Sửng sốt phiến quân Libya biến SA-3/6 thành tên lửa đối đất

(Kiến Thức) - Không chỉ chế SA-3 thành tên lửa đất đối đất, nhóm Hồi giáo Bình Minh Libya tiếp tục gây sốc khi lắp SA-6 Nga lên xe bọc thép Italy để tác chiến. 

Sửng sốt phiến quân Libya biến SA-3/6 thành tên lửa đối đất
Theo Armyrecognition, sau khi chuyển đổi các tên lửa SA-3 (định danh NATO dành cho tổ hợp tên lửa phòng không S-125 Pechora Liên Xô) từ đối không thành loại đất đối đất. Nhóm phiến quân Hồi giáo Bình Minh Libya (Libya Dawn) tiếp tục khiến cả thế giới sửng sốt khi tiến hành cải tiến các tên lửa phòng không SA-6 Gainful (định danh NATO cho tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub Liên Xô) của Nga lên một xe bọc thép chở quân loại bánh lốp 6x6 Puma do Italy sản xuất.
Chiếc xe bọc thép Puma trên vốn nằm trong lô 20 xe Puma được Italy tặng cho Quân đội Quốc gia Libya vào khoảng năm 2013. Đến nay quân chính phủ Libya đã chuyển đổi các xe này và bán cho nhiều chủ sở hữu khác nhau. Chắc chắn chiếc xe bọc thép Puma đã lọt vào tay phiến quân Hồi giáo Bình Minh.
Sung sot phien quan Libya bien SA-3/6 thanh ten lua doi dat
Tên lửa SA-3 phiên bản đất đối đất của Hồi giáo Bình Minh Libya.
Không giống như các tên lửa SA-3 được chuyển đổi, tên lửa SA-6 được lắp trên Puma rõ ràng không có bất kỳ sự thay đổi nào. Điều đó có nghĩa rằng, chắc chắn sẽ rất không hiệu quả khi sử dụng nguyên đầu đạn nổ phân mảnh liều cao nặng 59 kg của SA-6 cài trên Puma. Hơn nữa, các tên lửa này sẽ không đạt được tất cả các chức năng nếu ngòi nổ và hệ thống dẫn đường gốc của nó không được thay thế bằng các thiết bị khác phù hợp hơn.
Thực tế, Iraq là nơi đầu tiên diễn ra việc chuyển đổi các tên lửa phòng không thành các tên lửa đất đối đất. Ngoài chuyển đổi một loạt tên lửa SA-3, Iraq cũng biến đổi các quả đạn 3M9 (của tổ hợp SA-6) để phục vụ vai trò tên lửa đất đối đất dưới biệt danh Kasir. Bắt đầu vào đầu năm 1989, chương trình chuyển đổi đã đặt ra mục tiêu các tên lửa 3M9 phải đạt được tầm bắn 100 km.
Sung sot phien quan Libya bien SA-3/6 thanh ten lua doi dat-Hinh-2
SA-6 được Hồi giáo Bình Minh Libya gắn trên xe Puma.
Tuy nhiên, đạn 3M9 của SA-6, cũng như V-600 của SA-3 đã cho thấy chúng cực kì khó khăn khi đảm trách vai trò tên lửa tác chiến trên mặt đất. Đồng thời những vấn đề cản trở đối với phiên bản chuyển đổi SA-3 như là việc không thể thay đổi nhiên liệu đẩy rắn của tên lửa để đạt được tầm xa mong muốn. Các kỹ sư Iraq cũng gặp rất nhiều rắc rối với biến thể 3M9 có hệ thống điều khiển và dẫn đường phức tạp hơn.
Mặc dù hai đợt thử nghiệm liên tiếp diễn ra trong năm 1989, nhưng tầm xa mà các tên lửa này đạt được mới chỉ ở phạm vi 62 km và lại có bán kính chệch mục tiêu quá lớn. Kết quả là dự án chuyển đổi tên lửa phòng không thành tên lửa đối đất đã bị hủy bỏ vào cuối năm 1989.
Trở lại câu chuyện nhóm phiến quân Hồi giáo Bình Minh Libya chuyển đổi các tên lửa SA-6 cũng sẽ khó mà có kết quả tốt hơn như đã từng diễn ra ở Iraq. Đạn tên lửa SA-3 và SA-6 phiên bản chuyển đổi có thể chỉ bắn các mục tiêu nhìn thấy một cách trực tiếp. Nhưng dẫu sao đây cũng là những hoạt động đánh dấu sự gia tăng ngày càng nhiều chương trình chuyển đổi vũ khí của các phe phái đang diễn ra ở Libya. Chắc chắn những sự chuyển đổi như trường hợp SA-3 và SA-6 sẽ không chỉ dừng lại ở đây.

Phiến quân Hồi giáo Libya tìm cách dùng “rồng lửa” SA-3

(Kiến Thức) - Lực lượng Dân quân Hồi giáo Misratah đang tìm cách sở hữu tổ hợp tên lửa phòng không S-125 để chống lại Quân đội chính phủ Libya.

Phiến quân Hồi giáo Libya tìm cách dùng “rồng lửa” SA-3
Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin, nhiều khả năng lực lượng Dân quân Hồi giáo có căn cứ ở thành phố Misratah đã sở hữu trong tay các tên lửa phòng không S-125 Pechora (NATO định danh là SA-3), còn sót lại sau cuộc Nội chiến Libya vào năm 2011. Được biết Misratah là một trong những thành phố ven biển lớn nhất của Libya và cách thủ đô Tripoli 120km.
Theo đó lực lượng dân quân Misratah đang tìm cách cải thiện các hệ thống phòng không của mình, trước các hoạt động không kích liên tục gần đây của lực lượng Không quân chính phủ quốc gia Libya ở phía tây nước này.

Tiêm kích MiG-25 vào tay phiến quân Libya khiến Mỹ, Israel sợ?

(Kiến Thức) - Xuất hiện bằng chứng cho thấy, dường như phiến quân ở Libya đã nắm giữ và thậm chí là hồi phục hoạt động tiêm kích đánh chặn MiG-25.

Tiêm kích MiG-25 vào tay phiến quân Libya khiến Mỹ, Israel sợ?

Tạp chí Jane's cho biết, ít nhất có 3 tiêm kích đánh chặn MiG-25 đã được Liên minh Hồi giáo Bình minh Libya điều động tới căn cứ không quân ở thành phố ven biển Misratah. 

Jane's đưa ra thông tin này dựa trên việc phân tích hình ảnh từ vệ tinh Google Earth. Theo đó, có một chiếc tiêm kích MiG-25 hiện diện ở căn cứ phía Nam Libya ngày 31/1/2015, và đến ngày 28/2 thì có ba chiếc tiêm kích loại này ở đây. Trong khi đó chiếc tiêm kích MiG-25 xuất hiện trước đó vào tháng 1/2015 đã được di chuyển đi chỗ khác.

Không quân Libya trong quá khứ từng đặt mua 96 tiêm kích đánh chặn MiG-25PD, biến thể huấn luyện MiG-25PU và trinh sát MiG-25RBK vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, nhưng không có chiếc nào trước đó được đóng tại Misratah.

Tiem kich MiG-25 vao tay phien quan Libya khien My, Israel so?
 Hình ảnh vệ tinh chứng tỏ MiG-25 được phiến quân Libya điều động tới Misratah.

Các căn cứ mà MiG-25 được nhìn thấy theo hình ảnh vệ tinh được chụp trước và sau cuộc lập đổ Tổng thống Muammar Gaddafi năm 2011 thường đồn trú ở Al-Jufrah, Mitiga ở Tripoli và Sabha. Điều lưu ý rằng, trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, các máy bay này không thấy tham gia hoạt động.

Chỉ có một số máy bay MiG-25 đồn trú tại các cơ sở khác, gồm cả ở Surt, đã tham gia ném bom trong suốt thời gian các nước phương Tây can thiệp vào Libya bắt đầu từ tháng 3/2011. Nhưng không có báo cáo nào về việc tiêm kích MiG-25 được xuất kích để chống lại các máy bay của liên quân.

Sự im hơi của các tiêm kích đánh chặn MiG-25 ở Libya có thể xuất phát từ lý do chi phí và sự phức tạp trong việc duy trì các tiêm kích do hậu quả của sự mâu thuẫn giữa Libya và Nga về các khoản nợ từ thời Liên Xô để lại. Cho nên phi đội MiG-25 của Libya từng gặp rất nhiều vấn đề về bảo trì. Điều này chỉ được tháo gỡ khi năm 2008, Moscow đồng ý hủy nợ cho Libya để đổi lấy các hợp đồng quân sự, năng lượng và xây dựng.

Tiem kich MiG-25 vao tay phien quan Libya khien My, Israel so?-Hinh-2
Các máy bay tiêm kích MiG-25 của Libya.

Việc đại tu MiG-25 của Libya có thể là một trong những hợp đồng được thống nhất vào thời gian trên. Tuy nhiên, việc MiG-25 không thấy xuất hiện trên tiền tuyến trong thời gian dài có thể còn do lúc đó Ghadaffi thấy không cần thiết điều động máy bay có khả năng đánh chặn sau khi đã cải thiện được mối quan hệ với phương Tây.

Các chuyên gia phân tích quân sự dự đoán, các tiêm kích MiG-25 tái xuất lần này rất có thể được phiến quân lấy được từ căn cứ Al-Jufrah, một nơi còn lưu trữ nhiều nhất MiG-25 còn hoạt động được. 

Một khi phiến quân Bình minh Libya (Libya Dawn) có đủ các kỹ sư và phi công để vận hành MiG-25 thì rất có thể “Chó săn chồn” tái xuất gầm rú trên bầu trời Libya. Đó sẽ là thách thức lớn đối với quân chính phủ mới của Libya và các lực lượng quân sự của NATO, cũng như tạo ra mối đe dọa với Israel.

Tiem kich MiG-25 vao tay phien quan Libya khien My, Israel so?-Hinh-3
 Với tốc độ nhanh khủng khiếp, MiG-25 từng có cuộc dạo chơi trên bầu trời Israel vào những năm 1970. Khi đó, không quân, phòng không Israel hoàn toàn bất lực trước con chim sắt tốc độ này.

Tiêm kích đánh chặn MiG-25 được NATO gọi với biệt danh “Chó săn chồn” (Foxbat), có khả năng đạt vận tốc cực đại tới Mach 3.2 (3.490 km/h). Ngoài ra, nó sở hữu hệ thống vũ khí gồm các tên lửa không đối không điều khiển bằng radar, tên lửa điều khiển bằng tia hồng ngoại có khả năng tấn công mục tiêu từ 2-60 km. Với vận tốc và trang bị như vậy, MiG-25 từng khiến Mỹ, NATO, Israel chết khiếp trong suốt nhiều năm.

Trước đó, vào năm 2011 khi tiến hành nghị can thiệp quân sự vào Libya theo một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, NATO cũng từng rất lo ngại các máy bay MiG-25 đang còn khả năng hoạt động có thể trở lại bầu trời.

Trong lịch sử chiến tranh ở Trung Đông, tiêm kích MiG-25 sử dụng tên lửa không đối không R-40 từng hạ gục F-15 trong cuộc xung đột giữa Syria và Israel năm 1981, bắn rơi F/A-18C trong cuộc đụng độ vùng Vịnh năm 1991 và tiêu diệt máy bay không người lái MQ-1 Predator trong cuộc đối đầu trên không tại Iraq vào năm 2002.

Thú vị mô hình tàu hộ vệ Gepard 3.9 như thật

(Kiến Thức) - Mô hình tàu hộ vệ Gepard 3.9 do các học viên Học viện Hải quân sáng tạo, có thể bơi trên mặt nước.

Thú vị mô hình tàu hộ vệ Gepard 3.9 như thật
Thu vi mo hinh tau ho ve Gepard 3.9 nhu that
 Nếu chỉ nhìn vào hình ảnh, ít ai nghĩ rằng đây là sản phẩm đầy sức sáng tạo của đội ngũ học viên Học viện Hải quân. Mô hình này từng xuất hiện trong cuộc thi “Sáng tạo mô hình tàu chiến đấu năm 2014” và triển lãm Kỉ niệm 60 năm Ngày thành lập Học viện (26/4/21955-26/4/2015). Ảnh: toàn cảnh mô hình tàu hộ vệ Gepard 3.9.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới