Tai biến y khoa: nỗi ám ảnh của người bệnh, bác sĩ

Tai biến trong y khoa là điều không một bác sĩ nào muốn thế nhưng rủi ro xảy ra và rình rập cả người bệnh lẫn cán bộ y tế.

Tai biến y khoa: nỗi ám ảnh của người bệnh, bác sĩ
Đủ loại tai biến
Tại khoa ngoại của một bệnh viện lớn ở Hà Nội, nhiều phòng điều trị chật kín bệnh nhân, thậm chí có giường bệnh nhân phải nằm ghép. Nhăn nhó vì vết mổ ở đùi sưng tấy, anh Nguyễn Xuân P. (ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) mệt mỏi cho biết: Tôi bị tai nạn lao động ngã gãy xương đùi, phải mổ ra để bắt vít. Ca mổ diễn ra khá tốt đẹp, đáng lẽ giờ này tôi đã được xuất viện. Thế nhưng, 3 ngày sau khi phẫu thuật thì chỗ vết mổ mưng mủ và sưng tấy khiến tôi sốt cao liên tục. Bác sĩ bảo vết mổ có biểu hiện bị áp xe do nhiễm trùng nên bệnh viện giữ lại thêm tuần nữa để theo dõi...
Tai bien y khoa: noi am anh cua nguoi benh, bac si
 Bệnh viện quá tải là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai biến y khoa. (Ảnh: Bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang).
Theo tìm hiểu tại một số cơ sở y tế, có không ít người bệnh trong quá trình điều trị đã bị “dính” thêm bệnh tật khác do nhiễm khuẩn từ môi trường bệnh viện hoặc quá trình chăm sóc chưa đảm bảo của nhân viên y tế. Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, giáo sư Bùi Đức Phú cho biết, nhiễm khuẩn bệnh viện được xem như một loại tai biến y khoa thường gặp, làm tăng tỷ lệ bệnh nhân bị biến chứng và tử vong, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị. Nhiễm khuẩn bệnh viện thường xảy ra tập trung tại các khu điều trị trong tình trạng quá tải như hồi sức cấp cứu, khoa nhi, ngoại khoa.
Mới đây, việc hàng trăm trẻ nhỏ sau tiêm chủng vaccine Quinvaxem phải nhập viện điều trị vì bị sốt và sưng tấy vết tiêm không chỉ là phản ứng sau tiêm chủng mà còn là một tai biến y khoa, nhưng tai biến này đã được lường trước nên hậu quả không nặng nề. Trong khi đó, có những tai biến bất ngờ, khó lường với hậu quả nặng nề như tai biến sản khoa, khi từ đầu năm tới nay có hơn 150 sản phụ và nhiều trẻ sơ sinh tử vong. Có rất nhiều nguyên nhân và lý do khác nhau dẫn tới tai biến sản khoa, từ sự sơ suất, thiếu trách nhiệm của cán bộ y tế cho tới những diễn biến bất thường, bất khả kháng như thuyên tắc ối của sản phụ.
Bài toán khó!
Tai biến y khoa xuất hiện dưới nhiều hình thức và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo GS Bùi Đức Phú: “Tình trạng 2 - 3 bệnh nhân nằm chung một giường bệnh ở nhiều bệnh viện hiện nay sẽ gây áp lực lớn đến chất lượng điều trị, thời gian thăm khám, chữa bệnh của bác sĩ đối với bệnh nhân sẽ bị rút ngắn dẫn đến nguy cơ tai biến xảy ra cho bệnh nhân”.
Đồng tình với nhận định này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến chỉ rõ, áp lực quá tải tại bệnh viện và trong công tác khám chữa bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị, do bệnh nhân quá đông hoặc do nằm ghép giường trùng tên nhau nên có thể dẫn đến việc nhầm phác đồ điều trị, tiêm nhầm, uống nhầm thuốc.
Trong khi đó, bác sĩ Phạm Cầm Kỳ, Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Ninh Bình lại cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai biến trong y khoa đó chính là chất lượng đào tạo bác sĩ. “Nếu như ở các nước tiên tiến trên thế giới, việc đào tạo bác sĩ phải diễn ra từ 10 - 15 năm thì ở Việt Nam chỉ đào tạo có 6 năm, liệu có đảm bảo chất lượng?” - BS Kỳ nghi ngại.
Trước ý kiến này, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cũng thẳng thắn cho rằng, nếu bác sĩ chỉ áp dụng, sử dụng những kiến thức cũ, lỗi thời sẽ rất dễ xảy ra tai biến nhất là khi hiện nay cơ cấu bệnh tật không ngừng thay đổi. Hơn nữa, việc một số bác sĩ chỉ chú trọng làm ngoài giờ tại các phòng mạch tư mà ít chịu cập nhật kiến thức thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân gây tai biến trong nghề. Tai biến y khoa còn do thực trạng người bệnh chỉ được bác sĩ khám đại khái, qua loa dẫn đến ra y lệnh không chuẩn xác.
Hiện nay, việc xử lý, bồi thường cho bệnh nhân khi bị xảy ra tai biến y khoa vẫn đang là bài toán khó! Mỗi khi có tai biến y khoa, ngành y tế sẽ lập các hội đồng chuyên môn đứng ra làm rõ đúng - sai. Tuy nhiên, hội đồng chuyên môn và đơn vị liên quan đến sự cố tai biến đều là “con một nhà” trực thuộc bộ hoặc sở y tế, nên khó đảm bảo sự công bằng và khách quan. Trong khi đó, hệ thống pháp luật hiện hành chưa có luật nào quy định lấy tiền nhà nước đền bù cho các ca tai biến y khoa, cũng như về phương thức, mức độ bồi thường.
Do đó khi xảy ra sự cố có hậu quả nghiêm trọng, các bệnh viện thường trích quỹ bồi dưỡng phẫu thuật, thủ thuật do bác sĩ nộp để hỗ trợ, đền bù cho bệnh nhân theo kiểu “tự thương lượng” là chính! Người bệnh không chỉ bị tổn hại sức khỏe do “bệnh chồng bệnh” mà còn bị ảnh hưởng đến tinh thần, tài chính nhưng cũng đành phải chịu!

Truy nguyên nhân côn đồ hành hung, bắt cóc người trong BV

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, vấn đề mất an ninh trong bệnh viện thời gian qua, một phần là do các nhân viên y tế và do người nhà bệnh nhân thiếu ý thức pháp luật.

Truy nguyên nhân côn đồ hành hung, bắt cóc người trong BV
Thời gian gần đây, xuất hiện rất nhiều vụ việc liên quan đến vấn đề an ninh bệnh viện, chính vì lý do đó Viện Các vấn đề xã hội của Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp với Tổng Hội Y học Việt Nam tổ chức Hội thảo "An ninh Bệnh viện - Thực trạng và giải pháp”, nhằm ngăn chặn tình trạng trên.
Hành hung, bắt cóc người trong bệnh viện

Vòng quanh thế giới thưởng thức 8 đồ uống mùa đông

(Kiến Thức) - Úc, Ai Cập hay Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới đều có một món đồ uống mùa đông vừa chống rét, vừa thơm ngon lại đậm văn hóa truyền thống. 

Vòng quanh thế giới thưởng thức 8 đồ uống mùa đông
Vong quanh the gioi thuong thuc 8 do uong mua dong
 Sujeonggwa trà hồng quế Hàn Quốc được xem là đồ uống mùa đông truyền thống của người Hàn Quốc, có vị ngọt, cay và ấm. 
Vong quanh the gioi thuong thuc 8 do uong mua dong-Hinh-2
 Nguyên liệu làm sujeonggwa là các loại quả ngọt phơi khô, nhất là quả hồng, và các thứ tạo hương vị như quế và gừng. Một ly trà hồng quế có màu đỏ nâu sẫm nhìn rất thích mắt.

Suýt mất mạng vì thần dược chữa rắn cắn của thầy lang

(Kiến Thức) - Chỉ vì thiếu hiểu biết và nhờ thầy lang đắp thuốc chữa rắn cắn mà những bệnh nhân này đã lâm vào tình trạng nguy hiểm tính mạng.

Suýt mất mạng vì thần dược chữa rắn cắn của thầy lang
Suyt mat mang vi than duoc chua ran can cua thay lang
 Mới đây nhất là trường hợp của anh Phạm Hồng Thái (34 tuổi, ngụ xã Phú Xuân, huyện Tân Phú, Đồng Nai). Bị rắn lục cắn vào tay, anh Thái tìm đến thầy lang gần nhà nhờ đắp thuốc chữa rắn cắn. Anh Thái nhập viện cấp cứu trong tình trạng suy yếu sức khỏe, cánh tay trái và ngực phù nề, sưng tấy và tím tái. Vết thương do rắn lục cắn ở tay bị xuất huyết do rối loạn đông máu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nấm candida – chữa dứt điểm cần làm gì tại nhà?

Nấm candida – chữa dứt điểm cần làm gì tại nhà?

Candida là một bệnh nhiễm trùng dễ lây và phổ biến, ảnh hưởng đến hàng chục triệu người mỗi năm; do đó, xác định triệu chứng và nhận biết các yếu tố tác nhân có nguy cơ là rất quan trọng để đạt được việc điều trị hiệu quả.