Tác hại khôn lường khi dùng giấy báo bọc thực phẩm

Nhiều người bán hàng xôi, bánh rán,….dùng giấy báo để đựng thức ăn mà không biết dùng giấy báo bọc thực phẩm là thứ vô cùng độc hại.

Theo khảo sát của PV báo Người Đưa Tin, 10 hàng xôi thì có tới 9 hàng dùng giấy báo bọc thực phẩm. Họ cũng không ngần ngại chia sẻ, một gói xôi giá chỉ có 5.000 đồng- 10.000 đồng thì việc tận dụng giấy báo, giấy viết của con để đựng xôi là hợp lý. Việc mua thêm hộp nhựa hay túi bóng kính cũng tốn một khoản không nhỏ.
Cũng theo chia sẻ của những người bán xôi, họ chỉ lờ mờ biết việc không nên dùng giấy báo gói xôi vì có chì, chứ họ không chắc chắn là nó có độc nguy hại tới sức khỏe.
Chị Thu bán xôi ở ngõ Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Tôi bán xôi bấy lâu nay gói bằng giấy báo, nhưng ăn có thấy ai kêu đau bụng đâu. Thậm chí khách hàng của tôi cũng chẳng ai than phiền về vấn đề gói giấy báo là không vệ sinh an toàn thực phẩm cả”.
Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, việc dùng giấy báo có nhiều chất độc hại như: ethanol, isopropanol, toluen,… đặc biệt là PCBs (Polychlorinated Biphenyls). Dù chúng đã được sấy khô nhưng yếu tố độc hại vẫn không hề thay đổi nếu chẳng may chúng ta ăn nuốt chúng vào cơ thể.
Tac hai khon luong khi dung giay bao boc thuc pham
 Nguy cơ nhiễm khuẩn từ giấy báo là rất cao.
Chưa kể, bất kỳ là báo in màu hay in trắng đen cũng đều dùng mực in. Cùng với đó là loại mực dùng để in giấy báo cần phải có độ bám dính cao, trong đó có thành phần chì rất nặng.
Do chì không có khả năng hòa tan trong nước cũng như việc oxy hóa chúng là không thể nên khi chì được đưa vào cơ thể chúng ta sẽ được các cơ quan như: gan, thận, biểu mô mỡ tích trữ lại và gây hại cho sức khỏe.
Theo các nhà khoa học thì có tới 0,1 – 1mg chất độc của chì trong 1kg giấy báo. Trong khi đó cơ thể người sẽ bị nhiễm độc khi lượng chì trong cơ thể lên đến 0,5 – 2mg.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng giấy báo để gói xôi, bọc bánh hiện nay lại vô cùng phổ biến khiến nguy cơ nhiễm độc chì ở những người thường xuyên ăn thực phẩm bọc bằng giấy báo là rất cao.
Nhiễm độc chì có thể gây biến đổi gen, tác động đến quá trình di truyền của cơ thể. Chì còn gây độc đối với hệ thần kinh, với các cơ quan nội tạng như gan, thận, não, máu...
Bàn về vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, trong luật về an toàn thực phẩm của tất cả các nước đều quy định việc cấm dùng giấy báo gói thực phẩm.
Có điều đó vì giấy in dùng để đọc thì không có vấn đề gì phải bàn, nhưng việc tận dụng chúng để bao gói thực phẩm, nhất là thực phẩm chín thì vô cùng nguy hại, bởi giấy in sử dụng mực in có hàm lượng muối chì cao, dễ hòa tan vào trong dung môi nước hay chất béo (dầu, mỡ) trong quá trình gói thực phẩm (mực in sẽ hòa tan trong thực phẩm). Sử dụng thức ăn chín được bao gói bằng loại giấy này, người tiêu dùng đang tự đưa chất độc (chì) vào cơ thể.
Tac hai khon luong khi dung giay bao boc thuc pham-Hinh-2
 Ông Thịnh cho biết, việc dùng giấy báo gói xôi, gói thức ăn rất nguy hiểm (Ảnh: SK&ĐS).
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, không chỉ giấy in, giấy báo có chữ, mà ngay cả giấy trắng được sử dụng để bao gói thực phẩm cũng gây nguy hiểm cho người dùng bởi trong quá trình sản xuất giấy, người ta cho vào đó chất tẩy rửa. Chất này, sau khi tiếp xúc với thực phẩm sẽ gây ra các phản ứng có hại, chất độc hại sẽ lưu lại trên thực phẩm. Nếu ăn những loại thực phẩm đó trong thời gian dài, người dùng có thể bị ngộ độc.
Cũng theo ông Thịnh, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mọi người không nên dùng giấy màu đã in rồi, dù là quảng cáo, quyển sách, tờ quảng cáo, tờ lịch,… đã có in là không được dùng gói thực phẩm (đặc biệt thực phẩm ướt). Bởi nó sẽ dẫn tới quá trình hòa tan vì trong giấy có kim loại. Trong đó, giấy có chữ màu đen bởi chúng chứa lượng chì rất cao.

7 loại rau củ độc hại mà bạn vẫn ăn hằng ngày

Nhiều loại rau củ độc hại "ẩn giấu" chất độc không ngờ tới, có thể gây nguy hiểm cho bạn lẫn các thành viên trong nhà.

Có những loại rau củ rất bổ dưỡng mà người trồng chúng trong vườn nhà đôi lần thắc mắc: Có thể ăn cả lá, hạt, quả của cây được không? Hoặc bạn có thể tin tưởng cho rằng toàn bộ cây đều không độc. Nhưng thực sự có những loại rau củ độc hại, có thể gây nguy hiểm cho bạn lẫn thành viên trong nhà.

Giải mã bản đồ sức khỏe hiện trên khuôn mặt

(Kiến Thức) - Không dưng mà các bác sỹ khi khám tổng thể sẽ khám mặt đầu tiên, bởi khuôn mặt có thể biểu hiện sức khỏe.

Giai ma ban do suc khoe hien tren khuon mat
Khuôn mặt của bạn là bản đồ sức khỏe, như đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Trong khi các cảm xúc được phản ánh trên khuôn mặt thì các bộ phận khác lại biểu hiện sức khỏe
Giai ma ban do suc khoe hien tren khuon mat-Hinh-2
 Thâm quầng mắt. Nếu không phải do bạn thức khuya hoặc khóc nhiều thì có thể bạn đang gặp rắc rối với các bệnh nội tiết như nhiễm độc giáp hay còn gọi là cường giáp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

Lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu khiến việc chọn lựa thực phẩm sạch và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dưới đây là 12 loại rau củ quả được cho là an toàn, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.