Phiến quân Hồi giáo Libya tìm cách dùng “rồng lửa” SA-3

(Kiến Thức) - Lực lượng Dân quân Hồi giáo Misratah đang tìm cách sở hữu tổ hợp tên lửa phòng không S-125 để chống lại Quân đội chính phủ Libya.

Phiến quân Hồi giáo Libya tìm cách dùng “rồng lửa” SA-3
Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin, nhiều khả năng lực lượng Dân quân Hồi giáo có căn cứ ở thành phố Misratah đã sở hữu trong tay các tên lửa phòng không S-125 Pechora (NATO định danh là SA-3), còn sót lại sau cuộc Nội chiến Libya vào năm 2011. Được biết Misratah là một trong những thành phố ven biển lớn nhất của Libya và cách thủ đô Tripoli 120km.
Theo đó lực lượng dân quân Misratah đang tìm cách cải thiện các hệ thống phòng không của mình, trước các hoạt động không kích liên tục gần đây của lực lượng Không quân chính phủ quốc gia Libya ở phía tây nước này.
Hình ảnh lực lượng Dân quân Hồi giáo Misratah vận chuyển các tên lửa S-125 về thành phố ven biển Misratah.
 Hình ảnh lực lượng Dân quân Hồi giáo Misratah vận chuyển các tên lửa S-125 về thành phố ven biển Misratah.
Dựa trên bức ảnh chụp một xe rờ moóc chở theo hai xe nạp tên lửa phòng không S-125 được đăng tải trên trang Facebook của Khalifah Haftar – người từng giữ vị trí lãnh đạo liên minh dân tộc Lybia trước đây vào hôm 2/12, cho thấy Dân quân Hồi giáo Misratah có thể đã tìm được một số lượng nhất định các tên lửa hoặc một tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 còn nguyên vẹn.
Theo thông tin từ trang Facebook trên thì các tên lửa này đang được vận chuyển từ thành phố Sabha đến Misratah, cách đó 600km về phía bắc. Hình ảnh vệ tinh chụp các khu vực thuộc Sabah cho thấy thành phố này vẫn còn một tổ hợp tên lửa S-125, tuy nhiên nó đã bị Liên quân phá hủy vào năm 2011. Và chỉ còn xót lại ba bệ phóng tên lửa và một radar dẫn đường SNR-125 Blow Low nhưng đã bị tháo bỏ vào năm 2013.
Các bức ảnh được công bố trên chỉ cho thấy sự xuất hiện của các tên lửa S-125, không đi kèm với hệ thống radar SNR-125 cũng như các bộ phận cần thiết cho việc lắp ráp một tổ hợp tên lửa S-125 hoàn chỉnh.
Vẫn còn hàng nghìn quả tên lửa phòng không (gồm cả S-125, SA-6, SA-7) lưu lạc khắp Libya.
 Vẫn còn hàng nghìn quả tên lửa phòng không (gồm cả S-125, SA-6, SA-7) lưu lạc khắp Libya.
Phân tích của Jane’s
Có nhiều khả năng lực lượng Dân quân Hồi giáo Misratah đang cố gắng để lắp ráp hoàn chỉnh một tổ hợp tên lửa phòng không S-125 từ các bộ phận còn sót của các tổ hợp phòng không tại Misratah và Sabah. Mặc dù hầu hết các tổ hợp tên lửa phòng không của Quân đội Libya cũ đều đã bị phá hủy trong các đợt không kích vào năm 2011.
Mặt khác, tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 của Libya trước đây đều đã lỗi thời và không được nâng cấp. Nó chỉ có tác dụng hiệu quả với các loại máy bay chiến đấu thế hệ cũ như MiG-21 và MiG-23.
Lực lượng Không quân chính phủ Libya hiện tại hoàn toàn có thể loại bỏ tổ hợp tên lửa phòng không S-125 tại Misratah một cách dễ dàng.
 Lực lượng Không quân chính phủ Libya hiện tại hoàn toàn có thể loại bỏ tổ hợp tên lửa phòng không S-125 tại Misratah một cách dễ dàng.
Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc khả năng của Misratah, khi mà việc lắp ráp hoàn chỉnh một tổ hợp tên lửa phức tạp như S-125 không phải là điều dễ dàng. Nhưng điều này không phải là không có khả năng, bằng chứng là việc lực lượng phòng không Libya trước đây đã kịp sửa lại các tổ hợp S-125 của mình sau các đợt không kích đầu tiên và tiến hành đáp trả lại các máy bay chiến đấu của NATO.
Dẫu vậy, ngay cả khi Misratah sở hữu một tổ hợp tên lửa phòng không S-125 hoàn chỉnh, thì lực lược Không quân Libya vẫn có thể dễ dàng loại bỏ nó, nhất là khi họ được trang bị các tên lửa chống radar Kh-28 và là khắc tinh cho hệ thống radar SNR-125. Thậm chí Ai Cập cũng có thể cung cấp cho Quân đội chính phủ Libya các loại tên lửa tương tự, nếu như số tên lửa trên hoạt động không hiệu quả.

“Nỏ liên châu” S-125-2TM của Việt Nam mạnh cỡ nào?

(Kiến Thức) - Hệ thống phòng không S-125-2TM có khả năng bám bắt mục tiêu, kháng nhiễu, thời gian triển khai - thu hồi tốt hơn các hệ thống cũ, chưa nâng cấp.

“Nỏ liên châu” S-125-2TM của Việt Nam mạnh cỡ nào?

Ngày 7/9, tại Trường bắn Quốc gia khu vực 1, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) tổ chức nghiệm thu giai đoạn 2 Dự án cải tiến tổ hợp tên lửa S-125-2TM.

Dự án Cải tiến tổ hợp tên lửa phòng không Petrora S-125 và tăng hạn sử dụng đạn tên lửa phòng không Petrora được triển khai thực hiện từ năm 2008, với mục tiêu tăng khả năng bám bắt mục tiêu, giảm thời gian triển khai khí tài, đặc biệt là khả năng chống nhiễu phức tạp. Kết quả bắn tại thực địa đảm bảo thời gian tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu, đảm bảo an toàn về người và trang bị vũ khí. Việc này cũng cho phép duy trì lực lượng tên lửa phòng không phù hợp với quy hoạch sử dụng trang bị và tổ chức biên chế của quân chủng theo yêu cầu nhiệm vụ tác chiến phòng không hiện đại.

Bệ phóng tổ hợp tên lửa S-125-2TM.
Bệ phóng tổ hợp tên lửa S-125-2TM.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora (NATO định danh là SA-3) do Liên Xô thiết kế và đưa vào sử dụng vào đầu những năm 1960.

Nga cấp “sát thủ diệt tăng” cực mạnh cho Libya

(Kiến Thức) - Nga đang tiếp tục chuyển giao tổ hợp chống tăng tự hành Khrizantema-S cực mạnh cho Quân đội Libya sau một thời gian đoạn do cuộc nội chiến nước này.

Nga cấp “sát thủ diệt tăng” cực mạnh cho Libya

Giải mật cuộc không chiến giữa F-14 Mỹ và MiG-23 Libya

(Kiến Thức) - Cách đây 25 năm trước, các máy bay tiêm kích hạm F-14 của Mỹ đã bắn hạ 2 chiếc tiêm kích MiG-23 của Libya.

Giải mật cuộc không chiến giữa F-14 Mỹ và MiG-23 Libya

Đọc nhiều nhất

Tin mới