Số phận các cô dâu tuổi teen sống như “góa phụ”

Số phận các cô dâu tuổi teen sống như “góa phụ”

 

Cô dâu biến thành "góa phụ"

Nhiều cô dâu tuổi teen ở Ấn Độ trở thành "góa bụa" vì bị chồng bỏ lại quá lâu để ra nước ngoài làm thuê kiếm sống.
Nhiều cô dâu tuổi teen ở Ấn Độ trở thành "góa bụa" vì bị chồng bỏ lại quá lâu để ra nước ngoài làm thuê kiếm sống.

Trong ngôi làng Karumbil dọc bờ biển Malabar thuộc bang Kerala, miền Nam Ấn Độ, một nhóm phụ nữ vỗ tay và cất giọng hát buồn thê lương xung quanh một cô dâu tuổi teen.
Sau nghi lễ này, cô gái sẽ chính thức gia nhập vào nhóm các cô dâu tuổi teen vừa kết hôn đã bị chồng bỏ lại, đơn độc một thân một mình.
Trong vùng, những chú rể có đủ điều kiện để cưới vợ nhất là những người làm thuê ở các nước vùng Vịnh. Và hầu hết số đàn ông trong vùng đều làm việc ở Trung Đông. Theo ước tính của chính phủ, gần 50% những người đàn ông sống ở xung quanh khu vực Malabar đang làm thuê cả ở Các tiểu vương quốc Arập thống nhất lẫn các quốc gia Arập khác.
Lý do là ở Kerala, họ gần như không kiếm được việc gì để làm. Theo một thống kê, tỷ lệ thất nghiệp ở đây cao gấp 3 lần tỷ lệ trung bình của cả nước, buộc các thanh niên trẻ có sức vóc phải tìm đường sang Trung Đông kiếm sống, bỏ lại các cô dâu trẻ mới cưới. Kết quả là, những cô dâu tuổi teen buộc phải sống cuộc đời như một “góa phụ”.
“Đời sống vợ chồng của các cặp đôi này rất ngắn ngủi. Đó là khoảng thời gian kể từ khi đám cưới diễn ra cho tới khi kỳ nghỉ phép ngẳn ngủi của chú rể kết thúc, buộc họ phải trở lại với công việc ở nước ngoài. Thông thường, các chú rể chỉ được nghỉ phép 15 đến 20 ngày. Một khi chú rể trẻ ra đi, họ sẽ đi biền biệt trong vài năm rồi mới có thể về thăm nhà một lần. Mỗi lần về cũng chỉ được khoảng một tháng”, Sujatha, một quan chức cấp cao ở địa phương cho biết.
Theo bà Sujatha, các cô gái trong vùng lấy chồng ở tuổi 15 là chuyện bình thường bất chấp độ tuổi kết hôn hợp pháp đối với nữ ở Ấn Độ là 18 tuổi. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ ở đây luôn sốt sắng gả sớm con gái vì sợ rằng càng nhiều tuổi, “con gái càng khó kiếm được một tấm chồng tốt”.

Hệ lụy của "Hội chứng vùng Vịnh"

Các cô dâu tuổi teen Ấn Độ phải sống cuộc đời "góa bụa" đang đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Các cô dâu tuổi teen Ấn Độ phải sống cuộc đời "góa bụa" đang đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Việc phải sống xa chồng, đơn độc một thân một mình quá lâu, đặc biệt là khi các cô dâu tuổi teen lại mang thai và trở thành mẹ ở độ tuổi còn quá trẻ, đã gây ra nhiều vấn đề gia đình và xã hội khiến chính quyền Ấn Độ đau đầu.
Sajida (tên thật đã được thay đổi), một thiếu nữ sống ở Nilambur, đã kết hôn cách đây 7 năm và đang phải một mình nuôi dưỡng cậu con trai 6 tuổi là một trường hợp điển hình của các cô dâu tuổi teen phải sống cuộc đời của một “góa bụa”.
Sajida đã mang thai trong 15 ngày nghỉ phép về nhà lấy vợ của chồng, người đang làm việc tại Kuwait. Trong khi đó, thiếu nữ Ayesha, mới 18 tuổi sống ở Kottakkal, kết hôn cách đây 2 năm. Toàn bộ số tiền vàng mà cha mẹ cho cô như là của hồi môn trước khi con gái lấy chồng đã được dùng để giúp chồng cô có được một công việc ở vùng Vịnh.
“Kể từ khi anh ấy ra đi, tôi chưa hề nhận được tin tức nào của anh ấy”, Ayesha buồn bã chia sẻ.
Cha của Ayesha cho biết, con gái mình vì vắng chồng mà mắc chứng trầm cảm nặng. Tuy nhiên, trường hợp của Ayesha không phải là cá biệt. Ông Ramlath, một cố vấn tại bệnh viện địa phương cho biết, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 10 bệnh nhân như Ayesha.
“Các cô dâu tuổi teen chưa được chuẩn bị đầy đủ về mặt thể chất lẫn tinh thần để sống cuộc  sống cô đơn vò võ trong một thời gian dài. Do đó, họ phải chịu đựng nỗi đau khổ, dằn vặt về mặt thể chất lẫn tinh thần”,
“Hội chứng vùng vịnh” – người ta gọi những trường hợp các cô dâu tuổi teen phải sống xa chồng như vậy – cũng dẫn đến một loại các bất hòa trong gia đình. Kết quả là, ngày càng nhiều cuộc hôn nhân như vậy tan vỡ. Luật sư Shamsudheen K, người có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này cho biết, không ít cô dâu trẻ không muốn sống cuộc đời của một “góa bụa”. Do đó, họ tìm cách ly hôn.
Trước tình trạng “Hội chứng vùng Vịnh” ngày càng phức tạp và đáng ngại, chính quyền và nhiều tổ chức như tổ chức chính trị cánh hữu Jamat-e-Islami Hind đã phát động nhiều kế hoạch để ngăn chặn các cuộc hôn nhân như vậy.  
Nasiruddeen Alungal, thành viên của Jamat-e-Islami Hind cho biết, tổ chức cũng cố gắng thuyết phục các chàng trai rằng, họ có thể kiếm sống ở ngay trên đất Ấn Độ mà không cần phải tới vùng Vịnh.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.