợp kiến thức.

Bên cạnh đó, khi học công thức, các bạn cần nắm cách xây dựng, đặt câu hỏi tại sao lại có công thức đó, tránh học máy móc, thuộc lòng. Điều này giúp thí sinh nhớ lâu, hiểu rõ bản chất.

Ngoài việc vận dụng tổng hợp các kiến thức vật lý đã học, sĩ tử cần áp dụng các kỹ năng toán học, đặc biệt là các kiến thức về lượng giác, hình học mặt phẳng, bất đẳng thức…

Đảm bảo tốc độ làm bài

Chia sẻ về kinh nghiệm làm bài thi môn Vật lý, á khoa khối A1 cho biết đề thi môn này gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, thi trong 50 phút. Thông thường, phần đầu của đề là các câu hỏi dạng nhận biết, thông hiểu. Những câu hỏi vận dụng, vận dụng cao được đặt ở phía cuối của đề. Thí sinh cần tập trung thời gian lấy điểm ở những câu dễ, có thể làm tốt.

Ngoài vận dụng kiến thức, nam sinh tiết lộ thêm bí quyết đạt điểm tối đa trong bài thi trắc nghiệm môn Vật lý là tốc độ giải quyết các câu hỏi. Theo đó, 35-36 câu hỏi đầu tiên, em giải nhanh trong 20-30 phút. Với những câu còn lại, Hiển làm với tốc độ trung bình để đảm bảo đáp án chính xác.

A khoa khoi A1 chia se cach lam bai trac nghiem mon Ly dat diem cao-Hinh-2
Hiển là á khoa toàn quốc khối A1 năm 2022 với điểm 10 ở môn Vật lý.

“Khoảng thời gian còn lại, các bạn hãy cố gắng làm những câu vận dụng cao, ưu tiên câu mình có thể làm được. Điều quan trọng là cố gắng nắm chắc lý thuyết cơ bản và luyện đề thật nhiều”, Hiển chia sẻ.

Chàng trai cho biết tùy vào mục tiêu điểm số, sĩ tử hãy chọn cho mình chiến lược làm bài thi phù hợp.

"Nếu mục tiêu khoảng 8-9 điểm, thí sinh có thể dành thời gian, tập trung cho khoảng 32 câu đầu. Với sĩ tử có mục tiêu cao hơn, các em cố gắng hoàn thành khoảng 35-36 câu đầu thật nhanh và chính xác, sau đó thực hiện tiếp những câu còn lại", Hiển cho biết.

Tránh lỗi sai không đáng có

Để giúp các sĩ tử 2005 chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT làm bài tốt nhất, Đàm Hiển cho biết thí sinh cần tránh những lỗi sai không đáng có, làm nhanh, chính xác những câu hỏi dễ, học kỹ lý thuyết môn Vật lý.

Trong quá trình làm bài, thí sinh không nên tập trung quá nhiều vào một câu hỏi. Nếu không chắc chắn, các bạn có thể đánh dấu lại để làm sau.

Ngoài ra, Hiển cho rằng ngoài học tốt kiến thức trên lớp, thí sinh cần tìm nhiều dạng đề, làm bài trên mạng để nạp kiến thức, đọc thêm sách của các thầy cô, chuyên gia nhằm tự tích lũy cho bản thân, không hoang mang, tự ti khi làm đề khó.

Bên cạnh đó, trong quá trình làm bài, nhiều bạn không đọc kỹ câu hỏi dẫn tới dùng sai công thức, quên không đổi đơn vị khi tính, tô nhầm hàng... Vì vậy, trước khi nộp bài, các bạn cần kiểm tra nội dung, các đáp án trong đề có khớp khi tô vào phiếu không, tránh trường hợp làm đúng nhưng tô đáp án nhầm.

Những việc sĩ tử cần làm trước khi thi tốt nghiệp THPT để gặp may mắn

Thi tốt nghiệp THPT là kỳ quan trọng của mỗi học sinh, đánh dấu bước ngoặt lớn của cuộc đời. Cùng 2sao tìm hiểu cách để may mắn trong kì thi THPT năm 2022.

Những việc sĩ tử cần làm trước khi thi tốt nghiệp THPT để gặp may mắn

Hàng trăm thế hệ thí sinh từ trước đến nay vẫn truyền miệng, truyền tai nhau những điều kiêng kỵ khi đi thi, đặc biệt là trong những kỳ thi quan trọng như thi cấp 3, thi đại học.

Dù chưa có bằng chứng nào chứng minh, nhưng có các sĩ tử vẫn kiêng những điều sau đây với tâm lý "có kiêng có lành".

Bí kíp phong thủy gia tăng may mắn cho sĩ tử 2004: Thi đâu đỗ đó

Trang bị kiến thức vững vàng và bỏ túi thêm một vài mẹo nhỏ, tăng tài kích lộc cho các sĩ tử 2004 bước vào kì thi 'cá chép vượt vũ môn'.

Bí kíp phong thủy gia tăng may mắn cho sĩ tử 2004: Thi đâu đỗ đó

Quan niệm mang đồ vật may mắn vào phòng thi

Nhiều người cho rằng về câu hỏi mang gì vào phòng thi để may mắn điều này không cần thiết. Nhưng thực tế, ở một khía cạnh nào đó những đồ vật may mắn sẽ mang đến những nguồn năng lượng tốt khiến chúng ta an tâm hơn rất nhiều.  

Hà Nội: Giáo viên lưu ý sĩ tử trước ngày thi đầu tiên

Ngày mai, 7/6, gần 98.000 học sinh tại Hà Nội sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT cùng với học sinh cả nước.

Hà Nội: Giáo viên lưu ý sĩ tử trước ngày thi đầu tiên
Ha Noi: Giao vien luu y si tu truoc ngay thi dau tien
Ngày mai, 7/7, gần 98.000 học sinh tại Hà Nội sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT cùng với học sinh cả nước. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.