Chuyện ít biết về các nhân vật có thật trong tiểu thuyết Kim Dung

Các tác phẩm của Kim Dung không đơn thuần chỉ là kiếm hiệp mà nó còn mang cả tính lịch sử, mô tả lại rất nhiều sự kiện xuyên suốt chiều dài phát triển của phong kiến Trung Quốc, từ cái thời Ngô Việt kéo dài tới tận đời vua Mãn Thanh thứ 6, Càn Long.

Chuyện ít biết về các nhân vật có thật trong tiểu thuyết Kim Dung
Và trong các tác phẩm của mình, Kim Dung đã khéo léo lồng ghép trong đó khá nhiều nhân vật lịch sử có thật, nhưng lại không nổi tiếng cỡ như Chu Nguyên Chương hay Trương Tam Phong hoặc Khang Hy nên nhiều khán giả còn chưa biết tới đâu. Hãy cùng tìm hiểu xem, những tên tuổi ấy là ai nhé.
Đoàn Trí Hưng
Giống với nguyên tác trong truyện, Đoàn Trí Hưng là Hoàng đế nước Đại Lý, trị vì từ năm 1172 – 1200. Ông còn được người đời đặt cho biệt danh là Nhất Đăng Đại Sư. Và cũng như nhiều vị vua khác của Đại Lý, Đoàn Trí Hưng là người cực kỳ tôn sung đạo Phật, đó cũng là lý do khiến ông ít quan tâm tới quốc sự, chủ yếu lo đại tu chùa chiền, xây mới hơn 60 tự viện, cũng như truyền bá Phật giáo khắp đất nước.
Chuyen it biet ve cac nhan vat co that trong tieu thuyet Kim Dung
 
Nhưng không giống như những gì Kim Dung mô tả, sau khi nhường ngôi cho con trai mình là Đoàn Trí Liêm, ông không vào chùa tu mà chỉ trở thành một cư sĩ tại gia.
Toàn Chân Thất Tử
Nhiều người có thể không tin, nhưng cả 7 nhân vật trong Toàn Chân Thất Tử đều có thật trong lịch sử Trung Quốc, và cùng là đệ tử của Vương Trùng Dương, người sáng lập ra môn phái này.
Nổi bật nhất trong số đó, và cũng đảm nhiệm vai trò đứng đầu thất tử là Khưu Xứ Cơ, một đạo sĩ có ngoại hiệu Trường Xuân chân nhân quê ở Thê Hà, thuộc Đăng Châu. Khưu Xứ Cơ mồ côi từ bé, tới năm 19 tuổi thì vào núi Côn Lôn xuất gia học đạo.
Năm 1190, vua Kim vì lo sợ sự lớn mạnh của Toàn Chân giáo, nên cấm tiệt Khưu Xứ Cơ quay trở về vùng Sơn Đông. Ngược lại, Thành Cát Tư Hãn lại vô cùng mến phục sự thông thái, cũng như tính khiêm tốn và giản dị của vị đạo sĩ này, nên đã mời ông đến gặp mặt. Sau chuyến đi tới Mông Cổ, Khưu Xứ Cơ trở về Bắc Kinh và sống tại đây tới già.
Quách Tĩnh và Hoàng Dược Sư
Hơi sốc phải không nào, nhưng Quách đại hiệp của chúng ta lại là một nhân vật có thật đấy, thậm chí, nhạc phụ Hoàng Dược Sư của ông cũng là cái tên từng xuất hiện trong sử sách. Thế nhưng không như trong phim, hai nhân vật này lại được lưu danh theo cách khá là tiêu cực.
Chuyen it biet ve cac nhan vat co that trong tieu thuyet Kim Dung-Hinh-2
Ai mà ngờ rằng Hoàng Dược Sư trong lịch sử lại là một kẻ lừa đảo. 
Theo ghi chép, Quách Tĩnh là một binh sĩ của Lữ Văn Đức, quan An phủ sứ vùng Kính Hồ cuối thời Nam Tống. Quách Tĩnh cấu kết với Hoàng Dược Sư – kẻ tự xưng luyện được 72 phép thần thông và có thể đánh lui quân Mông cổ nhờ thiên binh thiên tướng. Lữ Văn Đức cực kỳ tin tưởng 2 người Quách, Hoàng, thế nên khi họ xin mở thành khai chiến, và hứa chỉ cần 300 quân cũng đủ dẹp loạn Mông Cổ, ông đồng ý ngay lập tức. Thiên binh thiên tướng chưa thấy đâu, chỉ thấy quân Mông Cổ tràn vào phá thành trong chốc lát. Lữ Văn Đức giận dữ, chém đầu hai kẻ lừa đảo rồi tự vẫn sau đó.
Tiêu Phong
Theo các ghi chép lịch sử, Tiêu Phong là một đại thần người Khiết Đan. Khi Gia Luật Hồng Cơ lên ngôi, ông được phong làm Thái bảo. Năm 1048, Tiêu Phong tiêu diệt được bộ tộc Trở Bốc, rồi năm sau đó tiếp tục đại phá tộc Địch Liệt.
Chuyen it biet ve cac nhan vat co that trong tieu thuyet Kim Dung-Hinh-3
Khác với trong truyện, thực tế thì Tiêu Phong chưa bao giờ tới Trung Nguyên để trở thành huyền thoại võ lâm nơi đây. 
Sau đó, Tiêu Phong còn lập công khi phát hiện và mật tấu âm mưu tạo phản của cha con Gia Luật Trùng Nguyên – hoàng thân quốc thích của nhà vua lúc bấy giờ. Cũng chính ông là người cầm quan dẹp cuộc nổi loại, và bức Trung Nguyên phải tự sát ở vùng sa mạc phía Bắc. Nhờ vậy mà ông được Gia Luật Hồng Cơ phong làm Nam Viện đại vương và được nhà vua cực kỳ ân sủng, trọng vọng. Năm 1065, Tiêu Phong bị bệnh chết, nhà vua thương nhớ, phong ông làm Liêu Tây quận vương.

Bản doanh phái Hoa Sơn trong phim Kim Dung lừng lẫy thế nào

Nếu ai từng là fan của những bộ phim kiếm hiệp Kim Dung, chắc hẳn không thể quên đại bản doanh lừng lẫy của phái Hoa Sơn.

Bản doanh phái Hoa Sơn trong phim Kim Dung lừng lẫy thế nào

Hoa Sơn nằm ở ngoại ô thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Nơi đây được biết đến với 5 ngọn núi chính, trong đó ngọn Nam Phong hay còn gọi là Lạc Nhạn là đỉnh cao nhất, với 2.154,9 m. Năm 1990, Hoa Sơn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Thực hư công phu Nhất dương chỉ trong võ hiệp Kim Dung

Trong võ hiệp Kim Dung, những nhân vật như: Đoàn Chính Thuần, Đoàn Dự… Công phu thượng thừa Nhất dương chỉ, Lục mạch thần kiếm phải chăng từng xuất hiện?

Thực hư công phu Nhất dương chỉ trong võ hiệp Kim Dung
Vào tháng 6/2010, một thông tin làm chấn động những độc giả ái mộ “đại hiệp” Kim Dung: Hiệp hội Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc phát hiện 2 tấm bia đá thời Tống tại vùng Nhĩ Nguyên, châu Đại Lý. Từ 2 tấm bia này đã hé lộ thân phận một nhân vật truyền kỳ.

Diệp Vấn sớm nhận ra 'tướng đoản mệnh' của Lý Tiểu Long

Gần đây có một ý kiến giải thích nguyên nhân dẫn đến cái chết của Lý Tiểu Long dựa theo một tình tiết trong tiểu thuyết Thiên Long bát bộ.

Diệp Vấn sớm nhận ra 'tướng đoản mệnh' của Lý Tiểu Long
Việc Lý Tiểu Long đột nhiên qua đời ở tuổi 33 đã dẫn đến nhiều suy đoán, trong đó chủ yếu có 3 thuyết: Một là bị âm mưu ám sát, hai là chết vì tai nạn chẳng hạn như dùng sai thuốc, ba là do số mệnh, Diệp Vấn từng nói Lý Tiểu Long là tướng đoản mệnh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới