Tại sao phải ăn chay trong các ngày trai giới?

Kính bạch thầy, người phật tử ăn chay có ăn chay kỳ và ăn chay trường, con chưa hiểu tại sao phải ăn chay trong các ngày trai giới? 

Tại sao phải ăn chay trong các ngày trai giới?
Những ngày trai là những ngày gì? Kính xin thầy từ bi giải đáp cho chúng con được rõ.
Theo kinh Thế Ký trong Trường A Hàm và Luận Đại Trí Độ nói, thì những ngày trai là ngày tuần thú của sứ giả các cõi trời Tứ Thiên Vương và trời Ma Hê Thủ La. Những vị này lãnh sứ mạng thị sát nhân gian xem sự hành thiện tu tập của nhân gian như thế nào rồi về tâu lại với Thiên vương. Nếu như mọi người biết lo làm lành tạo phước như bố thí và hiếu thảo với ông bà cha mẹ thì số lượng sinh thiên sẽ được gia tăng. Bằng ngược lại, thì sự sinh thiên sẽ bị giảm thiểu. Do đó, mà ở nhân gian người ta cố gắng tu tạo phước lành trai giới, chay tịnh trong những ngày trai để được sinh về các cõi trời. Đồng thời, vào những ngày trai các vị quỷ thần cũng thường du hành trong nhân gian và thường quở phạt gây ra tai họa cho những người không tu tập, kém phước đức. Chính vì thế, mà Phật dạy các hàng phật tử tại gia nên cố gắng tu tạo phước đức vào những ngày chay tịnh. Nhờ tăng trưởng phước đức tu trì mà có thể vượt qua mọi tai nạn khổ ách.
Tai sao phai an chay trong cac ngay trai gioi?
 Ảnh minh họa. 
Trong một tháng có nhiều ngày trai, tùy theo sự phát nguyện thọ trì trai giới của phật tử mà có ra nhiều ngày trai khác nhau. Nhưng chủ yếu là các ngày mùng tám, mười bốn, rằm và ba mươi. Vì những ngày này, các vị Thiên sứ vâng mệnh của Thiên vương tuần hành thường xuyên để khuyến khích nhân gian tu phước sinh thiên. Bởi thế, nên trời Đế Thích có bài kệ tán thán:
Người nào lấy ngày Tám
Mười bốn, Rằm mỗi tháng
Để tu hành trai giới
Người ấy đồng với ta. 
Ngoài ra, còn có các ngày trai khác. Nếu người nào ăn chay mười ngày, thì ăn vào các ngày 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30. Đây gọi là thập trai. Còn nếu ăn sáu ngày (lục trai) thì: 8, 14, 15, 23, 29, 30 . Nếu ăn bốn ngày (tứ trai) thì: 1, 14, 15, 30. Nếu ăn hai ngày (nhị trai) thì: mùng Một và Rằm. Ngoài ra, còn có tam nguyệt trai, tức thọ trì trai giới vào những tháng: tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Mười. Có người ăn luôn ba tháng, thì bắt đầu ăn từ rằm tháng tư cho đến rằm tháng bảy.
Việc thọ trì trai giới để tu tập tạo thêm phước đức là tùy thuộc vào sự phát nguyện của người phật tử. Thông thường, người phật tử sau khi Quy y, tối thiểu phải thọ trì 2 ngày chay: mùng Một và Rằm. Vào những ngày trai giới, người phật tử nên cố gắng gìn giữ tâm ý mình cho được thanh tịnh bằng cách tụng kinh, niệm Phật và tu tạo nhiều phước thiện v.v… Đó là điều rất tốt cho người phật tử bền chí tu tập vậy.
Thích Phước Thái
Chú thích: Bài đã được đăng trên một số trang cá nhân trên mạng Internet, đăng trên phatgiao.org.vn với sự cho phép của tác giả.

Tụng kinh Pháp hoa thì phải ăn chay trường?

Người Phật tử, sau khi quy y Tam bảo được chư Tăng khuyến khích lập nguyện thực hành ăn chay...

Tụng kinh Pháp hoa thì phải ăn chay trường?
HỎI:

Khi không ăn chay, trì chú niệm Phật được không?

Tôi nghe một người thân nói không nên trì chú hay niệm Phật sau khi ăn thịt cá, điều ấy đúng không?

Khi không ăn chay, trì chú niệm Phật được không?
HỎI: Tôi ở nước ngoài, hiện đang đi học nên cũng chưa thuận duyên để ăn chay trường. Tôi có thói quen đọc chú Đại bi mọi lúc, mọi nơi, ngay cả đi xe bus cũng đọc. Hôm qua tôi nghe một người thân nói không nên trì chú hay niệm Phật sau khi ăn thịt cá. Vậy điều ấy đúng không? Tôi nhớ hồi còn bé đi chùa có nghe nói về một câu thần chú “tịnh khẩu nghiệp”, đọc ba lần sau khi ăn thịt cá thì có thể trì chú hay niệm Phật bình thường. Có thể cho tôi câu thần chú ấy được không?

Tại sao cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng?

(Kiến Thức) - Trong một năm có rất nhiều dịp cúng lễ quan trọng nhưng người Việt lại nói: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Vì sao lại có quan niệm này?

Tại sao cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng?
Ngày rằm tháng Giêng theo phong tục cổ, còn được gọi là tết Thượng nguyên. Đây là một tết nằm trong hệ thống Thượng – Trung – Hạ nguyên. Tết Thượng nguyên là rằm tháng Giêng, tết Trung nguyên là rằm tháng 7 và tết Hạ nguyên là rằm tháng 10. Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm trong sách "Cơ sở văn hóa Việt Nam", 3 ngày tết này mang các ý nghĩa khác nhau. Tết Thượng nguyên là tết hướng thiên cầu phúc, Trung nguyên là địa quan xá tội, Hạ nguyên là thủy quan giải ách.
Lý giải về việc vì sao dân gian nói “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng thứ nhất điều này có liên quan đến quan niệm coi trọng cái ban đầu. Người Việt cho rằng phàm làm bất kỳ điều gì hễ đầu xuôi thì đuôi lọt. Bởi vậy trong những ngày đầu năm, đầu tháng, người dân Việt có tục cúng vái và kiêng kỵ rất hệ trọng, nhất là những người kinh doanh. Quan niệm đó lại được mở rộng ra, coi trọng cả tháng đầu năm là tháng giêng. Mà trong mỗi tháng có hai tiết sóc vọng là ngày mồng một và hôm rằm. Ngày mồng một tháng giêng là tết Nguyên đán rồi cho nên rằm tháng giêng do đó cũng được coi trọng cho xứng đáng.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.