Sáng tỏ cái chết của sứ giả Việt đầu tiên đến Hoa Kỳ

(Kiến Thức) - Lịch sử ghi chép, Bùi Viện - sứ giả Việt đầu tiên đến Hoa Kỳ qua đời đột ngột ở tuổi 40. Trong khi đó, ông là người không bệnh tật, không ốm đau.

Sáng tỏ cái chết của sứ giả Việt đầu tiên đến Hoa Kỳ
Lịch sử ghi chép, Bùi Viện qua đời đột ngột ở tuổi 40. Trong khi đó, ông là người cường tráng không bệnh tật, không ốm đau. 137 năm sau cái chết của một đại thần, cho đến nay, cái chết ấy mới dần sáng tỏ.
Khi tìm hiểu về vị quan thanh liêm nhất mực của triều đình nhà Nguyễn như Bùi Viện, có thể nhiều nhà sử học chỉ quan tâm đến thân thế, sự nghiệp sang Hoa Kỳ kết mối bang giao đồng minh hòa hiếu và đánh giá Bùi Viện ở một góc nhìn khác khi văn thần làm võ tướng.
Cùng với đó là tầm nhìn khi xây dựng cảng Hải Phòng, lập đội Tuần dương quân, thu phục hải tặc Trung Hoa. Thế nên, cái chết của ông suốt hơn trăm năm chìm vào bí ẩn. Nhiều người cho rằng, có thể Bùi Viện chết vì một căn bệnh hiểm nghèo. 
Tuy nhiên, qua những ghi chép và những lời dặn dò của người trong họ Bùi truyền từ đời này qua đời khác mà ông Bùi Luật đang cất giữ tại từ đường họ Bùi ở thôn Trình Trung Tây thì cái chết của sứ giả Việt đầu tiên đến Hoa Kỳ mới dần dần sáng tỏ.
Sang to cai chet cua nguoi Viet dau tien den Hoa Ky
Khu mộ Bùi Viện. 
Bị đầu độc
Sau hai lần đi Hoa Kỳ cầu viện bất thành, trở về nước được vua Tự Đức tin dùng, Bùi Viện đã tổ chức thành công Tuần dương quân khiến cho uy tín ngày một cao. Những thành quả của Bùi Viện chẳng những đè bẹp những cuộc vận động phản đối của phái bảo thủ mà còn làm tăng uy danh triều đình Huế trước thế lực thân thực dân Pháp.
Qua một số tài liệu mà ông Bùi Luật cung cấp, những người bạn đồng liêu và nhân dân đương thời đã ưu ái dành cho ông những lời ngợi khen: Chức vụ đương kim suy tuấn kiệt/Thành công tự cổ xuất thư sinh. Câu đối ấy của Biện lý La Ngạn mà tạm dịch là: Biết việc phải chăng trang tuấn kiệt/Thành công xưa vẫn bậc thư sinh. 
Hoặc như Ngự sử Đỗ Duy Diễn cũng viết: “Nhất kinh bạch nghiệp thiên tương đại/Vạn lý trường phong lục hải bình”, tức: Hai tay ngang dọc xoay trời đất/Muôn dặm xông pha dẹp bể yên. 
Theo ông Bùi Văn Nghệ và nhà văn Bảo Vân, hậu duệ đời thứ 12 của tộc Bùi, thì: “Hôm ấy là ngày mồng 1/11 năm Tự Đức thứ 31 (1878), ngày mà Bùi Viện vĩnh viễn ra đi, bỏ lại sau lưng một sự nghiệp vĩ đại không người thừa kế. Cả ngày hôm ấy ông vẫn mạnh khoẻ, nhưng đến chập tối, ông kêu đau nhức khắp mình mẩy và đến nửa đêm thì mất”.
Tuy nhiên, TS Bùi Tiên Khôi, là cháu đời thứ 12 của tộc Bùi, tức cháu bốn đời của Bùi Viện cho biết: “Ngày 1/11 năm Tự Đức thứ 31 tức năm 1878, Bùi Viện đi dự tiệc. Toà Khâm sứ Pháp mua chuộc kẻ hầu rượu bỏ độc dược vào thức ăn đồ uống. Khi về đến tư dinh, Bùi Viện kêu đau bụng dữ dội và chết ngay trong đêm ấy tại Huế. 
Bà cao tổ, kế thất của ông Bùi Viện, được ông trăn trối hãy trốn đi ngay để tránh cái họa “nhổ cỏ tận gốc” của kẻ thù, nên đã đưa con là Bùi Tình vào lánh tại Bình Định, lập ra nhánh mới cho họ Bùi từ đấy”.
Sang to cai chet cua nguoi Viet dau tien den Hoa Ky-Hinh-2
Từ đường họ Bùi tại thôn Trình Trung Tây. 
Cũng theo TS Bùi Tiên Khôi thì: “Năm 1875, Chính phủ Pháp cử Rheinart làm khâm sứ ở Huế. Rheinart đã ra sức điều tra tất cả những nhân vật yêu nước của triều đình Huế và đệ trình về Pháp với đề nghị phải loại trừ Bùi Viện”.
Rheinart viện dẫn hòa ước năm 1862, hòa ước nhượng đứt 3 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp có đoạn: “Hễ nước Việt Nam có giao thiệp với nước nào thì phải cho chính phủ Pháp biết và khi nào muốn nhường đất cho nước nào phải tùy ý nước Pháp thuận mới được. Thế mà triều đình Huế đã cử Bùi Viện qua Mỹ hai lần, năm 1873, 1875, để bí mật xin viện trợ quân sự, kinh tế chống Pháp”. 
Rheinart yêu cầu triều đình Huế cách chức Bùi Viện, triều đình Huế chẳng những không nghe theo mà còn lạnh nhạt, thù hận Rheinart ra mặt. Trong không khí ngột ngạt khó thở đó, Rheinart cáo bệnh về Pháp sau một năm ở Huế và Philastre qua thay. 
Philastre tiếp tục mật trình về Pháp những hoạt động phát triển của Tuần dương quân và yêu cầu ám sát Bùi Viện, một trở ngại lớn trong cuộc xâm lăng toàn cõi Việt Nam. Đề nghị của Philastre được Rheinart, người tiền nhiệm khâm sứ Pháp tại triều đình Huế đang làm việc trong Chính phủ Pháp nhiệt liệt tán thành và hỗ trợ, do đó lệnh được chuẩn y.
Ngay sau cái chết của Bùi Viện, Tuần dương quân Việt Nam tan rã, Rheinart được thăng thưởng trở qua Việt Nam ngày 14/5/1879 tái nhậm chức khâm sứ Pháp tại Huế, thay thế Philastre. Triều đình Huế mà trực tiếp là vua Tự Đức vô cùng phẫn nộ trước cái chết của đại thần Bùi Viện nên Philastre phải xin rời khỏi Huế.
Sang to cai chet cua nguoi Viet dau tien den Hoa Ky-Hinh-3
Sau khi Bùi Viện qua đời, Thanh đoàn cũng tan rã. 
Biển thủ công quỹ?
Tuy nhiên, lại có một thuyết khác nói Bùi Viện chết không phải do thực dân Pháp đầu độc mà do các nịnh thần của triều đình Huế tiến hành. Việc ấy được viện dẫn trong cuốn sử tộc Bùi như sau:
Khi ở Hoa Kỳ về, Bùi Viện tâu vua nên theo người, sửa đổi nền văn học của nước nhà cho thực tế hơn và trình bày những tiến bộ cơ khí của các nước văn minh, mà nước nhà cần cho nhân tài đi học hỏi nhiều. Nhưng lúc vua quan hội bàn thì số đông cho rằng, Bùi Viện tâng bốc người, kém đề cao những gì mình đã có. Trước sức ép của số đông, Tự Đức khước từ những đề nghị của Bùi Viện.
Đặc biệt, khi Bùi Viện được vua giao trọng trách xây cảng Hải Phòng, lập Tuần dương quân đã được quyền “tiền trảm hậu tấu”. Bởi thế, khi tiến hành việc, những tiêu pha tốn kém là không tránh khỏi.
Bùi Viện phải đề nghị kho Bắc Hà chi tiền để khỏi lỡ việc công. Khi hồi kinh, ông tấu trình sự việc và được vua khen là có tài quyền biến, biết tùy cơ lo liệu. Thế nhưng, nịnh thần đã tố cáo và cho rằng, Bùi Viện lợi dụng việc công để biển thủ công quỹ triều đình.
Vậy là sau bữa dự tiệc tại triều đình, khi về đến tư dinh thì Bùi Viện đau bụng dữ dội và có dối lại đôi lời cho người nhà rồi tắt thở.
Sang to cai chet cua nguoi Viet dau tien den Hoa Ky-Hinh-4
Ông Bùi Luật có giữ những tư liệu nói về việc Bùi Viện bị đầu độc. 
Sau khi Bùi Viện qua đời, triều đình lập một ủy ban điều tra sản nghiệp của ông. Kết quả là: “Năm gian nhà Bùi Viện thềm vách lở thêm vì mưa nắng, cột kèo xiêu vẹo, không có chi gọi là tư sản”.
Lúc này, vua Tự Đức mới kiên quyết phê xá những việc đã qua, nghĩa là 36 vạn quan tiền do kho miền Bắc đã xuất ra được chính thức coi là để chi vào việc quân cơ.
Bùi Viện chết, các nhân viên Nha tuần hải phúng ông khi cử hành tang lễ: “Dưới trời chỉ có người kỳ tài mới làm được những việc mới lạ, những kẻ kiến thức tầm thường nếu được ở trong cửa những người đó, cũng là một việc đáng mong mỏi lắm rồi. Huống chi lại được trực tiếp can thiệp đến những việc lớn của nhà nước là ngoài chỗ mọi người có thể lo liệu được. Chúng tôi bàn riêng với nhau: Được thấy những chuyện lạ, cũng là một việc sướng trong đời!”.
Khi ông mất, Thanh Đoàn gồm hàng trăm người trước kia là cướp biển gốc Hoa kéo về tận làng Trình Phố, Thái Bình quê của Bùi Viện để khóc và cúng tế ông với bức trướng “Thiên tải nhất ngộ” (Ngàn đời mới gặp một người). Sau đó họ giải tán để lại theo đường cũ không chịu phục tùng người nào khác ngoài Bùi Viện.
Lại bộ Thượng thư, danh sĩ Nguyễn Tư Giản phúng điếu Bùi Viện hai câu đối: “Tha sinh hoặc vị vong gia quốc/Tráng chí không lân phó hải san” – dịch là: Kiếp sau chưa dứt tình nhà nước/Chí lớn đành đem gửi biển non.

Người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ là ai?

(Kiến Thức) - Theo các tư liệu mới xác định, người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ là ông Trần Trọng Khiêm, với đầy ắp những thăng trầm nơi đất khách và ý chí kiên cường khi về nước khai hoang lập ấp...

Người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ là ai?
Bỏ quê trốn đi biệt tích
Các nguồn sách báo xưa nói tới người Việt Nam đầu tiên đi sang Mỹ là ông Bùi Viện (1841 - 1878). Ông là một nhà ngoại giao, làm quan dưới triều Nguyễn. Bùi Viện quê ở làng Trình Phố, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đến Mỹ năm 1873, được Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ tiếp và hứa sẽ hợp tác nếu có quốc thư. Lần thứ hai, ông Bùi Viện trở lại Mỹ với bức thư của vua Tự Đức, bị Tổng thống Mỹ Ulysses Grant từ chối nên cuộc bang giao không thành. 

Ly kỳ chuyện ông hoàng thất tình xuống tóc đi tu

(Kiến Thức) - Dân gian Trung Quốc xưa nay vẫn đồn đại câu chuyện ly kỳ lắm uẩn khúc về một ông hoàng thất tình xuống tóc đi tu. Thực hư chuyện này thế nào? 

Ly kỳ chuyện ông hoàng thất tình xuống tóc đi tu

Dân gian Trung Quốc xưa nay vẫn đồn đại câu chuyện ly kỳ lắm uẩn khúc về một ông hoàng thất tình xuống tóc đi tu. Thực hư chuyện này thế nào? Vị hoàng đế được nhắc đến trong câu chuyện lạ lùng này chính là hoàng đế Thuận Trị. Ái Tân Giáp La Phúc Lâm hoàng đế Thuận Trị là hoàng đế đầu tiên của nhà Thanh. Kế vị từ khi mới là đứa trẻ lên 5, năm 1661 Thuận Trị đột ngột băng hà khi chưa tròn 24 tuổi. Việc Thuận Trị đột ngột băng hà luôn khiến cho người ta cảm thấy hoài nghi, cũng chính vì thế trong nhân gian đã lưu truyền nhiều cách giải thích khác nhau rằng: hoàng thượng chưa “băng hà”, trong Hiếu lăng của Đông lăng nhà Thanh chỉ có một cỗ quan tài trống, hoàng đế Thuận Trị nhìn thấu hồng trần nên xuất gia đi tu. Ảnh: Chân dung vua Thiệu Trị.
 Dân gian Trung Quốc xưa nay vẫn đồn đại câu chuyện ly kỳ lắm uẩn khúc về một ông hoàng thất tình xuống tóc đi tu. Thực hư chuyện này thế nào? Vị hoàng đế được nhắc đến trong câu chuyện lạ lùng này chính là hoàng đế Thuận Trị. Ái Tân Giáp La Phúc Lâm hoàng đế Thuận Trị là hoàng đế đầu tiên của nhà Thanh. Kế vị từ khi mới là đứa trẻ lên 5, năm 1661 Thuận Trị đột ngột băng hà khi chưa tròn 24 tuổi. Việc Thuận Trị đột ngột băng hà luôn khiến cho người ta cảm thấy hoài nghi, cũng chính vì thế trong nhân gian đã lưu truyền nhiều cách giải thích khác nhau rằng: hoàng thượng chưa “băng hà”, trong Hiếu lăng của Đông lăng nhà Thanh chỉ có một cỗ quan tài trống,  hoàng đế Thuận Trị nhìn thấu hồng trần nên xuất gia đi tu. Ảnh: Chân dung vua Thiệu Trị. 

Liên quan đến truyền thuyết “Thuận Trị xuất gia” cho đến tận bây giờ vẫn không ngừng được thêu dệt thêm thắt nội dung và bằng chứng và vẫn được đưa vào phim ảnh, tiểu thuyết, thơ ca. Trong bài “Thanh Băng sơn tán Phật thi” của nhà thơ nổi tiếng nhà Thanh Ngô Vỹ Nghiệp có câu "Phòng tinh cánh vị động, thiên giáng bạch ngọc quan” tương truyền muốn nói rằng khi Đổng Ngạc Phi mất, hoàng đế Thuận Trị đau lòng nên đã “Tây hành” đến Núi Thanh Lương (núi Ngũ Đài sơn) xuất gia. Ảnh: Tạo hình hoàng đế Thiệu Trị trên phim ảnh Trung Quốc.
Liên quan đến truyền thuyết “Thuận Trị xuất gia” cho đến tận bây giờ vẫn không ngừng được thêu dệt thêm thắt nội dung và bằng chứng và vẫn được đưa vào phim ảnh, tiểu thuyết, thơ ca. Trong bài “Thanh Băng sơn tán Phật thi” của nhà thơ nổi tiếng nhà Thanh Ngô Vỹ Nghiệp có câu "Phòng tinh cánh vị động, thiên giáng bạch ngọc quan” tương truyền muốn nói rằng khi Đổng Ngạc Phi mất, hoàng đế Thuận Trị đau lòng nên đã “Tây hành” đến Núi Thanh Lương (núi Ngũ Đài sơn) xuất gia. Ảnh: Tạo hình hoàng đế Thiệu Trị trên phim ảnh Trung Quốc. 

Con trai của Thuận Trị chính là hoàng đế Khang Hy đã 6 lần tuần thú phía Tây thì trong đó có 5 lần đến núi Ngũ Đài, mục đích chính là để tìm kiếm và thăm phụ hoàng Thuận Trị. Thời “Canh Tý chi biến” Từ Hi Thái Hậu đã đưa Quang Tự hoàng đế lánh nạn đến núi Ngũ Đài, hòa thượng ở núi Ngũ Đài đã dùng rất nhiều đồ đựng quý hiếm để chiêu đãi họ mà những đồ này chỉ dùng cho hoàng thượng trong cung đình. Vì thế có người đã đoán những đồ này có thể là của hoàng đế Thuận Trị khi xuất gia đã mang đến núi Ngũ Đài. Ảnh: Chân dung vua Khang Hy - con trai hoàng đế Thuận Trị.
Con trai của Thuận Trị chính là hoàng đế Khang Hy đã 6 lần tuần thú phía Tây thì trong đó có 5 lần đến núi Ngũ Đài, mục đích chính là để tìm kiếm và thăm phụ hoàng Thuận Trị. Thời “Canh Tý chi biến” Từ Hi Thái Hậu đã đưa Quang Tự hoàng đế lánh nạn đến núi Ngũ Đài, hòa thượng ở núi Ngũ Đài đã dùng rất nhiều đồ đựng quý hiếm để chiêu đãi họ mà những đồ này chỉ dùng cho hoàng thượng trong cung đình. Vì thế có người đã đoán những đồ này có thể là của hoàng đế Thuận Trị khi xuất gia đã mang đến núi Ngũ Đài. Ảnh: Chân dung vua Khang Hy - con trai hoàng đế Thuận Trị.  

Thực ra những “dẫn chứng” trên không hề có cơ sở khoa học. Nhưng việc Thuận Trị muốn xuất gia là có thật, và ông có cơ duyên với Phật giáo và thông hiểu về đạo Phật. Khi Đa Nhĩ Cổn qua đời, Thuận Trị mới 12 tuổi và bắt đầu trực tiếp quản lý việc triều chính, cũng từ đây ông có được cơ duyên với Phật giáo khi quen biết với Biệt Sơn pháp sư. Năm đó hoàng đế Thuận Trị đi săn và biết trên núi có động Tri Chỉ bên trong có vị biệt sơn pháp sư đã tĩnh tu trong động được 9 năm thì cảm thấy vô cùng khâm phục bèn lên núi thăm. Biệt sơn pháp sư ra khỏi động Tri Chỉ nghênh giá. Sau khi hồi cung, ông lập tức cho mở Vạn Thiện điện ở vườn Tây Uyển Tiêu (còn gọi là vườn Minh Tiêu). Ông thỉnh biệt sơn pháp sư đến điện Vạn Thiện để tu thân, tham thiền. Nhưng sau khi đến theo tính lễ tiết pháp sư bèn từ chối ý tốt của hoàng thượng và trở về núi Cảnh Trung tu luyện. Ảnh: Tạo hình hoàng đế Thiệu Trị thời trẻ trên phim.
 Thực ra những “dẫn chứng” trên không hề có cơ sở khoa học. Nhưng việc Thuận Trị muốn xuất gia là có thật, và ông có cơ duyên với Phật giáo và thông hiểu về đạo Phật. Khi Đa Nhĩ Cổn qua đời, Thuận Trị mới 12 tuổi và bắt đầu trực tiếp quản lý việc triều chính, cũng từ đây ông có được cơ duyên với Phật giáo khi quen biết với Biệt Sơn pháp sư. Năm đó hoàng đế Thuận Trị đi săn và biết trên núi có động Tri Chỉ bên trong có vị biệt sơn pháp sư đã tĩnh tu trong động được 9 năm thì cảm thấy vô cùng khâm phục bèn lên núi thăm. Biệt sơn pháp sư ra khỏi động Tri Chỉ nghênh giá. Sau khi hồi cung, ông lập tức cho mở Vạn Thiện điện ở vườn Tây Uyển Tiêu (còn gọi là vườn Minh Tiêu). Ông thỉnh biệt sơn pháp sư đến điện Vạn Thiện để tu thân, tham thiền. Nhưng sau khi đến theo tính lễ tiết pháp sư bèn từ chối ý tốt của hoàng thượng và trở về núi Cảnh Trung tu luyện. Ảnh: Tạo hình hoàng đế Thiệu Trị thời trẻ trên phim. 

Tuy không giữ chân được biệt sơn pháp sư nhưng đã giúp Thuận Trị khai thông. Ông vui mừng phát hiện ra rằng, trên thế giới còn có một số thế giới độc lập khác như thế giới của những người xuất gia không ăn thức ăn của nhân gian mà tâm tĩnh, không ham hố. Cùng chính từ đó hoàng đế Thuận Trị ngày càng hứng thú với Phật giáo. Ông thường xuyên thỉnh các cao tăng của Phật giáo đến Vạn Thiện điện. Ông bắt đầu tin và cho rằng ngôi cao quyền trượng của bản thân chẳng qua cũng chỉ là phù du. Kiếp lai sinh ở đâu chưa thể biết, chỉ cần kiếp này thành tâm tham thiền ngộ pháp mới có thể thoát được bể khổ vô tận của kiếp người. Chính vì thế mà đam mê của Thuận Trị với Phật giáo ngày càng sâu sắc, thậm chí rất nhiều lần đã muốn xuất gia và nguyện vọng này có liên quan sâu sắc với sự bất mãn trong cuộc sống hiện tại. Ảnh: Tạo hình hoàng đế Thiệu Trị trên phim.
 Tuy không giữ chân được biệt sơn pháp sư nhưng đã giúp Thuận Trị khai thông. Ông vui mừng phát hiện ra rằng, trên thế giới còn có một số thế giới độc lập khác như thế giới của những người xuất gia không ăn thức ăn của nhân gian mà tâm tĩnh, không ham hố. Cùng chính từ đó hoàng đế Thuận Trị ngày càng hứng thú với Phật giáo. Ông thường xuyên thỉnh các cao tăng của Phật giáo đến Vạn Thiện điện. Ông bắt đầu tin và cho rằng ngôi cao quyền trượng của bản thân chẳng qua cũng chỉ là phù du. Kiếp lai sinh ở đâu chưa thể biết, chỉ cần kiếp này thành tâm tham thiền ngộ pháp mới có thể thoát được bể khổ vô tận của kiếp người. Chính vì thế mà đam mê của Thuận Trị với Phật giáo ngày càng sâu sắc, thậm chí rất nhiều lần đã muốn xuất gia và nguyện vọng này có liên quan sâu sắc với sự bất mãn trong cuộc sống hiện tại. Ảnh: Tạo hình hoàng đế Thiệu Trị trên phim. 

Cuộc sống riêng tư của ông không hạnh phúc. Vì nhu cầu chính trị nên Thuận Trị phải lập hai người từ gia tộc Bác Nhĩ Cát Đặc thị của thái hậu Hiếu trang làm hoàng hậu. Hoàng hậu thứ nhất thì kiêu căng ngạo nghễ và xấc láo nên Thuận Trị phế bỏ. Hoàng hậu thứ hai vô dụng, bất tài không thể xứng với hoàng đế nhưng vì Thái hậu nên ông không phế truất. Các phi tần khác cũng hiếm hoi có người tài giỏi. Sống trong áp lực và bất mãn nên vị hoàng đế trẻ đã nảy sinh muốn lánh xa bụi trần xuất gia đi tu là điều dễ hiểu và cái chết của sủng phi Đổng Ngạc Thị càng thôi thúc Thuận Trị gửi thân nơi cửa Phật. Ảnh minh họa mối tình giữa Thiệu Trị và Đổng Ngạc Thị.
 Cuộc sống riêng tư của ông không hạnh phúc. Vì nhu cầu chính trị nên Thuận Trị phải lập hai người từ gia tộc Bác Nhĩ Cát Đặc thị của thái hậu Hiếu trang làm hoàng hậu. Hoàng hậu thứ nhất thì kiêu căng ngạo nghễ và xấc láo nên Thuận Trị phế bỏ. Hoàng hậu thứ hai vô dụng, bất tài không thể xứng với hoàng đế nhưng vì Thái hậu nên ông không phế truất. Các phi tần khác cũng hiếm hoi có người tài giỏi. Sống trong áp lực và bất mãn nên vị hoàng đế trẻ đã nảy sinh muốn lánh xa bụi trần xuất gia đi tu là điều dễ hiểu và cái chết của sủng phi Đổng Ngạc Thị càng thôi thúc Thuận Trị gửi thân nơi cửa Phật. Ảnh minh họa mối tình giữa Thiệu Trị và Đổng Ngạc Thị. 

Thân thế của Đổng Ngạc Thị cũng nhuốm màu huyền bí. Có chuyện giải thích nàng chính là nàng Đổng Tiểu Uyển - một trong 8 người đẹp nổi tiếng ở Tần Hoài. Chuyện thì kể nàng vốn là vợ một người lính Mãn Châu chết trận. Cũng có thuyết giải thích rằng Đổng Ngạc Thị vốn là em dâu vợ của Tương vương. Hiện nay cũng không tìm thấy bất kì một tranh vẽ nào về nàng Đổng Ngạc Thị nên nhan sắc của nàng thế nào mọi người có thể thoải mái tưởng tượng. Nhưng theo ghi chép trong “Thanh sử cảo hậu phi truyền” thì nàng là ái phi được Thuận Trị sủng ái nhất. Ảnh minh họa Đổng Ngạc Thị.
Thân thế của Đổng Ngạc Thị cũng nhuốm màu huyền bí. Có chuyện giải thích nàng chính là nàng Đổng Tiểu Uyển - một trong 8 người đẹp nổi tiếng ở Tần Hoài. Chuyện thì kể nàng vốn là vợ một người lính Mãn Châu chết trận. Cũng có thuyết giải thích rằng Đổng Ngạc Thị vốn là em dâu vợ của Tương vương. Hiện nay cũng không tìm thấy bất kì một tranh vẽ nào về nàng Đổng Ngạc Thị nên nhan sắc của nàng thế nào mọi người có thể thoải mái tưởng tượng. Nhưng theo ghi chép trong “Thanh sử cảo hậu phi truyền” thì nàng là ái phi được Thuận Trị sủng ái nhất. Ảnh minh họa Đổng Ngạc Thị.  

Sau khi nàng vào cung được phong là Hiền phi, chỉ sau bốn tháng đã được sắc phong lên hoàng quý phi và hoàng thượng ra chiếu đại xá thiên hạ, đây là chuyện hiếm thấy trong lịch sử. Không lâu sau Đổng Ngạc thị sinh cho Thuận Trị một hoàng tử. Tuy đây là vị hoàng tử thứ tư nhưng Thuận Trị vẫn cho đại xá thiên hạ và trong chiếu thư lại ghi rất rõ là “ hoàng tử thứ nhất”, rõ ràng sau này muốn truyền ngôi cho người con này. Qua những việc này đủ biết được tấm si tình của Thuận Trị giành cho nàng Đổng Thị. Ảnh minh họa Đổng Ngạc Thị.
 Sau khi nàng vào cung được phong là Hiền phi, chỉ sau bốn tháng đã được sắc phong lên hoàng quý phi và hoàng thượng ra chiếu đại xá thiên hạ, đây là chuyện hiếm thấy trong lịch sử. Không lâu sau Đổng Ngạc thị sinh cho Thuận Trị một hoàng tử. Tuy đây là vị hoàng tử thứ tư nhưng Thuận Trị vẫn cho đại xá thiên hạ và trong chiếu thư lại ghi rất rõ là “ hoàng tử thứ nhất”, rõ ràng sau này muốn truyền ngôi cho người con này. Qua những việc này đủ biết được tấm si tình của Thuận Trị giành cho nàng Đổng Thị. Ảnh minh họa Đổng Ngạc Thị. 

Đối với Thuận Trị, nàng là người hiền lành, lương thiện, luôn quan tâm chăm sóc chu đáo việc ăn mặc đi lại của hoàng thượng. Nàng thông minh, đa tài lại rất tinh thông phật pháp. Hai người có thể chia sẻ với nhau mọi chuyện. Đối với Thái hậu và hoàng hậu thì kính trọng nhất mực, ốm đau nàng tận tình chăm sóc ngày đêm, với kẻ dưới thì yêu thương, độ lượng. Đang bất mãn về hôn nhân, đang cô độc trên triều gặp nàng như gặp được tri kỉ vì thế Thuận Trị sủng ái nàng không có gì lạ. Nhưng bất hạnh thay hoàng tử của Đổng Ngạc thị sinh ra chưa được 100 ngày thì qua đời. Hai năm sau nàng cũng ra đi khi vừa 22 tuổi đã để lại nỗi đau khôn cùng cho Thuận Trị. Thuận Trị đã dọa chết ép thái hậu truy phong cho nàng là hoàng hậu. Lễ tang của nàng tổ chức đặc biệt long trọng. Nỗi đau chồng nỗi đau, cũng chỉ bốn tháng sau khi sủng phi chết, Thuận Trị cũng băng hà, chính vì thế mọi người hoài nghi và cho rằng vì quá đau đớn và tuyệt vọng mà hoàng đế đã xuất gia đi tu.
 Đối với Thuận Trị, nàng là người hiền lành, lương thiện, luôn quan tâm chăm sóc chu đáo việc ăn mặc đi lại của hoàng thượng. Nàng thông minh, đa tài lại rất tinh thông phật pháp. Hai người có thể chia sẻ với nhau mọi chuyện. Đối với Thái hậu và hoàng hậu thì kính trọng nhất mực, ốm đau nàng tận tình chăm sóc ngày đêm, với kẻ dưới thì yêu thương, độ lượng. Đang bất mãn về hôn nhân, đang cô độc trên triều gặp nàng như gặp được tri kỉ vì thế Thuận Trị sủng ái nàng không có gì lạ. Nhưng bất hạnh thay hoàng tử của Đổng Ngạc thị sinh ra chưa được 100 ngày thì qua đời. Hai năm sau nàng cũng ra đi khi vừa 22 tuổi đã để lại nỗi đau khôn cùng cho Thuận Trị. Thuận Trị đã dọa chết ép thái hậu truy phong cho nàng là hoàng hậu. Lễ tang của nàng tổ chức đặc biệt long trọng. Nỗi đau chồng nỗi đau, cũng chỉ bốn tháng sau khi sủng phi chết, Thuận Trị cũng băng hà, chính vì thế mọi người hoài nghi và cho rằng vì quá đau đớn và tuyệt vọng mà hoàng đế đã xuất gia đi tu.
Theo một số ghi chép đáng tin cậy trong sử sách, Thuận Trị từng muốn xuất gia nhưng không thành. Tháng 10/1660 tức năm thứ 17 Thuận Trị, sau hơn một tháng Đổng Ngạc Thị mất, Thuận Trị đã mời Mão Khê Sâm thiền sư đến Vạn Thiện điện làm lễ xuống tóc đi tu. Hiếu Trang thái hậu vội vàng cho mời sư phụ Ngọc Lâm Thông Tú của Mão Khê Sâm thiền sư đến Bắc Kinh thỉnh cầu ông ấy khuyên Thuận Trị nhưng cũng không khuyên được, cuối cùng phải nghĩ ra một chiêu thiêu sống Mão Khê Sâm thì Thuận Trị mới bỏ ý định xuất gia.
 Theo một số ghi chép đáng tin cậy trong sử sách, Thuận Trị từng muốn xuất gia nhưng không thành. Tháng 10/1660 tức năm thứ 17 Thuận Trị, sau hơn một tháng Đổng Ngạc Thị mất, Thuận Trị đã mời Mão Khê Sâm thiền sư đến Vạn Thiện điện làm lễ xuống tóc đi tu. Hiếu Trang thái hậu vội vàng cho mời sư phụ Ngọc Lâm Thông Tú của Mão Khê Sâm thiền sư đến Bắc Kinh thỉnh cầu ông ấy khuyên Thuận Trị nhưng cũng không khuyên được, cuối cùng phải nghĩ ra một chiêu thiêu sống Mão Khê Sâm thì Thuận Trị mới bỏ ý định xuất gia. 
Cuối cùng Thuận Trị không thể hoàn thành được tâm nguyện xuất gia. Đêm mùng 5 sáng mùng 6 tháng 2 năm 1661, Thuận Trị băng hà vì mắc đậu mùa. Sau khi ông mất, cuối cùng Hiếu Trang hoàng thái hậu đã chọn Huyền Diệu (Khang Hy) kế vị vì Huyền Diệu đã từng khỏi đậu mùa. Sau 2 năm Khang Hy kế vị đã cho táng Thuận Trị tại Hiếu lăng với Đổng Ngạc Phi và mẹ đẻ của Khang Hy là Hiếu Khang Chương hoàng hậu. Dù sao với một thiên tử si tình như Thuận Trị được chết chung một huyệt với người trong mộng cũng đã được an ủi phần nào.
 Cuối cùng Thuận Trị không thể hoàn thành được tâm nguyện xuất gia. Đêm mùng 5 sáng mùng 6 tháng 2 năm 1661, Thuận Trị băng hà vì mắc đậu mùa. Sau khi ông mất, cuối cùng Hiếu Trang hoàng thái hậu đã chọn Huyền Diệu (Khang Hy) kế vị vì Huyền Diệu đã từng khỏi đậu mùa. Sau 2 năm Khang Hy kế vị đã cho táng Thuận Trị tại Hiếu lăng với Đổng Ngạc Phi và mẹ đẻ của Khang Hy là Hiếu Khang Chương hoàng hậu. Dù sao với một thiên tử si tình như Thuận Trị được chết chung một huyệt với người trong mộng cũng đã được an ủi phần nào. 

Ngôi làng Bát Quái kỳ bí của hậu duệ Khổng Minh

Ngôi làng Bát Quái Chu Cát thuộc Triết Giang, Trung Quốc ngày nay được cho là xây dựng theo "Bát Trận đồ" của Khổng Minh với nhiều đặc điểm độc đáo.

Ngôi làng Bát Quái kỳ bí của hậu duệ Khổng Minh
Ngoi lang Bat Quai ky bi cua hau due Khong Minh
Những ai yêu thích nhân vật Khổng Minh trong "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung chắc hẳn đều biết tới "Bát trận đồ" - đỉnh cao nghệ thuật quân sự do Khổng Minh sáng tạo ra. Ảnh: Baike. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới