Tận mục loại phẩm đổi màu miến theo ý thích thượng đế

(Kiến Thức) - Chỉ 2 thìa cà phê phẩm màu này có thể dùng được cho khoảng một tấn bột. Trung bình 1 gói 1 kg thì có thể dùng cho 2.000 tấn bột.

Tận mục loại phẩm đổi màu miến theo ý thích thượng đế
Liên quan đến vụ việc miến phơi nơi không đảm bảo an toàn vệ sinh và dùng phẩm màu “lạ” ở xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức (Hà Nội), Kiến Thức đã có buổi làm việc với chính quyền địa phương cũng như những hộ sản xuất kinh doanh miến tại xã Dương Liễu để tìm hiểu căn nguyên sự việc.
Miến phơi nơi phản cảm là có thật
Đó là câu trả lời của đại diện chính quyền xã Dương Liễu khi trả lời câu hỏi của phóng viên về tình trạng các hộ sản xuất phơi miến ở những nơi không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Theo bà Hồ Thị Huê, Phó chủ tịch UBND xã Dương Liễu, lý do dẫn đến tình trạng trên là do diện tích phơi miến trong xã còn chật hẹp, nên nhiều hộ dân đã tận dụng lề đường để phơi miến.
Tuy nhiên, đó chỉ là một số điểm (mà phóng viên nhìn thấy) chứ không phải là tất cả khu vực sản xuất miến tại xã Dương Liễu đều ở trong tình trạng trên.
Những hình ảnh phản cảm khi phơi miến này được chụp tại cánh đồng xã Dương Liễu.
 Những hình ảnh phản cảm khi phơi miến này được chụp tại cánh đồng xã Dương Liễu.
Đồng thời, đại diện UBND xã cũng cho biết, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như cũng như việc ô nhiễm trên địa bàn xã luôn được quan tâm chú trọng nhưng để giải quyết vấn đề này thì không phải ngày một ngày hai.
“Về mặt quản lý, hàng năm chúng tôi thường xuyên phối hợp với quản lý thị trường, với ngành y tế xuống từng hộ dân tuyên truyền, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm, đặc biệt là việc phơi miến phản cảm ở dọc các tuyến đường”, đại diện UBND xã Dương Liễu cho biết.
Riêng về vấn đề phẩm màu sử dụng để tạo màu miến, phía xã Dương Liễu cũng cho biết: “Về cơ bản đó là phẩm màu được dùng trong sản xuất thực phẩm nhưng nếu họ sử dụng lén lút những loại khác thì cũng rất khó phát hiện. Chức năng chính của xã là giám sát và tuyên truyền, còn việc xử phạt là cơ quan cấp cao hơn làm, vì xã không đủ thẩm quyền”.
Hộ nào dùng hoá chất, hộ đó tự chịu trách nhiệm
Để làm sáng tỏ những loại phẩm màu dùng để nhuộm miến, chính quyền xã Dương Liễu đã sắp xếp cho phóng viên gặp trực tiếp những hộ kinh doanh miến và hiệp hội các nhà sản xuất miến dong xã Dương Liễu.
Khẳng định với phóng viên, ông Nguyễn Huy Khải, hội trưởng hiệp hội các nhà sản xuất miến dong xã Dương Liễu cho biết: “Hoàn toàn không có việc sử dụng hóa chất. Miến được nhuộm từ phẩm màu thực phẩm, không hề gây độc hại gì. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà chủ sản xuất sẽ nhuộm màu cho miến. Có tất cả 5 màu: đỏ, vàng, vàng chanh, ánh đen và màu trắng. Tất cả những loại phẩm màu dùng để nhuộm miến đều được kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, hoàn toàn không gây độc hại gì”.
Loại phẩm màu được người dân dùng để nhuộm miến.
 Loại phẩm màu được người dân dùng để nhuộm miến.
“Toàn xã có khoảng 80 hộ sản xuất miến, khi vào hiệp hội sản xuất miến chúng tôi phải có cam kết không dùng những loại phẩm màu công nghiệp hay hoá chất để sản xuất, nếu hộ nào vi phạm hộ đó phải tự chịu trách nhiệm”, ông Khải nói.
Để chứng minh, ông Khải đem ra hai gói phẩm màu mỗi gói khoảng 500g. Ông Khải cho biết loại có chữ bột điều đỏ trên thị trường có giá bán khoảng 50.000 đồng còn loại có túi màu trắng có giá khoảng 300.000 đồng. Hai loại này đều dùng để tạo màu vàng. Hàm lượng bột được cho vào miến rất ít. Chỉ 2 thìa cà phê sẽ dùng được cho khoảng một tấn bột. Trung bình 1 gói dùng cho 200 tấn.
Cận cảnh loại phẩm màu dùng để nhuộm miến.
 Cận cảnh loại phẩm màu dùng để nhuộm miến.
“Riêng về việc tạo màu cho miến, chúng tôi chủ yếu làm theo yêu cầu của khách đặt hàng, khách yêu cầu màu gì chúng tôi sẽ tạo màu đó”, ông Khải cho biết thêm.
Quan sát trên bao bì hai loại phẩm màu trên được ghi là sản xuất tại Việt Nam nhưng lại có chữ Trung Quốc ngay trên tên sản phẩm. Khi hỏi về địa chỉ mua loại phẩm màu này, ông Khải cho biết, mua tại một đại lý ở địa phương.
Riêng về vấn đề phơi miến không đảm bảo vệ sinh, ông Khải cũng như những người dân ở xã Dương Liễu cho hay, những hình ảnh báo chí đưa là ở xã Minh Khai và Cát Quế. “Xã Dương Liễu chưa bao giờ sử dụng đất để làm khu vực phơi miến”, ông Khải cho hay.
Tuy nhiên, phía chính quyền xã lại thừa nhận về tình trạng phơi miến phản cảm này, hơn nữa những hình ảnh phóng viên Kiến Thức ghi lại được là ở giữa cánh đồng, chứ không phải ở trên đê.

Nôn ọe miến ăn hàng ngày phơi cạnh hố phân... ruồi bu đầy

(Kiến Thức) - Hình ảnh những phên miến dong được phơi ngay cạnh hố nước phân đen ngòm, chuồng gà, chuồng lợn, ruồi nhặng bu đầy... tại  xã Dương Liễu (Hoài Đức, HN) làm nhiều người buồn nôn ọe.

Nôn ọe miến ăn hàng ngày phơi cạnh hố phân... ruồi bu đầy
Dot nhap lang lam mien ban o Hoai Duc Ha Noi
 

Là một trong những nơi cung cấp sản lượng miến lớn nhất cả nước, miến dong xã Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) đang có nguy cơ mất an toàn thực phẩm bởi người dân phơi miến tràn lan trên mặt đường giao thông...

Làng miến “bẩn” Hà Nội: xài hóa chất đổi màu, chỉ bán... không ăn

(Kiến Thức) - Sau hình ảnh miến phơi ngay hố phân, theo tìm hiểu của Kiến Thức, đa số người dân xã Dương Liễu không ăn miến do mình sản xuất và muốn miến đen hay trắng... chỉ cần cho hóa chất là xong.

Làng miến “bẩn” Hà Nội: xài hóa chất đổi màu, chỉ bán... không ăn
Để làm sự thật về những phên miến dong được phơi ngay cạnh hố nước phân đen ngòm, chuồng gà, chuồng lợn ruồi ngặng bu đầy… tại xã Dương Liễu (Hoài Đức - Hà Nội) đang khiến người tiêu dùng kinh hãi, phóng viên Kiến Thức đã thâm nhập vào xã Dương Liễu để tiếp tục tìm hiểu.
“Chỉ sản xuất miến, chứ không ăn”

Biểu hiện nguy hiểm trong 3 tháng đầu mang thai

(Kiến Thức) - Chảy máu âm đạo, đau bụng, sốt cao... có thể là những triệu chứng cực nguy hiểm trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Biểu hiện nguy hiểm trong 3 tháng đầu mang thai
Âm đạo chảy máu. Âm đạo chảy máu thông thường là không có hại. Tuy nhiên bạn có thể đi đến bệnh viện để kiểm tra có phải mang thai. Nhưng quan trọng nhất là nếu âm đạo chảy máu sau 12 ngày thụ thai có thể đó là do thời kỳ kinh nguyệt đến. Khi gặp trường hợp này, bà bầu phải đến gặp bác sĩ ngay.
Âm đạo chảy máu. Âm đạo chảy máu thông thường là không có hại. Tuy nhiên bạn có thể đi đến bệnh viện để kiểm tra có phải mang thai. Nhưng quan trọng nhất là nếu âm đạo chảy máu sau 12 ngày thụ thai có thể đó là do thời kỳ kinh nguyệt đến. Khi gặp trường hợp này, bà bầu phải đến gặp bác sĩ ngay. 

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới