Slovakia thay An-26 Nga bằng "con" của C-130 Mỹ

(Kiến Thức) - Không quân Slovakia sẽ sớm được trang bị hai chiếc máy bay vận tải chiến thuật C-27J Spartan vào năm 2017.

Theo tạp chí quân sự Jane’s, Quân đội Slovakia đã đồng ý mua hai máy bay vận tải chiến thuật C-27J Spartan do hãng Alenia Aermacchi chế tạo. Thông tin trên cũng được chính Bộ quốc phòng Slovakia xác nhận vào hôm 23/10.
Hai chiếc C-27J sẽ thay thế cho các máy bay vận tải An-26 lỗi thời đang được trang bị cho Quân đội Slovakia, được biết thời gian chuyển giao của 2 chiếc C-27J có thể rơi vào năm 2016 và 2017. Hiện tại giá trị của hợp đồng chưa vẫn chưa được hai bên giữ kín và có nhiều khả năng sẽ được tiết lộ trong vài ngày tới.
Một chiếc máy bay vận tải chiến thuật C-27J của Không quân Romanian.
Một chiếc máy bay vận tải chiến thuật C-27J của Không quân Romanian.
Tạp chí Jane’s ước tính giá trị của hai chiếc C-27J này có thể lên tới 152 triệu USD. C-27J Spartan được hãng Alenia Aeronautica thiết kế phát triển sử dụng một số thành phần chính (động cơ, hệ thống điện tử) từ mẫu mấy bay C-130J của Mỹ. Vì vậy, không lạ khi kiểu dáng của nó hao hao giống với C-130 dù có kích cỡ nhỏ hơn và chỉ có 2 động cơ.
C-27J được trang bị hai động cơ cánh quạt Rolls-Royce AE2100-D2A có công suất 4.640 mã lực cho mỗi chiếc, với trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 30,5 tấn và có tầm bay tối đa khi mang theo 10 tấn hàng hóa và trang bị là 1.852km.
Đánh giá của Jane’s
Việc Slovakia đồng ý mua hai chiếc máy bay vận tải chiến thuật C-27J, đã chính thức khép lại kế hoạch mua sắm máy bay vận tải thế hệ mới kéo dài gần 6 năm của nước này từ tháng 12/2008. Trước C-27J, Slovakia đã lựa chọn được hai ứng viên sáng giá là C295 của Airbus DS và C-130J Hercules của Lockheed Martin.
Những chiếc máy bay vận tải An-26 của Slovakia đã hết niên hạn sử dụng từ lâu, nhưng vẫn phải gồng mình tiếp tục hoạt động.
 Những chiếc máy bay vận tải An-26 của Slovakia đã hết niên hạn sử dụng từ lâu, nhưng vẫn phải gồng mình tiếp tục hoạt động.
Tuy nhiên, với tác động của suy thoái kinh tế vào 2008 đã buộc chính phủ Slovakia tạm ngưng chương trình mua sắm trên, cho đến khi các cuộc đàm phán chính thức với Alenia Aermacchi được công bố vào tháng 7/2012.
Kế hoạch mua sắm các máy bay vận tải thế hệ mới là một phần trong nỗ lực hiện đại hóa lực lượng không quân của Slovakia, bên cạnh đó hợp đồng mua sắm trên cũng cho thấy Quân đội Slovakia đang theo đuổi kế hoạch thay đổi qui mô lớn các trang thiết bị quân sự theo chuẩn NATO.

“Ngựa thồ” hàng không An-26 của Không quân Việt Nam

Máy bay An-26 hiện là “ngựa thồ” lớn nhất, khỏe nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam đảm nhiệm vai trò vận tải hàng hóa, binh lính.
Máy bay An-26 hiện là “ngựa thồ” lớn nhất, khỏe nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam đảm nhiệm vai trò vận tải hàng hóa, binh lính.

Toàn bộ số máy bay An-26 của ta hiện nay đều do Liên Xô viện trợ từ những năm 1980. Theo số liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI), giai đoạn 1981-1984, Việt Nam nhận tổng cộng 50 chiếc An-26 từ Liên Xô.
Toàn bộ số máy bay An-26 của ta hiện nay đều do Liên Xô viện trợ từ những năm 1980. Theo số liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI), giai đoạn 1981-1984, Việt Nam nhận tổng cộng 50 chiếc An-26 từ Liên Xô.

Máy bay vận tải An-26 do hãng Antonov nghiên cứu phát triển từ những năm 1960. Khoảng 1.400 chiếc được sản xuất từ 1969-1986 và xuất khẩu tới nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Máy bay vận tải An-26 do hãng Antonov nghiên cứu phát triển từ những năm 1960. Khoảng 1.400 chiếc được sản xuất từ 1969-1986 và xuất khẩu tới nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

An-26 dài 23,8m, cao 8,58m, sải cánh 29,2m, trọng lượng cất cánh tối đa 24 tấn.
An-26 dài 23,8m, cao 8,58m, sải cánh 29,2m, trọng lượng cất cánh tối đa 24 tấn.

An-26 có khả năng chở tối đa 40 hành khách hoặc 5,5 tấn hàng hóa trong khoang hàng.
An-26 có khả năng chở tối đa 40 hành khách hoặc 5,5 tấn hàng hóa trong khoang hàng.

An-26 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-24VT cho phép đạt tốc độ 440km/h, tầm bay với nhiên liệu tối đa 2.500km hoặc chỉ 1.100km với tải trọng tối đa.
 An-26 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-24VT cho phép đạt tốc độ 440km/h, tầm bay với nhiên liệu tối đa 2.500km hoặc chỉ 1.100km với tải trọng tối đa.

Máy bay An-26 trong Không quân Nhân dân Việt Nam ngoài thực hiện nhiệm vụ quân sự còn tham gia phục vụ công tác khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt, bay thông báo bão cho ngư dân.
Máy bay An-26 trong Không quân Nhân dân Việt Nam ngoài thực hiện nhiệm vụ quân sự còn tham gia phục vụ công tác khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt, bay thông báo bão cho ngư dân.

Trải qua hàng chục năm phục vụ, An-26 của không quân ta đã có phần lạc hậu, cũ kỹ đòi hỏi phải có sự thay thế mới hoặc nâng cấp hiện đại hóa. Năm ngoái, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov từng tuyên bố, nước này đang có cuộc đàm phán với Việt Nam hiện đại hóa các máy bay An-26.
Trải qua hàng chục năm phục vụ, An-26 của không quân ta đã có phần lạc hậu, cũ kỹ đòi hỏi phải có sự thay thế mới hoặc nâng cấp hiện đại hóa. Năm ngoái, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov từng tuyên bố, nước này đang có cuộc đàm phán với Việt Nam hiện đại hóa các máy bay An-26.

Mới đây, theo một số phương tiện truyền thông Indonesia thì Việt Nam bày tỏ sự quan tâm tới việc mua 3 máy bay vận tải CN295 do nước này và hãng Airbus Military hợp tác sản xuất. Loại máy bay này có khả năng chở tới gần 10 tấn hàng hóa. Việc mua sắm CN295 có thể là nhằm từng bước thay thế máy bay An-26 trong không quân ta.
Mới đây, theo một số phương tiện truyền thông Indonesia thì Việt Nam bày tỏ sự quan tâm tới việc mua 3 máy bay vận tải CN295 do nước này và hãng Airbus Military hợp tác sản xuất. Loại máy bay này có khả năng chở tới gần 10 tấn hàng hóa. Việc mua sắm CN295 có thể là nhằm từng bước thay thế máy bay An-26 trong không quân ta.

Chuyện “ngựa thồ hàng không” An-26 Việt Nam bay báo bão

Mặc cho thời tiết không thuận lợi, các cánh bay An-26 của Trung đoàn 918 vẫn cất cánh làm nhiệm vụ bay báo bão cho ngư dân khi có lệnh.

Tin mới