Sếp KienLongBank đăng ký mua vào 300.000 cổ phiếu KLB

(Vietnamdaily) - Kết phiên 17/12, cổ phiếu KLB có giá 15.300 đồng/cp, ước tính bà Trần Tuấn Anh có thể chi ra gần 4,6 tỷ đồng để mua vào cổ phiếu mong muốn.

Thành viên HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Ngân hàngTMCP Kiên Long (KienLongBank, KLB) – bà Trần Tuấn Anh vừa đăng ký mua vào 300.000 cổ phiếu KLB.

Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 24/12-22/1 thông qua phương thức thực hiện là khớp lệnh trên sàn và thỏa thuận.

Gần đây nhất vào tháng 9-10/2019, bà Trần Tuấn Anh cũng đã mua vào 300.000 cổ phiếu KLB và hiện tại đang sở hữu 800.000 cổ phiếu KLB, tương đương tỷ lệ 0,25% vốn của Kienlongbank.

Nếu giao dịch này thành công, bà Trần Tuấn Anh sẽ nắm giữ tổng cộng 1,1 triệu cổ phiếu KLB, tương đương 0,34% vốn Ngân hàng.

Sep KienLongBank dang ky mua vao 300.000 co phieu KLB
 Bà Trần Tuấn Anh. 

Cổ phiếu KLB hiện được giao dịch trên UPCoM với mức giá 15.300 đồng/cp, ước tính theo giá này bà Trần Tuấn Anh có thể chi ra gần 4,6 tỷ đồng để mua vào cổ phiếu mong muốn.

Về hoạt động kinh doanh uỹ kế 9 tháng, tổng thu nhập của Kienlongbank chỉ giảm nhẹ gần 4% về mức 989 tỷ đồng.

Trong đó chủ yếu do thu nhập lãi thuần giảm 11%, mua bán chứng khoán đầu tư giảm gần 10%, duy chỉ hoạt động khác tăng vọt 301% do phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng nhà kho cho thuê của công ty con.

Sau cùng, lợi nhuận sau thuế 9 tháng của Kienlongbank sụt giảm 38% về mức gần 116 tỷ đồng.

Sở dĩ lợi nhuận của Kienlongbank sụt giảm mạnh một phần do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9 tháng "ngốn" hết 83 tỷ đồng, tăng vọt 96% so cùng kỳ chủ yếu do trích lập dự phòng cụ thể của các khoản cho vay đối với một nhóm khách hàng có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của một ngân hàng khác theo phương án xử lý nợ được NHNN phê duyệt.

Kienlongbank cho biết, những ảnh hưởng này chỉ mang tính chất tạm thời, sau khi xử lý xong tài sản bảo đảm đối với các khoản vay trên (dự kiến trong quý 4/2020), căn cứ nguồn tiền thu được, ngân hàng sẽ ghi nhận hoàn nhập dự phòng góp phần tăng thu nhập trong năm 2020.

Nợ tiềm ẩn của BIDV và Vietcombank đầu bảng

Tổng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của các ngân hàng thời điểm cuối năm 2019 đã đạt hơn 734,000 tỷ đồng, chiếm 13.35% tổng dư nợ cho vay khách hàng.

Tính đến 31/12/2019, chỉ duy nhất VPBank có tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ hơn 3%, điều này phần nào cho thấy sự kiểm soát và tăng cường xử lý nợ xấu của các ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ phản ánh phần nợ xấu hiện rõ và được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán. Vậy nếu tính cả những phần nợ “tiềm ẩn” chưa được ghi nhận, thì tỷ lệ nợ xấu của các nhà băng sẽ thay đổi thế nào, nếu được ghi nhận vào nội bảng thì những phần nợ này sẽ ảnh hưởng ra sao đến kết quả kinh doanh của các nhà băng.

Khái niệm nợ tiềm ẩn hay nợ tiềm tàng (contingent liability) đã được định nghĩa rõ ràng trong hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18. 

Kienlongbank 'ngập ngụa' trong nợ xấu, lợi nhuận quý 3 lao dốc

(Vietnamdaily) - Kienlongbank chỉ lãi ròng hơn 33 tỷ đồng trong quý 3, suy giảm mạnh gần 52% so cùng kỳ. Nợ xấu tăng vọt lên 6,63%.

Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank, KLB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với tổng thu nhập giảm gần 24% về mức 283 tỷ đồng.

Kienlongbank 'ngap ngua' trong no xau, loi nhuan quy 3 lao doc
 

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.