Soi chiến binh phương Tây gia nhập lực lượng Kurd chống IS

(Kiến Thức) - Nhiều người đến từ phương Tây quyết định gia nhập lực lượng người Kurd chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Iraq.

Soi chiến binh phương Tây gia nhập lực lượng Kurd chống IS
Người lính với khẩu súng bắn bỉa đeo trên vai và chiếc khăn rằn quấn quanh đầu tên là Matson, 1 cựu lính Mỹ 28 tuổi hiện đã gia nhập đội quân người Kurd chiến đấu chống lại nhóm cực đoan đang nắm giữ 1/3 Iraq và nước láng giềng Syria.
“Tôi sẽ không trở về cho tới khi cuộc chiến kết thúc và IS bị lụn bại”, anh Matson trả lời hãng thông tấn AP. “Tôi đã quyết định nếu chính phủ nước tôi không định làm gì để giúp đất nước này, đặc biệt là người Kurd, những người đã đứng cùng chiến tuyến với chúng ta 10 năm trời và giúp đỡ quân đội Mỹ khi họ ở đây thì tôi sẽ làm”.
Soi chien binh phuong Tay gia nhap luc luong Kurd chong IS
Cựu lính Mỹ Jordan Matson (bên phải) trong giờ nghỉ giả lao với các binh lính khác của dân quân Kurd.
Matson và hàng chục người phương tây khác đang chiến đấu cùng người Kurd. Trong khi Mỹ và các đồng minh không kích IS thì người Kurd hy vọng những người này sẽ giúp họ chiến đấu trên mặt đất.
Việc người nước ngoài tham gia cuộc chiến của các dân tộc khác không phải là điều mới mẻ. Tuy nhiên, người Kurd đã tìm kiếm các chiến binh trên mạng bằng việc lập 1 trang Facebook gọi là “The Lions of Rojava” (tạm dịch: Những chú sư tử Rojava) với mục tiêu “đày những kẻ khủng bố xuống địa ngục và cứu rỗi nhân loại”.
Anh Matson cùng 3 người Mỹ khác và 1 người quốc tịch Australia đã trả lời hãng thông tấn AP rằng họ đã gia nhập lực lượng người Kurd qua trang Facebook, điều hành bởi các đơn vị bảo vệ nhân dân, dân quân người Kurd chủ yếu chiến đấu ở khu vực phía bắc Syria và Iraq.
Họ đã đi qua Thổ Nhĩ Kỳ để tới Syria và hiện tại Syria đang ở trong năm thứ 4 của cuộc nội chiến. Hiện tại lực lượng này đóng ở thị trấn Sinjar. Hàng ngàn người Yazidi đã chạy vào các dãy núi xung quanh khu vực trong năm 2014 do các cuộc tấn công của Nhà nước Hồi giáo IS.
Cho đến giờ phút này, Mỹ không cấm người có quốc tịch nước này gia nhập các lực lượng dân quân chống IS trong khi người Australia bị cấm gia nhập bất kỳ lực lượng nào ngoại trừ quân đội Australia.
Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad không có phản hồi nào về thắc mắc về việc công dân Mỹ đang đồng hành cùng người Kurd.
Các binh lính phương tây ở Sinjar cho biết lực lượng này đang cố gắng tuyển số lượng lính nước ngoài nhiều nhất có thể, đặc biệt là những người đã qua huấn luyện quân đội bởi vì nhiều lính Kurd vẫn còn trẻ và không có kinh nghiệm.
“Bạn cần ý thức được bạn đang định làm gì”, Matson đưa ra lời khuyên. “Thời gian bạn ở ngoài là chủ yếu, bạn ở trong túp lều bùn… bạn có đạn và 1 chiếc chăn, và đôi khi bạn chỉ có bánh mì nhưng bạn vẫn phải giữ vững chiến tuyến”.

Người Kurd đoạt lại ngọn đồi chiến lược từ IS

(Kiến Thức) - Lực lượng người Kurd thông báo rằng, họ đã giành lại đỉnh đồi chiến lược Tall Shair, phia tây thị trấn Kobane, gần biên giới Syria với Thổ Nhĩ Kỳ.

Người Kurd đoạt lại ngọn đồi chiến lược từ IS
Theo đó, vào ngày 13/10, các nguồn tin ở tổ chức Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) cho BBC biết, họ đã giành lại quyền kiểm soát ngọn đồi này, cách thị trấn chiến lược Kobane 4 km theo hướng tây và gần với đường biên giới không chính thức giữa Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Quang cảnh chụp thị trấn Kobane chụp từ trên cao xuống.
Quang cảnh chụp thị trấn Kobane chụp từ trên cao xuống.
Thắng lợi trên đạt được sau khi liên minh do Mỹ dẫn đầu tiến hành 21 cuộc không kích vào thị trấn Kobane, khiến IS bị tổn thất tương đối nặng nề. Cách đây 10 ngày trước, các chiến binh thánh chiến của IS đã chiếm đỉnh đồi này.

Tâm sự của cựu binh Mỹ chiến đấu chống IS với người Kurd

(Kiến Thức) - Tâm sự của một cựu binh Quân đội Mỹ tham gia cuộc chiến chống IS với lực lượng người Kurd ở chảo lửa Kobani.

Tâm sự của cựu binh Mỹ chiến đấu chống IS với người Kurd
Anh Jordan Matson, 28 tuổi, đang làm một công việc bình thường ở thành phố nhỏ Wisconsin khi những tay súng IS đang áp đảo tại Mosul, Iraq hồi tháng 6.
Người cựu binh này nói rằng những thông tin về việc IS tấn công tàn bạo vào người Thiên Chúa và những dân tộc thiểu số ở thành phố Mosul chính là lý do thôi thúc anh tới Syria và chiến đấu với IS. 

Người Kurd phá vỡ vòng vây của IS ở Iraq

(Kiến Thức) - Cuộc sống của người dân tộc Yazidi sống trên núi Sinjar, (Iraq) phần nào trở về bình thường sau khi lực lượng người Kurd phá vỡ vòng vây IS.

Người Kurd phá vỡ vòng vây của IS ở Iraq
Cuoc song binh yen o vung nui iraq sau khi is bi danh bat hinh anh1
Bé gái thuộc tộc người thiểu số Yazidi ngồi cạnh hộp đựng đồ ăn ở trên núi Sinjar ngày 22/12. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.