Sự thật về công chúa tinh nghịch trong "Lộc Đỉnh Ký" của Kim Dung

(Kiến Thức) - Khác xa trong tác phẩm của nhà văn kiếm hiệp Kim Dung, Công chúa Kiến Ninh ngoài đời thực có cuộc đời truân chuyên và cô đơn lúc về già.

Sự thật về công chúa tinh nghịch trong "Lộc Đỉnh Ký" của Kim Dung
Nhà văn Kim Dung từng đưa nhân vật Công chúa Kiến Ninh vào trong tiểu thuyết võ hiệp Lộc Đỉnh Ký. Trong truyện, nàng là em gái của Hoàng đế nhà Thanh Khang Hy. Nàng có tính cách nghịch ngợm, ngang ngược, quái đản và có phần thô bạo và cuồng loạn. Là một trong 7 người vợ của Vi Tiểu Bảo, nàng sinh cho họ Vi một cô con gái tên Vi Song Song.
Tất nhiên, những chi tiết trên đều đã được nhà văn Kim Dung hư cấu, khác xa so với thực tế. Sự thực, Công chúa Kiến Ninh nguyên mẫu ngoài đời tên là Hòa thạc Kiến Ninh (1641-1703). Nàng là hoàng nữ thứ mười bốn của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực. Về vai vế, Công chúa Kiến Ninh là hoàng muội của Hoàng đế Thuận Trị và là cô ruột của Hoàng đế Khang Hy.
Su that ve cong chua tinh nghich trong
Tạo hình nhân vật Công chúa Kiến Ninh do nữ diễn viên Thư Sướng thủ vai trong phim Lộc Đỉnh Ký phiên bản 2008. Ảnh vedeptrunghoa.blogspot.com. 
Theo Wikipedia, năm Thuận Trị thứ 10 (tức 1653), nàng lấy Ngô Ứng Hùng, con trai Ngô Tam Quế. Lúc hạ giá, nàng mới 13 tuổi. Tới năm Thuận Trị thứ 16 (1659), nàng được phong là Hòa Thạc Kiến Ninh Trưởng Công chúa, sau đổi thành Hòa Thạc Thuần Trưởng Công chúa. Trong giai đoạn này, nàng hạ sinh hai nhi tử, lần lượt tên là Ngô Thế Phan và Ngô Thế Lâm.
Tuy nhiên, đến năm Khang Hy thứ 14 (1675), Ngô Tam Quế tiến hành tạo phản ở phía nam. Lúc đó, vợ chồng Ngô Ứng Hùng và Công chúa Kiến Ninh đều đang ở kinh thành. Đối với việc tạo phản của Ngô Tam Quể, họ không biết chút thông tin nào.
Sau khi dẹp yên được thế cuộc, Hoàng đế Khang Hy bắt đầu trừng phạt những kẻ làm phản. Theo sử sách có ghi chép, nhà vua Khang Hy không có ý định sẽ phạt Ngô Ứng Hùng. Tuy nhiên, lúc này, các đại thần lại nhất mực muốn Hoàng thượng giết Ngô Ứng Hùng như là một đòn thị uy với Ngô Tam Quế. Cuối cùng, vua Khang Hy ban lệnh xử tử Ngô Ứng Hùng cùng con trai Ngô Thế Lâm. Lúc này, Công chúa Kiến Ninh mới 33 tuổi. Với độ tuổi này, đây là năm tháng tinh lực dồi dào, đáng tiếc cô lại chỉ có một mình, luôn sống trong cô đơn. Cho tới năm 1703, bà bệnh chết, hưởng thọ 63 năm. Như vậy, Công chúa Kiến Ninh ngoài đời thực đã phải sống trong cảnh lẻ loi cô quạnh suốt 30 năm tròn. 

Thực hư công phu Nhất dương chỉ trong võ hiệp Kim Dung

Trong võ hiệp Kim Dung, những nhân vật như: Đoàn Chính Thuần, Đoàn Dự… Công phu thượng thừa Nhất dương chỉ, Lục mạch thần kiếm phải chăng từng xuất hiện?

Thực hư công phu Nhất dương chỉ trong võ hiệp Kim Dung
Vào tháng 6/2010, một thông tin làm chấn động những độc giả ái mộ “đại hiệp” Kim Dung: Hiệp hội Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc phát hiện 2 tấm bia đá thời Tống tại vùng Nhĩ Nguyên, châu Đại Lý. Từ 2 tấm bia này đã hé lộ thân phận một nhân vật truyền kỳ.

Chuyện ít biết về các nhân vật có thật trong tiểu thuyết Kim Dung

Các tác phẩm của Kim Dung không đơn thuần chỉ là kiếm hiệp mà nó còn mang cả tính lịch sử, mô tả lại rất nhiều sự kiện xuyên suốt chiều dài phát triển của phong kiến Trung Quốc, từ cái thời Ngô Việt kéo dài tới tận đời vua Mãn Thanh thứ 6, Càn Long.

Chuyện ít biết về các nhân vật có thật trong tiểu thuyết Kim Dung
Và trong các tác phẩm của mình, Kim Dung đã khéo léo lồng ghép trong đó khá nhiều nhân vật lịch sử có thật, nhưng lại không nổi tiếng cỡ như Chu Nguyên Chương hay Trương Tam Phong hoặc Khang Hy nên nhiều khán giả còn chưa biết tới đâu. Hãy cùng tìm hiểu xem, những tên tuổi ấy là ai nhé.

Những “đại cao thủ” ít được nhắc đến trong tiểu thuyết Kim Dung

Họ là những tuyệt đại danh thủ nhưng trong tiểu thuyết của Kim Dung cũng như trên màn ảnh lại không được miêu tả. Những “đại cao thủ” này là ai?

Những “đại cao thủ” ít được nhắc đến trong tiểu thuyết Kim Dung

Độc Cô Cầu Bại

 

Đọc nhiều nhất

Tin mới