Top sự kiện quốc phòng Việt Nam nổi bật nhất năm 2017

Top sự kiện quốc phòng Việt Nam nổi bật nhất năm 2017

(Kiến Thức) - Mua xe tăng T-90 của Nga, nhận tàu tuần tra 3.200 tấn của Mỹ, bắn thử tên lửa SPYDER là những sự kiện quốc phòng Việt Nam tiêu biểu nhất trong năm 2017.

 Việt Nam mua xe tăng T-90 - đây có thể coi là sự kiện  quốc phòng Việt Nam đáng nhớ nhất và sẽ còn nhắc tới nhiều trong những năm tới. Trong cuộc họp báo tại triển lãm hàng không vũ trụ Moscow 2017 (MAKS 2017), được tổ chức từ ngày 18-23 tháng 7, ở ngoại ô thủ đô Moscow, Tổng Giám đốc công ty Rosoboronexport Aleksandr Mikheev khẳng định việc Nga bán xe tăng T-90 cho Việt Nam. Ảnh: Sputnik.
Việt Nam mua xe tăng T-90 - đây có thể coi là sự kiện quốc phòng Việt Nam đáng nhớ nhất và sẽ còn nhắc tới nhiều trong những năm tới. Trong cuộc họp báo tại triển lãm hàng không vũ trụ Moscow 2017 (MAKS 2017), được tổ chức từ ngày 18-23 tháng 7, ở ngoại ô thủ đô Moscow, Tổng Giám đốc công ty Rosoboronexport Aleksandr Mikheev khẳng định việc Nga bán xe tăng T-90 cho Việt Nam. Ảnh: Sputnik.
T-90 là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Nga. T-90 đã chứng minh sức mạnh vượt trội trên chiến trường Syria, thậm chí tên lửa chống tăng hàng đầu của Mỹ là TOW không thể phá hủy được xe tăng này. Ảnh: Sputnik.
T-90 là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Nga. T-90 đã chứng minh sức mạnh vượt trội trên chiến trường Syria, thậm chí tên lửa chống tăng hàng đầu của Mỹ là TOW không thể phá hủy được xe tăng này. Ảnh: Sputnik.
 Mỹ bàn giao tàu tuần tra cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Ngày 25/5, Tuần duyên Mỹ đã bàn giao tàu tuần tra cỡ lớn cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Tàu tuần tra USCGC Morgenthau (WHEC 722), thuộc tàu tuần tra lớp Hamilton sẽ được đổi tên thành CSB 8020. Ảnh: Marinetraffic.
Mỹ bàn giao tàu tuần tra cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Ngày 25/5, Tuần duyên Mỹ đã bàn giao tàu tuần tra cỡ lớn cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Tàu tuần tra USCGC Morgenthau (WHEC 722), thuộc tàu tuần tra lớp Hamilton sẽ được đổi tên thành CSB 8020. Ảnh: Marinetraffic.
CSB 8020 được chính phủ Mỹ chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam thông qua Chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA). Tàu có chiều dài 115 m, rộng 13 m, mớn nước 4,6 m, lượng choán nước toàn tải 3.250 tấn. Ảnh: Marinetraffic.
CSB 8020 được chính phủ Mỹ chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam thông qua Chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA). Tàu có chiều dài 115 m, rộng 13 m, mớn nước 4,6 m, lượng choán nước toàn tải 3.250 tấn. Ảnh: Marinetraffic.
 Việt Nam lên tiếng về việc mua tên lửa BrahMos: Trong cuộc họp báo thường kỳ vào trung tuần tháng 8, trả lời câu hỏi của các phóng viên về thông tin Việt Nam sắp tiếp nhận lô tên lửa BrahMos từ Ấn Độ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thu Hằng cho biết việc mua sắm các trang thiết bị quốc phòng là phù hợp với chính sách quốc phòng tự vệ và là hoạt động bình thường để bảo vệ đất nước. Ảnh: Indianexpress
Việt Nam lên tiếng về việc mua tên lửa BrahMos: Trong cuộc họp báo thường kỳ vào trung tuần tháng 8, trả lời câu hỏi của các phóng viên về thông tin Việt Nam sắp tiếp nhận lô tên lửa BrahMos từ Ấn Độ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thu Hằng cho biết việc mua sắm các trang thiết bị quốc phòng là phù hợp với chính sách quốc phòng tự vệ và là hoạt động bình thường để bảo vệ đất nước. Ảnh: Indianexpress
BrahMos là loại tên lửa hành trình đa năng có thể chống hạm, tấn công mục tiêu mặt đất với độ chính xác rất cao. BrahMos được xếp vào loại tên lửa hành trình nhanh nhất thế giới đang hoạt động. BrahMos được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính và radar chủ động giai đoạn cuối. Theo nhà sản xuất, tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ 1,5 m ở cự ly 300 km. Tên lửa mang theo đầu đạn nặng 200 kg. Ảnh: Wikipedia.
BrahMos là loại tên lửa hành trình đa năng có thể chống hạm, tấn công mục tiêu mặt đất với độ chính xác rất cao. BrahMos được xếp vào loại tên lửa hành trình nhanh nhất thế giới đang hoạt động. BrahMos được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính và radar chủ động giai đoạn cuối. Theo nhà sản xuất, tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ 1,5 m ở cự ly 300 km. Tên lửa mang theo đầu đạn nặng 200 kg. Ảnh: Wikipedia.
 Quân chủng Hải quân tiếp nhận 2 tàu tên lửa Molniya mới. Ngày 9/10, Tổng Công ty Ba Son đã bàn giao cặp tàu tên lửa Molniya mang số hiệu 382 và 383 cho Hải quân Việt Nam. Hai chiếc tàu tên lửa mới nhất đã được bàn giao cho Lữ đoàn 167, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân. Ảnh: VOV.
Quân chủng Hải quân tiếp nhận 2 tàu tên lửa Molniya mới. Ngày 9/10, Tổng Công ty Ba Son đã bàn giao cặp tàu tên lửa Molniya mang số hiệu 382 và 383 cho Hải quân Việt Nam. Hai chiếc tàu tên lửa mới nhất đã được bàn giao cho Lữ đoàn 167, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân. Ảnh: VOV.
 Việt Nam lần đầu bắn thử tên lửa phòng không Spyder. Theo báo QĐND, trong cuộc diễn tập bắn đạn thật do Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức vào ngày 5/9, hệ thống phòng không Spyder nhập khẩu từ Israel lần đầu được phóng thử. Ảnh: QĐND.
Việt Nam lần đầu bắn thử tên lửa phòng không Spyder. Theo báo QĐND, trong cuộc diễn tập bắn đạn thật do Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức vào ngày 5/9, hệ thống phòng không Spyder nhập khẩu từ Israel lần đầu được phóng thử. Ảnh: QĐND.
Spyder (còn gọi là Thợ săn) là hệ thống phòng không phản ứng nhanh có thể tấn công các mục tiêu đường không như máy bay cánh cố định, máy bay không người lái, trực thăng và các loại vũ khí dẫn đường công nghệ cao. Hệ thống có phạm vi tác chiến 15 km, tầm cao 9 km với phiên bản Spyer-SR, 50 km và tầm cao 16 km với phiên bản Spyder-MR. Ảnh: Military Today.
Spyder (còn gọi là Thợ săn) là hệ thống phòng không phản ứng nhanh có thể tấn công các mục tiêu đường không như máy bay cánh cố định, máy bay không người lái, trực thăng và các loại vũ khí dẫn đường công nghệ cao. Hệ thống có phạm vi tác chiến 15 km, tầm cao 9 km với phiên bản Spyer-SR, 50 km và tầm cao 16 km với phiên bản Spyder-MR. Ảnh: Military Today.
 Việt Nam sản xuất nhiên liệu tên lửa cấp chiến lược: Theo báo PK-KQ, Việt Nam đã sản xuất thành công nhiên liệu rắn dùng cho nhiều loại tên lửa, trong đó có tên lửa cấp chiến dịch, chiến lược. Theo đánh giá của hội đồng nghiệm thu, đây là sản phẩm dùng cho động cơ hành trình tên lửa phòng không, có thành phần và các tính năng tương đương với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Ảnh: Báo PK-KQ.
Việt Nam sản xuất nhiên liệu tên lửa cấp chiến lược: Theo báo PK-KQ, Việt Nam đã sản xuất thành công nhiên liệu rắn dùng cho nhiều loại tên lửa, trong đó có tên lửa cấp chiến dịch, chiến lược. Theo đánh giá của hội đồng nghiệm thu, đây là sản phẩm dùng cho động cơ hành trình tên lửa phòng không, có thành phần và các tính năng tương đương với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Ảnh: Báo PK-KQ.
 Việt Nam sản xuất khoang lái cho tiêm kích Su-27/Su-30. Học viện PK-KQ đã chế tạo thành công buồng lái mô phỏng tiêm kích Su-27, nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mô phỏng trong giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu tăng thực hành, huấn luyện sát thực tế đơn vị, khí tài trang bị mới, hiện đại của người học và yêu cầu về đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao của quân chủng . Ảnh: QPVN.
Việt Nam sản xuất khoang lái cho tiêm kích Su-27/Su-30. Học viện PK-KQ đã chế tạo thành công buồng lái mô phỏng tiêm kích Su-27, nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mô phỏng trong giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu tăng thực hành, huấn luyện sát thực tế đơn vị, khí tài trang bị mới, hiện đại của người học và yêu cầu về đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao của quân chủng . Ảnh: QPVN.

GALLERY MỚI NHẤT