Sự thật ít người biết về kênh đào Panama

Sự thật ít người biết về kênh đào Panama

Kênh đào Panama được coi là một trong những kỳ quan nhân tạo của thế giới. Đây cũng là một trong những dự án kỹ thuật lớn nhất và khó khăn nhất từng được thực hiện.

Theo trang History, ý tưởng về việc xây dựng một  kênh đào Panama, nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đã có từ thế kỷ 16. Ảnh: Reuters.
Theo trang History, ý tưởng về việc xây dựng một kênh đào Panama, nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đã có từ thế kỷ 16. Ảnh: Reuters.
Vào năm 1513, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Vasco Nunez de Balboa trở thành người Châu Âu đầu tiên phát hiện ra rằng eo đất Panama chỉ là một cây cầu đất hẹp ngăn cách Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, "châm ngòi" cho cuộc tìm kiếm tuyến đường thủy tự nhiên nối liền hai đại dương này. Tuy nhiên, khi đó, những người khảo sát quyết định rằng việc xây dựng một kênh đào cho tàu đi qua là không thể. Ảnh: Panama Canal.
Vào năm 1513, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Vasco Nunez de Balboa trở thành người Châu Âu đầu tiên phát hiện ra rằng eo đất Panama chỉ là một cây cầu đất hẹp ngăn cách Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, "châm ngòi" cho cuộc tìm kiếm tuyến đường thủy tự nhiên nối liền hai đại dương này. Tuy nhiên, khi đó, những người khảo sát quyết định rằng việc xây dựng một kênh đào cho tàu đi qua là không thể. Ảnh: Panama Canal.
Trong suốt những năm 1800, Mỹ, vốn muốn có một kênh đào nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương vì lý do kinh tế và quân sự, coi Nicaragua là một địa điểm khả thi hơn Panama. Tuy nhiên, quan điểm đó đã thay đổi một phần nhờ nỗ lực của Philippe-Jean Bunau-Varilla, một kỹ sư người Pháp. Philippe-Jean đã thuyết phục các nhà lập pháp Mỹ rằng Nicaragua có núi lửa nguy hiểm, khiến Panama trở thành lựa chọn an toàn hơn. Ảnh: MT.
Trong suốt những năm 1800, Mỹ, vốn muốn có một kênh đào nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương vì lý do kinh tế và quân sự, coi Nicaragua là một địa điểm khả thi hơn Panama. Tuy nhiên, quan điểm đó đã thay đổi một phần nhờ nỗ lực của Philippe-Jean Bunau-Varilla, một kỹ sư người Pháp. Philippe-Jean đã thuyết phục các nhà lập pháp Mỹ rằng Nicaragua có núi lửa nguy hiểm, khiến Panama trở thành lựa chọn an toàn hơn. Ảnh: MT.
Theo trang marlintravel, Pháp bắt đầu xây dựng kênh đào này vào năm 1881, nhưng tiến độ bị dừng lại do các vấn đề về kỹ thuật và tỷ lệ công nhân tử vong cao. Mỹ tiếp quản dự án vào năm 1904 và hoàn thành kênh đào Panama vào năm 1914 với chi phí 400 triệu USD. Ảnh: MT.
Theo trang marlintravel, Pháp bắt đầu xây dựng kênh đào này vào năm 1881, nhưng tiến độ bị dừng lại do các vấn đề về kỹ thuật và tỷ lệ công nhân tử vong cao. Mỹ tiếp quản dự án vào năm 1904 và hoàn thành kênh đào Panama vào năm 1914 với chi phí 400 triệu USD. Ảnh: MT.
Hơn 25.000 người đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng kênh đào Panama. Những người xây kênh đào phải đối mặt với nhiều trở ngại, bao gồm địa hình hiểm trở, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn và các bệnh nhiệt đới hoành hành. Ảnh: MT.
Hơn 25.000 người đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng kênh đào Panama. Những người xây kênh đào phải đối mặt với nhiều trở ngại, bao gồm địa hình hiểm trở, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn và các bệnh nhiệt đới hoành hành. Ảnh: MT.
Quyền sở hữu cơ sở hạ tầng này đã được Tổng thống Mỹ Jimmy Carter chuyển giao cho Chính phủ Panama vào năm 1977. Ảnh: Wikipedia.
Quyền sở hữu cơ sở hạ tầng này đã được Tổng thống Mỹ Jimmy Carter chuyển giao cho Chính phủ Panama vào năm 1977. Ảnh: Wikipedia.
Kênh đào Panama được coi là một trong những kỳ quan nhân tạo của thế giới. Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Mỹ cũng đã gọi kênh đào Panama là một trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại. Đây là một trong những dự án kỹ thuật lớn nhất và khó khăn nhất từng được thực hiện. Ảnh: Getty.
Kênh đào Panama được coi là một trong những kỳ quan nhân tạo của thế giới. Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Mỹ cũng đã gọi kênh đào Panama là một trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại. Đây là một trong những dự án kỹ thuật lớn nhất và khó khăn nhất từng được thực hiện. Ảnh: Getty.
Kênh đào Panama được mở rộng cho những con tàu lớn hơn vào năm 2016. Ảnh: PC.
Kênh đào Panama được mở rộng cho những con tàu lớn hơn vào năm 2016. Ảnh: PC.
Mỗi tàu đi qua kênh đào đều phải trả phí dựa trên kích thước, loại và khối lượng hàng hóa. Phí do Cơ quan quản lý kênh đào Panama quy định. Phí cho các tàu chở hàng lớn nhất có thể lên tới khoảng 450.000 đô la. Ảnh: Reuters.
Mỗi tàu đi qua kênh đào đều phải trả phí dựa trên kích thước, loại và khối lượng hàng hóa. Phí do Cơ quan quản lý kênh đào Panama quy định. Phí cho các tàu chở hàng lớn nhất có thể lên tới khoảng 450.000 đô la. Ảnh: Reuters.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Siêu tàu Ever Given rời Kênh đào Suez, kết thúc 4 tháng bị "giam cầm" (Nguồn video: Vietnam Plus)

GALLERY MỚI NHẤT