Sự thật về cái gọi là “sự kiện vịnh Bắc Bộ”

Nhằm lấy cớ đưa không quân, hải quân ra ném bom miền Bắc Việt Nam, chính quyền Mỹ đã bịa ra cái gọi là "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ". Vậy sự thật là gì?

Sự thật về cái gọi là “sự kiện vịnh Bắc Bộ”
Chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964 của Hải quân nhân dân Việt Nam đã đi qua cách đây 49 năm, nhưng một câu hỏi lớn vẫn đặt ra cho nhiều người. Tại sao Mỹ gây ra "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ"? Tại sao lực lượng Hải quân Việt Nam nhỏ bé, trang bị kém hiện đại lại dám đương đầu với Không quân, Hải quân của Mỹ mà không bị xoá sổ trong một trận đánh…? Đi tìm câu trả lời, chúng tôi đã gặp Đại tá Trịnh Tuần, Nguyên Chủ nhiệm Chính trị Hải quân, ông đã lí giải một cách cặn kẽ, giúp chúng tôi hiểu thêm phần nào.
Chúng tôi gặp Đại tá Trịnh Tuần, Nguyên Chủ nhiệm Chính trị Hải quân vào ngày cuối tháng 7, tại thành phố Cảng Hải Phòng. Vừa trải qua đợt điều trị nên sức khỏe của ông còn khá yếu. Theo bà Tuần (vợ ông) thì hôm nay là ngày ông khỏe nhất, chứ mấy hôm trước, ông nằm bẹp, chẳng thiết ăn uống gì.
Ông bảo: Hải quân Việt Nam đang mạnh lên, đó là niềm tự hào không chỉ riêng đối với người giữ biển mà với cả dân tộc ta. Dù tuổi cao, sức yếu, nhưng ông luôn theo dõi sự trưởng thành của một Quân chủng mà cuộc đời ông đã dành trọn tâm huyết, trách nhiệm để cống hiến. Khi chúng tôi gợi ý, muốn tìm hiểu về cái gọi là "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ", giọng ông trở nên hào sảng:
Vào đầu những năm 1960, chiến lược chiến tranh đặc biệt mà Đế quốc Mỹ áp dụng ở miền Nam Việt Nam đều bị phá sản. Tổng thống Mỹ và Hội đồng an ninh quốc gia đã họp và quyết định chủ trương chiến lược mới: "Gây sức ép tối đa và liên tục bằng cách đưa quân đội vào để Mỹ hoá cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam; khẩn trương chuẩn bị đưa chiến tranh phá hoại bằng Không quân và Hải quân ra miền Bắc Việt Nam".
Để thực hiện mưu đồ đó, Mỹ cần tranh thủ được sự đồng tình của Hạ viện, tránh được dư luận phản đối, trước hết là nhân dân Mỹ. Nhà Trắng và Lầu Năm góc phải tạo ra màn kịch "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" với những mập mờ và dối trá rằng: Chiều ngày 4/8/1964, các tàu phóng lôi của Hải quân Việt Nam đã vô cớ tấn công tàu khu trục của Mỹ trên vùng biển quốc tế!?
Biên đội tàu phóng lôi của Hải quân Nhân dân Việt Nam đánh đuổi tàu Maddox.
Biên đội tàu phóng lôi của Hải quân Nhân dân Việt Nam đánh đuổi tàu Maddox.
Sự thật là: Sự đụng độ chiều 2/8/1964 diễn ra khi tàu khu trục Maddox đã ngang nhiên vi phạm có hệ thống lãnh hải Việt Nam từ Đèo Ngang (Quảng Bình) ra Hòn Nẹ (Thanh Hoá). Hành động đó liên tục bị Hải quân Việt Nam theo dõi và giám sát chặt chẽ, có lúc tàu Maddox vào sâu tới 6 hải lý và đã bị các tàu phóng lôi của Việt Nam đánh đuổi tại khu vực đông Hòn Nẹ trong lãnh hải Việt Nam. Điều này được dư luận nhiều nước, có cả dư luận Mỹ thừa nhận và kịch liệt lên án hành động xâm phạm trắng trợn đó.
Nếu chỉ vin vào cớ mà sự dối trá đã bị phơi bày để đánh phá miền Bắc Việt Nam thì chưa đủ sức thuyết phục, nên Mỹ phải dựng thêm sự kiện khác rằng: "Đêm 4/8/1964, các tàu phóng lôi của Hải quân Việt Nam một lần nữa lại vô cớ tấn công khu trục Maddox và Tơ-nơ-gioi của Mỹ đang hoạt động bình thường trên vùng biển quốc tế?!". Đây lại là sự bịa đặt còn trắng trợn hơn nữa, bởi hôm đó thời tiết rất xấu, hoàn toàn không có một tàu phóng lôi hoặc tàu chiến đấu nào của Việt Nam hoạt động trong khu vực mà Mỹ rêu rao.
Thế nhưng, bất chấp dư luận và lẽ phải, Mỹ vẫn vin vào cớ đó để tiến hành chiến dịch "Mũi tên xuyên" mở đầu bằng trận đánh ngày 5/8/1964. Đế quốc Mỹ đã sử dụng lực lượng của 2 biên đội tàu sân bay Constellation và Ticonderoga gồm 40 máy bay cánh quạt và phản lực hiện đại, cả tiêm kích và cường kích như AD6, A4D, F8U, F4H…bất ngờ mở cuộc tấn công đánh phá vào hầu hết các Căn cứ Hải quân của ta trên suốt dải ven biển miền Bắc từ Bãi Cháy (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hoá), Cửa Hội, Vinh - Bến Thuỷ (Nghệ An) đến Cảng Sông Gianh (Quảng Bình) hòng tiêu diệt lực lượng Hải quân ta trong ngày 5/8/1964 và mở đầu cho cuộc chiến tranh phá hoại quy mô lớn đối với miền Bắc nước ta.
Trên tất cả các khu vực bị tấn công, các tàu của Hải quân Việt Nam và lực lượng chiến đấu bảo vệ căn cứ đều đánh trả quyết liệt. Dựa vào trận địa phòng thủ và sức mạnh của chiến tranh nhân dân, sự phối hợp phòng không của ba thứ quân, trong đó các trận địa pháo của bộ đội phòng không và dân quân tự vệ biển phối hợp rất chặt chẽ và đắc lực. Các tàu của hải quân đã chiến đấu rất dũng cảm, phát huy được cao độ trí thông minh sáng tạo và kỹ năng chiến đấu, vừa cơ động phòng tránh vừa đánh trả địch có hiệu quả và hạn chế được tổn thất.
Đại tá Trịnh Tuần, Nguyên Chủ nhiệm Chính trị Hải quân.
 Đại tá Trịnh Tuần, Nguyên Chủ nhiệm Chính trị Hải quân.
Về phía hải quân ta có một số cán bộ, chiến sĩ hy sinh, trong đó có phân đội trưởng, thuyền trưởng và một số đồng chí khác bị thương, có 3 tàu tuần tiễu bị thương nặng, vài tàu bị thương nhẹ có thể khôi phục được sau chiến đấu.
Về phía địch, mặc dù chiếm ưu thế hoả lực và cơ động, lại làm chủ trên không, nhưng chúng đã vấp phải một đối tượng rắn chắc, có tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, ý chí chiến kiên cường, trên những trận địa được chuẩn bị sẵn… nên đã chuốc lấy những thất bại nặng nề: 8 máy bay bị bắn rơi tại chỗ, nhiều chiếc khác bị thương, tên phi công Mỹ Anvarét bị bắt sống ngay trên Vịnh Hạ Long.
Chiến dịch "Mũi tên xuyên" với những tham vọng to lớn đã bị bẻ gãy ngay từ trận đánh đầu tiên. Lực lượng tàu chiến đấu của Hải quân Việt Nam chẳng những đã không bị tiêu diệt trong một trận đánh, mà còn giáng cho không quân Mỹ những đòn nặng nề.
Cùng với trận đánh đuổi tàu Maddox ngày 2/8, trận ngày 5/8/1964 là trận đánh thắng đầu tiên đã ghi vào lịch sử của Hải quân Việt Nam, đồng thời là ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc.
49 năm đã đi qua, hôm nay một lần nữa chúng ta lại khẳng định rằng: "Mọi bịp bợm và dối trá không thể che đậy được sự thật hiển nhiên". Trận đánh ngày 2/8 và 5/8/1964 đã diễn ra như vậy. Phần thắng đã thuộc về quân và dân miền Bắc Việt Nam trong đó có Hải quân nhân dân Việt Nam.
Nghe ông kể, chúng tôi khâm phục về những lí giải có đủ luận cứ, luận chứng về cái gọi là “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” mà Mỹ đã cố tình tạo ra, nhằm che đậy bản chất xấu xa, cũng như tội ác của chúng. Rõ ràng, trước hành động ngang ngược của kẻ thù, quân dân miền Bắc và Hải quân nhân dân Việt Nam đã dám đánh, biết đánh, và quyết đánh thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ bằng được vùng trời, vùng biển thân yêu của Tổ quốc.

Chiến hạm Gepard Nga khác Gepard Việt Nam điểm nào?

Chiến hạm Gepard Nga khác Gepard Việt Nam điểm nào?
Chiến hạm lớp Gepard (Project 11661) do các nhà thiết kế Nga nghiên cứu phát triển từ những năm 1990. Trước khi thực hiện hợp đồng đóng tàu Gepard cho Hải quân Nhân dân Việt Nam, từ năm 1993, nhà máy Zelenodolsk đã đóng 2 chiếc tàu trang bị cho Hải quân Nga. Trong ảnh là 2 tàu chiến Gepard (Project 11661K) mang tên Tatarstan (691) và Dagestan (693) thuộc biên chế Tiểu Hạm đội Caspian.
Chiến hạm lớp Gepard (Project 11661) do các nhà thiết kế Nga nghiên cứu phát triển từ những năm 1990. Trước khi thực hiện hợp đồng đóng tàu Gepard cho Hải quân Nhân dân Việt Nam, từ năm 1993, nhà máy Zelenodolsk đã đóng 2 chiếc tàu trang bị cho Hải quân Nga. Trong ảnh là 2 tàu chiến Gepard (Project 11661K) mang tên Tatarstan (691) và Dagestan (693) thuộc biên chế Tiểu Hạm đội Caspian.

Nhìn chung, các chiến hạm Gepard của Hải quân Nga so với Việt Nam có kích thước tương đương nhau. Điểm khác biệt tập trung chủ yếu về hệ thống vũ khí, cách bố trí vũ khí.
Nhìn chung, các chiến hạm Gepard của Hải quân Nga so với Việt Nam có kích thước tương đương nhau. Điểm khác biệt tập trung chủ yếu về hệ thống vũ khí, cách bố trí vũ khí.

Đằng sau tháp pháo AK-176, tàu Gepard mang tên Tatarstan (Nga) được trang bị hệ thống pháo phòng không AK-630. Trong khi đó, tàu Gepard Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái) trang bị hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU.
Đằng sau tháp pháo AK-176, tàu Gepard mang tên Tatarstan (Nga) được trang bị hệ thống pháo phòng không AK-630. Trong khi đó, tàu Gepard Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái) trang bị hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU.

Trong khi hệ thống tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 của tàu Gepard Việt Nam bố trí chéo ở giữa thân tàu (ảnh nhỏ, góc trái). Về phía tàu Gepard Tatarstan (Nga) thì lại đặt dọc ở hai bên thân tàu. Ngoài ra, hệ thống phòng không chính của Gepard Nga không sử dụng Palma-SU mà dùng tên lửa phòng không tầm thấp Osa-M kiểu cũ.
Trong khi hệ thống tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 của tàu Gepard Việt Nam bố trí chéo ở giữa thân tàu (ảnh nhỏ, góc trái). Về phía tàu Gepard Tatarstan (Nga) thì lại đặt dọc ở hai bên thân tàu. Ngoài ra, hệ thống phòng không chính của Gepard Nga không sử dụng Palma-SU mà dùng tên lửa phòng không tầm thấp Osa-M kiểu cũ.

Chiếc tàu Gepard Project 11661K thứ hai của Nga mang tên Dagestan (693) thậm chí còn khác nhiều hơn so với tàu Việt Nam.
Chiếc tàu Gepard Project 11661K thứ hai của Nga mang tên Dagestan (693) thậm chí còn khác nhiều hơn so với tàu Việt Nam.

Ở đằng sau tháp pháo của Dagestan không có hệ thống pháo hay tên lửa phòng không so với tàu Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái).
Ở đằng sau tháp pháo của Dagestan không có hệ thống pháo hay tên lửa phòng không so với tàu Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái).

Thay vào đó, hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU được đưa ra phía sau boong tàu (dấu đỏ).
Thay vào đó, hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU được đưa ra phía sau boong tàu (dấu đỏ).

Hệ thống tên lửa hành trình chống tàu của Gepard Dagestan cũng không dùng loại tên lửa Kh-35 Uran mà trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK (8 quả) đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (trong ảnh).
Hệ thống tên lửa hành trình chống tàu của Gepard Dagestan cũng không dùng loại tên lửa Kh-35 Uran mà trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK (8 quả) đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (trong ảnh).

Hệ thống ống phóng thẳng đứng (VLS) đặt ở ngay phía sau tháp pháo AK176, trước tháp chỉ huy.
 Hệ thống ống phóng thẳng đứng (VLS) đặt ở ngay phía sau tháp pháo AK176, trước tháp chỉ huy.

Hệ thống tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK đạt tầm bắn tới 300km, xa hơn nhiều so với tên lửa Uran. Đồng thời,với tốc độ vượt âm, Kaliber NK sẽ khiến đối thủ khó có đủ thời gian phản ứng đối phó và dễ dàng bị tiêu diệt. Trong ảnh là tàu Dagestan phóng tên lửa chống tàu Kaliber NK trong một cuộc tập trận.
Hệ thống tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK đạt tầm bắn tới 300km, xa hơn nhiều so với tên lửa Uran. Đồng thời,với tốc độ vượt âm, Kaliber NK sẽ khiến đối thủ khó có đủ thời gian phản ứng đối phó và dễ dàng bị tiêu diệt. Trong ảnh là tàu Dagestan phóng tên lửa chống tàu Kaliber NK trong một cuộc tập trận.

Tàu Gepard hoàn toàn có khả năng mang tên lửa chống tàu phóng theo phương thẳng đứng mạnh mẽ hơn. Như vậy, ta có quyền hy vọng 2 chiếc tàu Gepard đang đóng thêm cho Việt Nam sẽ trang bị loại tên lửa như vậy.
Tàu Gepard hoàn toàn có khả năng mang tên lửa chống tàu phóng theo phương thẳng đứng mạnh mẽ hơn. Như vậy, ta có quyền hy vọng 2 chiếc tàu Gepard đang đóng thêm cho Việt Nam sẽ trang bị loại tên lửa như vậy.

Hai tàu Tatarstan và Dagestan đều không thiết kế sân đáp trực thăng ở đuôi tàu, trong khi tàu Gepard Việt Nam có sân đáp (ảnh nhỏ, góc trái).
Hai tàu Tatarstan và Dagestan đều không thiết kế sân đáp trực thăng ở đuôi tàu, trong khi tàu Gepard Việt Nam có sân đáp (ảnh nhỏ, góc trái).

Hệ thống điều khiển của tàu Gepard Nga và Việt Nam chắc chắn có sự khác biệt. Nhưng điều này là khá khó để phân biệt đích xác.
Hệ thống điều khiển của tàu Gepard Nga và Việt Nam chắc chắn có sự khác biệt. Nhưng điều này là khá khó để phân biệt đích xác.

Tàu phóng lôi còn thích hợp với Hải quân Việt Nam? (1)

Tàu phóng lôi còn thích hợp với Hải quân Việt Nam? (1)
* Bài viết có sử dụng một số tư liệu trích dẫn từ cuốn Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam và Lịch sử Lữ đoàn 172 Hải quân.

Tàu phóng lôi còn thích hợp với Hải quân Việt Nam? (2)

Tàu phóng lôi còn thích hợp với Hải quân Việt Nam? (2)

* Bài viết có sử dụng trích dẫn từ tài liệu Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam và Lịch sử Lữ đoàn 172 Hải quân.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới