Những “đại cao thủ” ít được nhắc đến trong tiểu thuyết Kim Dung

Họ là những tuyệt đại danh thủ nhưng trong tiểu thuyết của Kim Dung cũng như trên màn ảnh lại không được miêu tả. Những “đại cao thủ” này là ai?

Những “đại cao thủ” ít được nhắc đến trong tiểu thuyết Kim Dung

Độc Cô Cầu Bại

 
Độc Cô Cầu Bại xuất hiện trong cả Thần điêu đại hiệp, Tiếu Ngạo giang hồ và Lộc đỉnh ký nhưng chưa bao giờ trở thành nhân vật chính. Độc Cô Cầu Bại được coi là nhân vật có võ công chí tôn nhất của tiểu thuyết Kim Dung. Đệ tử của Độc Cô Cầu Bại là Dương Quá, Lệnh Hồ Xung và Phong Thanh Dương.
Tuyệt kíp của Độc Cô Cầu Bại chính là Độc cô cửu kiếm với 9 chiêu thức: Tổng quyết thức, Phá đao thức, Phá thương thức, Phá tiến thức, Phá kiếm thức, Phá tiên thức, Phá khí thức, Phá tác thức, Phá chưởng thức.
Được miêu tả tuyệt đại võ học, chỉ tiếc là nhân vật Độc Cô Cầu Bại lại chỉ thường được tả thoáng qua. Người ta chỉ biết rằng, Độc Cô võ thượng thừa và sống ẩn mình cô độc.
Đông Phương Bất Bại
Đông Phương Bất Bại là đại cao thủ với môn võ công Quỳ hoa bảo điển. Luận về võ công của Đông Phương Bất Bại phải miêu tả rằng, khi nhóm người Nhậm Ngã Hành, Lệnh Hồ Xung, Nhậm Doanh Doanh cùng Hướng Vấn Thiên tấn công Đông Phương Bất Bại đã bắt được người tình đồng tính Dương Liên Đình và sử dụng anh ta để khống chế Đông Phương Bất Bại, vì trên thực tế cả bốn người cộng lại đều không bằng Đông Phương Bất Bại. Nhờ đó, Nhậm Ngã Hành đã đánh Đông Phương Bất Bại trọng thương. Đông Phương Bất Bại chết cũng chỉ vì chữ tình.
Hoàng Thường
Cái tên Hoàng Thường dường như quá xa lạ với những khán giả của Kim Dung. Nhưng fan Kim Dung không ai không biết đến bí kíp võ công Cửu Âm Chân Kinh. Theo lời kể của Lão Ngoan đồng, người viết nên Cửu Âm Chân Kinh là Hoàng Thường, nguyên nhân sâu xa của bí kíp này là từ những thù oán của Hoàng Thường với giới võ lâm.
Sau một thời gian dài tu luyện và ngộ được đạo lý võ học, Hoàng Thường trở lại với ý định trả thù nhưng thời gian đã trôi quá lâu, tất cả các đối thủ đều đã qua đời, thậm chí con cái đối thủ cũng đã già nữa, Hoàng Thường hết ý định trả thù, nhưng tiếc những kiến thức võ học Đạo gia mà mình học được viết thành bộ Cửu Âm Chân Kinh gồm 2 quyển: Quyển thượng bao gồm các bí kíp rèn luyện nội công căn bản của Đạo gia, Quyển hạ gồm các chiêu thức khắc địch và bảo vệ thân thể. Sau khi Hoàng Thường qua đời, Cửu âm chân kinh lưu lạc trong nhân gian khiến giới võ lâm tranh đoạt và gây ra sự chém giết để giành lấy bí kíp này.
Vô Danh lão tăng
Nhân vật Vô Danh Lão tăng chỉ xuất hiện trong một phân đoạn rất nhỏ của Thiên long bát bộ. Vốn chỉ là nhà sư quét chùa, Vô Danh lão tăng xuất hiện một cách khiêm tốn, giản dị trong tiểu thuyết Kim Dung với bộ áo cà sa sờn cũ, hòa giải ân oán giữa Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác.
Tuyệt thế võ thuật của lão tăng này chính là làm được những việc không ai làm được. Hai chưởng đánh gục Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn nhẹ như lông hồng, dùng một tay đỡ đòn Hàng Long Thập Bát Chưởng của Kiều Phong mà chỉ lui vài bước đủ để thấy võ công của Thiếu Lâm Thần Tăng này cao thâm tới mức nào.
Lặng lẽ làm người quét dọn Tàng Kinh Các suốt 50 năm nhưng luận về tài và đức của tăng sư thì đến đại đức cao tăng cũng phải nghiêng mình kính phục. Nhân vật này được coi là người có võ công cao nhất trong Thiên long bát bộ, cũng là đệ nhất cao thủ võ công trong tiểu thuyết Kim Dung. Khán giả chỉ biết tiếc nuối khi một đại cao thủ nhưng hoàn toàn từ đầu đến cuối không có lai lịch rõ ràng.
Vương Trùng Dương
Trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, Vương Trùng Dương là những nhân vật chỉ xuất hiện qua lời kể của sự đệ Châu Bá Thông và các môn đồ phái Toàn Chân. Vương Trùng Dương là cao thủ được cả võ lâm nể phục, là người sáng lập ra giáo phái Toàn Chân, nơi mà Dương Quá từng là đệ tử.
Vương Trùng Dương cũng là người sáng tạo trận pháp Bắc Đẩu Thất Tinh. Nhiều người tiếc nuối khi Vương Trùng Dương không được Kim Dung ưu ái thêm một chút để có thể thành nhân vật chính.

Thực hư công phu Nhất dương chỉ trong võ hiệp Kim Dung

Trong võ hiệp Kim Dung, những nhân vật như: Đoàn Chính Thuần, Đoàn Dự… Công phu thượng thừa Nhất dương chỉ, Lục mạch thần kiếm phải chăng từng xuất hiện?

Thực hư công phu Nhất dương chỉ trong võ hiệp Kim Dung
Vào tháng 6/2010, một thông tin làm chấn động những độc giả ái mộ “đại hiệp” Kim Dung: Hiệp hội Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc phát hiện 2 tấm bia đá thời Tống tại vùng Nhĩ Nguyên, châu Đại Lý. Từ 2 tấm bia này đã hé lộ thân phận một nhân vật truyền kỳ.

Sự thật té ngửa về võ công bá đạo của Trương Tam Phong

Được chính Kim Dung thừa nhận là người có võ công cao nhất trong các tiểu thuyết kiếm hiệp nhưng thực chất của Trương Tam Phong có phải bá chủ thiên hạ?

Sự thật té ngửa về võ công bá đạo của Trương Tam Phong
SÁNG LẬP THÁI CỰC TRÊN NỀN TẢNG THIẾU LÂM

Thái cực Trương Tam Phong: Đệ nhất cao thủ Kim Dung truyện?

Trương Tam Phong (張三丰 / 張三豐), tên thật là Trương Quân Bảo (張君寶), là một đạo sĩ, người sáng lập Võ Đang.

Thái cực Trương Tam Phong: Đệ nhất cao thủ Kim Dung truyện?
Trong một cuộc phỏng vấn của tờ báo Hồng Kông năm 1994, nhà văn Kim Dung đã được hỏi một câu rằng ai là người có võ công cao nhất trong các tác phẩm tiểu thuyết của ông.

Đọc nhiều nhất

Tin mới