Hãng tin TASS cho rằng theo tuyên bố của chuyên gia quân sự giấu tên thì hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn SPYDER-SR hoạt động kém hiệu quả trong điều kiện nhiệt đới, độ ẩm cao, thường xuyên phát sinh hỏng hóc.
Điều này đã dẫn đến thực tế là trong nhiều vụ thử nghiệm đánh chặn, hầu hết tên lửa được phóng đi đã bắn trượt mục tiêu, tỷ lệ trúng đích rất thấp.
Ngoài ra tổ hợp phòng không SPYDER-SR còn tỏ ra không tương thích với cơ sở hạ tầng sẵn có và khó phối hợp với các hệ thống tên lửa phòng không do bên khác sản xuất.
Xe mang phóng tự hành của tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn SPYDER-SR |
Mặc dù vậy do TASS không dẫn ra được bất cứ một nguồn tin chính thức nào từ các bên liên quan để khẳng định tuyên bố của mình cho nên tính xác thực vẫn cần phải tiếp tục kiểm nghiệm.
Cần lưu ý thêm rằng tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR đã có lịch sử hoạt động khá lâu tại các quốc gia châu Á có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Ấn Độ và Singapore nhưng chưa hề bị phàn nàn bất cứ điều gì.
Thậm chí thời gian gần đây lực lượng phòng không Ấn Độ còn lên kế hoạch mua sắm thêm phiên bản tầm trung SPYDER-MR để tăng cường khả năng bảo vệ bầu trời tại các địa bàn trọng yếu.
Xe mang phóng tự hành của tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung SPYDER-MR |
Không chỉ tên lửa phòng không SPYDER-SR/MR, một sản phẩm khác hợp tác giữa Ấn Độ và Israel là tổ hợp MR-SAM sử dụng đạn đánh chặn Barak-8 cũng nhận được những lời nhận xét rất tích cực.
Ngoài ra các tên lửa Python và Derby từ lâu đã được Không quân Trung Quốc mua sắm để trang bị cho các chiến đấu cơ của mình, thậm chí còn sản xuất theo giấy phép để cho ra đời các phiên bản PL nội địa.
Thông qua các chương trình hợp tác sản xuất vũ khí với nước sở tại, có thể nói rằng Israel đã có kinh nghiệm khá tốt đối với vũ khí hoạt động tại vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều nước từng sử dụng đều cho phản hồi tốt về tính năng của chúng.