Siêu bão cấp 17 hướng về biên giới Việt - Trung

(Kiến Thức) - Trong 24-48 giờ tới, dự báo bão số 9 có khả năng đổi hướng di chuyển về phía Tây Tây Nam, suy yếu dần thành vùng áp thấp trên khu vực biên giới Việt - Trung.

Siêu bão cấp 17 hướng về biên giới Việt - Trung
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương lúc 17h30 vừa phát đi bản tin dự báo cơn bão số 9.
Theo đó, hồi 16h chiều nay 22/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,6 độ Vĩ Bắc; 116,1 độ Kinh Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 220km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h ngày 23/09, vị trí tâm bão ở vào khoảng 23,8 độ Vĩ Bắc; 110,9 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Vị trí và đường đi của cơn bão. (Nguồn: nchmf.gov.vn).
 Vị trí và đường đi của cơn bão. (Nguồn: nchmf.gov.vn).
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển về phía Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới này tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. 
Đến 16h ngày 24/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,3 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt - Trung. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía Đông Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13, cấp 14, giật cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội.
Ngoài ra do ảnh hưởng của gió tây nam nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió tây nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.

Sau bão số 8, nước lũ dâng tận... mái nhà

(Kiến Thức) - Ảnh hưởng bởi bão số 8, trưa 19/9, nhiều nơi thuộc tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam... vẫn chìm trong nước lũ, có những nơi nước nước ngập tới tận mái nhà.

Sau bão số 8, nước lũ dâng tận... mái nhà
Nhiều ngôi nhà ở thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đến trưa 19/9 vẫn chìm trong nước lũ. Ảnh: Tuổi Trẻ
 Nhiều ngôi nhà ở thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đến trưa 19/9 vẫn chìm trong nước lũ. Ảnh: Tuổi Trẻ
Thôn Duy Tân, thị trấn Lao Bảo là một trong những rốn lũ của vùng này, nước sông Sê Pôn đã nhấn chìm thôn này từ đêm 18/9. Ảnh: Tuổi Trẻ
 Thôn Duy Tân, thị trấn Lao Bảo là một trong những rốn lũ của vùng này, nước sông Sê Pôn đã nhấn chìm thôn này từ đêm 18/9. Ảnh: Tuổi Trẻ
Sơ tán những hộ dân ở vùng thấp trũng ở Lao Bảo. Ảnh: Tuổi Trẻ
 Sơ tán những hộ dân ở vùng thấp trũng ở Lao Bảo. Ảnh: Tuổi Trẻ
Bộ đội biên phòng thuộc đồn cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo cứu trợ dân trong mưa lũ. Ảnh: Tuổi Trẻ
 Bộ đội biên phòng thuộc đồn cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo cứu trợ dân trong mưa lũ. Ảnh: Tuổi Trẻ
Hàng trăm nhà dân chìm trong nước lũ. Ảnh: Thanh Niên
 Hàng trăm nhà dân chìm trong nước lũ. Ảnh: Thanh Niên
Tối 19/9, người dân Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình phải hối hả di chuyển đồ đạc chạy lũ. Ảnh: Thanh Niên
Tối 19/9, người dân Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình phải hối hả di chuyển đồ đạc chạy lũ. Ảnh: Thanh Niên 
Chuyển đồ đạc lên thuyền đi tránh lũ. Ảnh: Thanh Niên
 Chuyển đồ đạc lên thuyền đi tránh lũ. Ảnh: Thanh Niên
Ngầm sông Trường nằm trên tuyến đường ĐT 616 từ Tam Kỳ đi huyện Nam Trà My, Quảng Nam bị ngập, chia cắt hoàn toàn. Ảnh: ĐVO
 Ngầm sông Trường nằm trên tuyến đường ĐT 616 từ Tam Kỳ đi huyện Nam Trà My, Quảng Nam bị ngập, chia cắt hoàn toàn. Ảnh: ĐVO
Tại Quảng Nam, nước từ thượng nguồn sông Thu Bồn đổ về đã mang theo một lượng lớn lục bình, củi mục, rác... uy hiếp cây cầu lịch sử An Hội. Ảnh: Tuổi Trẻ
Tại Quảng Nam, nước từ thượng nguồn sông Thu Bồn đổ về đã mang theo một lượng lớn lục bình, củi mục, rác... uy hiếp cây cầu lịch sử An Hội. Ảnh: Tuổi Trẻ 

Hàng ngàn người méo mặt đi xem...kẹt xe!

(Kiến Thức) - Người lớn, trẻ nhỏ...háo hức đi xem đèn hoa đăng Tết Trung thu nhưng thất vọng vì chỉ vài đèn được thả lại chịu cảnh tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng.

Hàng ngàn người méo mặt đi xem...kẹt xe!
Hàng năm, vào đêm Trung thu 15/8 âm lịch, hàng ngàn người từ khắp nơi đổ về bến sông cầu Cống Đập Rạch Chiếc (cầu Năm Lý) thuộc 2 phường Phước Bình và Phước Long B, quận 9-TP.HCM để xem thả hoa đăng xuống sông Rạch Chiếc.
Hàng năm, vào đêm Trung thu 15/8 âm lịch, hàng ngàn người từ khắp nơi đổ về bến sông cầu Cống Đập Rạch Chiếc (cầu Năm Lý) thuộc 2 phường Phước Bình và Phước Long B, quận 9-TP.HCM để xem thả hoa đăng xuống sông Rạch Chiếc. 

Mọi người thả đèn hoa đăng để nguyện cầu sự bình an, hạnh phúc cho bản thân và gia đình
Mọi người thả đèn hoa đăng để nguyện cầu sự bình an, hạnh phúc cho bản thân và gia đình 

Miền Trung “hỗn loạn” vì dự báo bão sai lệch

Bão số 8 tan trước khi vào đất liền sớm hơn dự báo hơn... 1 ngày. Vì dự báo sai lệch lớn này mà các tỉnh Trung Trung Bộ bị “lố” trong công tác chuẩn bị, ứng phó với bão. 

Miền Trung “hỗn loạn” vì dự báo bão sai lệch

Đây cũng là cơn bão mà chỉ có Việt Nam dự báo, không đặt tên quốc tế. Như vậy, lại thêm một cơn bão có dự báo sai lệch lớn, khiến các địa phương khu vực Trung Trung Bộ bị “lố” trong công tác chuẩn bị, ứng phó với bão, mọi sinh hoạt đời sống bị đảo lộn...

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới