Sự thật ít ai tường tận về bộ tóc của Đức Phật

Sự thật ít ai tường tận về bộ tóc của Đức Phật

Nhiều tranh vẽ, bức tượng tạc Đức Phật cho thấy Ngài để tóc với các lọn xoắn ốc. Thế nhưng, những người xuất gia khác đều cạo đầu. Vì sao lại vậy?

Trong kinh sách,  Đức Phật cạo đầu như những người xuất gia theo Ngài. Thế nhưng, nhiều tranh vẽ, bức tượng tạc Đức Phật cho thấy Ngài để tóc với các lọn xoắn ốc. Điều này khiến nhiều người thắc mắc tại sao Đức Phật không cạo đầu như những tăng ni khác?
Trong kinh sách, Đức Phật cạo đầu như những người xuất gia theo Ngài. Thế nhưng, nhiều tranh vẽ, bức tượng tạc Đức Phật cho thấy Ngài để tóc với các lọn xoắn ốc. Điều này khiến nhiều người thắc mắc tại sao Đức Phật không cạo đầu như những tăng ni khác?
Liên quan đến sự việc này, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các sử liệu, ghi chép nhằm tìm ra lời giải. Nhờ vậy, họ biết được lần xuống tóc đầu tiên của Đức Phật là khi Ngài từ bỏ thân phận thái tử, rời hoàng cung và kinh thành Ca Tỳ La Vệ để lên đường tìm đạo giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau.
Liên quan đến sự việc này, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các sử liệu, ghi chép nhằm tìm ra lời giải. Nhờ vậy, họ biết được lần xuống tóc đầu tiên của Đức Phật là khi Ngài từ bỏ thân phận thái tử, rời hoàng cung và kinh thành Ca Tỳ La Vệ để lên đường tìm đạo giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau.
Các kinh điển có viết sau khi ra khỏi kinh thành, Ngài dùng gươm cạo sạch râu tóc của bản thân rồi giao cho người hầu, dặn đưa về trình đức vua. Ngài cũng bảo người hầu chuyển lời rằng thái tử không chết mà chỉ lên đường đi tìm chân lý, sẽ có ngày trở về.
Các kinh điển có viết sau khi ra khỏi kinh thành, Ngài dùng gươm cạo sạch râu tóc của bản thân rồi giao cho người hầu, dặn đưa về trình đức vua. Ngài cũng bảo người hầu chuyển lời rằng thái tử không chết mà chỉ lên đường đi tìm chân lý, sẽ có ngày trở về.
Trước khi chứng ngộ, Đức Phật từng tu theo pháp môn khác nhưng không tìm thấy con đường giải thoát. Suốt 6 năm tu theo lối khổ hạnh, Ngài không cạo tóc vì hoàn toàn không bận tâm đến việc này. Sau khi đã chứng đạo, Ngài thu nhận đệ tử, truyền dạy đạo pháp, đặt ra lệ người xuất gia mỗi tháng 2 lần cạo đầu. Bản thân Đức Phật luôn tuân thủ việc này.
Trước khi chứng ngộ, Đức Phật từng tu theo pháp môn khác nhưng không tìm thấy con đường giải thoát. Suốt 6 năm tu theo lối khổ hạnh, Ngài không cạo tóc vì hoàn toàn không bận tâm đến việc này. Sau khi đã chứng đạo, Ngài thu nhận đệ tử, truyền dạy đạo pháp, đặt ra lệ người xuất gia mỗi tháng 2 lần cạo đầu. Bản thân Đức Phật luôn tuân thủ việc này.
Nhiều điển tích được ghi lại trong kinh sách cho thấy Đức Phật luôn cạo đầu. Trong số này có kinh điển Phật giáo nhắc tới chuyện Ưu Ba Li - người thợ cắt tóc của hoàng cung. Sau khi thành đạo, Đức Phật trở về thăm và độ cho gia quyến. Trong thời gian này, Ngài có gọi Ưu Ba Li đến cạo đầu cho mình.
Nhiều điển tích được ghi lại trong kinh sách cho thấy Đức Phật luôn cạo đầu. Trong số này có kinh điển Phật giáo nhắc tới chuyện Ưu Ba Li - người thợ cắt tóc của hoàng cung. Sau khi thành đạo, Đức Phật trở về thăm và độ cho gia quyến. Trong thời gian này, Ngài có gọi Ưu Ba Li đến cạo đầu cho mình.
Trong lúc làm việc, Ưu Ba Li được Đức Phật độ hóa nên đã lần lượt nhập sơ thiền, nhị thiền, tam thiền rồi tứ thiền. Sau này, khi các vương tôn trong hoàng tộc Thích Ca xuất gia, Ưu Ba Li cũng xin đi theo và trở thành một trong những vị tôn giả đáng kính trong tăng đoàn.
Trong lúc làm việc, Ưu Ba Li được Đức Phật độ hóa nên đã lần lượt nhập sơ thiền, nhị thiền, tam thiền rồi tứ thiền. Sau này, khi các vương tôn trong hoàng tộc Thích Ca xuất gia, Ưu Ba Li cũng xin đi theo và trở thành một trong những vị tôn giả đáng kính trong tăng đoàn.
Về việc các bức tượng, tranh vẽ khắc họa Đức Phật để tóc, các chuyên gia không tìm thấy hình tượng nào của Ngài được tạo ra trong khoảng 500 - 600 năm sau khi người tu hành đắc đạo. Những hiện vật về Phật giáo được tìm thấy chỉ là những vật mang tính biểu tượng như cây bồ đề, bánh xe pháp.
Về việc các bức tượng, tranh vẽ khắc họa Đức Phật để tóc, các chuyên gia không tìm thấy hình tượng nào của Ngài được tạo ra trong khoảng 500 - 600 năm sau khi người tu hành đắc đạo. Những hiện vật về Phật giáo được tìm thấy chỉ là những vật mang tính biểu tượng như cây bồ đề, bánh xe pháp.
Phải đến thế kỷ đầu Công nguyên, người ta mới bắt đầu tạc tượng Phật. Hai trung tâm tạc tượng nổi tiếng là Mathura (Ấn độ) và Gandhara (Pakistan) đã tạo ra nhiều bức tượng Phật. Do không hề có tượng hay ảnh mẫu để làm theo nên các nghệ nhân đã thể hiện hình ảnh Phật theo mô tả trong sách vở về 32 tướng tốt của Ngài, trong đó có 2 điểm liên quan đến đầu tóc: Nhục kế nổi cao và tóc xoăn cuộn theo chiều bên phải.
Phải đến thế kỷ đầu Công nguyên, người ta mới bắt đầu tạc tượng Phật. Hai trung tâm tạc tượng nổi tiếng là Mathura (Ấn độ) và Gandhara (Pakistan) đã tạo ra nhiều bức tượng Phật. Do không hề có tượng hay ảnh mẫu để làm theo nên các nghệ nhân đã thể hiện hình ảnh Phật theo mô tả trong sách vở về 32 tướng tốt của Ngài, trong đó có 2 điểm liên quan đến đầu tóc: Nhục kế nổi cao và tóc xoăn cuộn theo chiều bên phải.
Trong Từ điển Phật học Huệ Quang có ghi nhục kế là thịt xương (có sách nói búi thịt) trên đỉnh đầu của Phật nổi cao lên như búi tóc. Một số kinh sách như kinh Brahmayu, kinh Tướng ghi nhận tướng tốt nhục kế nhô lên trên đỉnh đầu của Phật, biểu thị trí tuệ. Đặc điểm này có được nhờ công đức tu hành trong vô lượng tiền kiếp của Ngài. Tiếp đến, tóc xoăn thành vòng theo chiều bên phải là biểu hiện của sự thông minh.
Trong Từ điển Phật học Huệ Quang có ghi nhục kế là thịt xương (có sách nói búi thịt) trên đỉnh đầu của Phật nổi cao lên như búi tóc. Một số kinh sách như kinh Brahmayu, kinh Tướng ghi nhận tướng tốt nhục kế nhô lên trên đỉnh đầu của Phật, biểu thị trí tuệ. Đặc điểm này có được nhờ công đức tu hành trong vô lượng tiền kiếp của Ngài. Tiếp đến, tóc xoăn thành vòng theo chiều bên phải là biểu hiện của sự thông minh.
Khi tạc tượng Phật, các nghệ nhân muốn làm nổi bật, nhấn mạnh những tướng tốt của Ngài, bao gồm 2 tướng nêu trên. Cứ như vậy, các thế hệ tiếp theo noi gương người đi trước thực hiện tạc tượng, vẽ hình Đức Phật để tóc.
Khi tạc tượng Phật, các nghệ nhân muốn làm nổi bật, nhấn mạnh những tướng tốt của Ngài, bao gồm 2 tướng nêu trên. Cứ như vậy, các thế hệ tiếp theo noi gương người đi trước thực hiện tạc tượng, vẽ hình Đức Phật để tóc.
Mời độc giả xem video: Tượng phật Việt Nam vào top ảnh du lịch đẹp nhất thế giới. Nguồn: THĐT1.

GALLERY MỚI NHẤT