Ly kỳ chuyện ông hoàng thất tình xuống tóc đi tu

Ly kỳ chuyện ông hoàng thất tình xuống tóc đi tu

(Kiến Thức) - Dân gian Trung Quốc xưa nay vẫn đồn đại câu chuyện ly kỳ lắm uẩn khúc về một ông hoàng thất tình xuống tóc đi tu. Thực hư chuyện này thế nào? 

Dân gian Trung Quốc xưa nay vẫn đồn đại câu chuyện ly kỳ lắm uẩn khúc về một ông hoàng thất tình xuống tóc đi tu. Thực hư chuyện này thế nào? Vị hoàng đế được nhắc đến trong câu chuyện lạ lùng này chính là hoàng đế Thuận Trị. Ái Tân Giáp La Phúc Lâm hoàng đế Thuận Trị là hoàng đế đầu tiên của nhà Thanh. Kế vị từ khi mới là đứa trẻ lên 5, năm 1661 Thuận Trị đột ngột băng hà khi chưa tròn 24 tuổi. Việc Thuận Trị đột ngột băng hà luôn khiến cho người ta cảm thấy hoài nghi, cũng chính vì thế trong nhân gian đã lưu truyền nhiều cách giải thích khác nhau rằng: hoàng thượng chưa “băng hà”, trong Hiếu lăng của Đông lăng nhà Thanh chỉ có một cỗ quan tài trống, hoàng đế Thuận Trị nhìn thấu hồng trần nên xuất gia đi tu. Ảnh: Chân dung vua Thiệu Trị.
Dân gian Trung Quốc xưa nay vẫn đồn đại câu chuyện ly kỳ lắm uẩn khúc về một ông hoàng thất tình xuống tóc đi tu. Thực hư chuyện này thế nào? Vị hoàng đế được nhắc đến trong câu chuyện lạ lùng này chính là hoàng đế Thuận Trị. Ái Tân Giáp La Phúc Lâm hoàng đế Thuận Trị là hoàng đế đầu tiên của nhà Thanh. Kế vị từ khi mới là đứa trẻ lên 5, năm 1661 Thuận Trị đột ngột băng hà khi chưa tròn 24 tuổi. Việc Thuận Trị đột ngột băng hà luôn khiến cho người ta cảm thấy hoài nghi, cũng chính vì thế trong nhân gian đã lưu truyền nhiều cách giải thích khác nhau rằng: hoàng thượng chưa “băng hà”, trong Hiếu lăng của Đông lăng nhà Thanh chỉ có một cỗ quan tài trống, hoàng đế Thuận Trị nhìn thấu hồng trần nên xuất gia đi tu. Ảnh: Chân dung vua Thiệu Trị.
Liên quan đến truyền thuyết “Thuận Trị xuất gia” cho đến tận bây giờ vẫn không ngừng được thêu dệt thêm thắt nội dung và bằng chứng và vẫn được đưa vào phim ảnh, tiểu thuyết, thơ ca. Trong bài “Thanh Băng sơn tán Phật thi” của nhà thơ nổi tiếng nhà Thanh Ngô Vỹ Nghiệp có câu "Phòng tinh cánh vị động, thiên giáng bạch ngọc quan” tương truyền muốn nói rằng khi Đổng Ngạc Phi mất, hoàng đế Thuận Trị đau lòng nên đã “Tây hành” đến Núi Thanh Lương (núi Ngũ Đài sơn) xuất gia. Ảnh: Tạo hình hoàng đế Thiệu Trị trên phim ảnh Trung Quốc.
Liên quan đến truyền thuyết “Thuận Trị xuất gia” cho đến tận bây giờ vẫn không ngừng được thêu dệt thêm thắt nội dung và bằng chứng và vẫn được đưa vào phim ảnh, tiểu thuyết, thơ ca. Trong bài “Thanh Băng sơn tán Phật thi” của nhà thơ nổi tiếng nhà Thanh Ngô Vỹ Nghiệp có câu "Phòng tinh cánh vị động, thiên giáng bạch ngọc quan” tương truyền muốn nói rằng khi Đổng Ngạc Phi mất, hoàng đế Thuận Trị đau lòng nên đã “Tây hành” đến Núi Thanh Lương (núi Ngũ Đài sơn) xuất gia. Ảnh: Tạo hình hoàng đế Thiệu Trị trên phim ảnh Trung Quốc.
Con trai của Thuận Trị chính là hoàng đế Khang Hy đã 6 lần tuần thú phía Tây thì trong đó có 5 lần đến núi Ngũ Đài, mục đích chính là để tìm kiếm và thăm phụ hoàng Thuận Trị. Thời “Canh Tý chi biến” Từ Hi Thái Hậu đã đưa Quang Tự hoàng đế lánh nạn đến núi Ngũ Đài, hòa thượng ở núi Ngũ Đài đã dùng rất nhiều đồ đựng quý hiếm để chiêu đãi họ mà những đồ này chỉ dùng cho hoàng thượng trong cung đình. Vì thế có người đã đoán những đồ này có thể là của hoàng đế Thuận Trị khi xuất gia đã mang đến núi Ngũ Đài. Ảnh: Chân dung vua Khang Hy - con trai hoàng đế Thuận Trị.
Con trai của Thuận Trị chính là hoàng đế Khang Hy đã 6 lần tuần thú phía Tây thì trong đó có 5 lần đến núi Ngũ Đài, mục đích chính là để tìm kiếm và thăm phụ hoàng Thuận Trị. Thời “Canh Tý chi biến” Từ Hi Thái Hậu đã đưa Quang Tự hoàng đế lánh nạn đến núi Ngũ Đài, hòa thượng ở núi Ngũ Đài đã dùng rất nhiều đồ đựng quý hiếm để chiêu đãi họ mà những đồ này chỉ dùng cho hoàng thượng trong cung đình. Vì thế có người đã đoán những đồ này có thể là của hoàng đế Thuận Trị khi xuất gia đã mang đến núi Ngũ Đài. Ảnh: Chân dung vua Khang Hy - con trai hoàng đế Thuận Trị.
Thực ra những “dẫn chứng” trên không hề có cơ sở khoa học. Nhưng việc Thuận Trị muốn xuất gia là có thật, và ông có cơ duyên với Phật giáo và thông hiểu về đạo Phật. Khi Đa Nhĩ Cổn qua đời, Thuận Trị mới 12 tuổi và bắt đầu trực tiếp quản lý việc triều chính, cũng từ đây ông có được cơ duyên với Phật giáo khi quen biết với Biệt Sơn pháp sư. Năm đó hoàng đế Thuận Trị đi săn và biết trên núi có động Tri Chỉ bên trong có vị biệt sơn pháp sư đã tĩnh tu trong động được 9 năm thì cảm thấy vô cùng khâm phục bèn lên núi thăm. Biệt sơn pháp sư ra khỏi động Tri Chỉ nghênh giá. Sau khi hồi cung, ông lập tức cho mở Vạn Thiện điện ở vườn Tây Uyển Tiêu (còn gọi là vườn Minh Tiêu). Ông thỉnh biệt sơn pháp sư đến điện Vạn Thiện để tu thân, tham thiền. Nhưng sau khi đến theo tính lễ tiết pháp sư bèn từ chối ý tốt của hoàng thượng và trở về núi Cảnh Trung tu luyện. Ảnh: Tạo hình hoàng đế Thiệu Trị thời trẻ trên phim.
Thực ra những “dẫn chứng” trên không hề có cơ sở khoa học. Nhưng việc Thuận Trị muốn xuất gia là có thật, và ông có cơ duyên với Phật giáo và thông hiểu về đạo Phật. Khi Đa Nhĩ Cổn qua đời, Thuận Trị mới 12 tuổi và bắt đầu trực tiếp quản lý việc triều chính, cũng từ đây ông có được cơ duyên với Phật giáo khi quen biết với Biệt Sơn pháp sư. Năm đó hoàng đế Thuận Trị đi săn và biết trên núi có động Tri Chỉ bên trong có vị biệt sơn pháp sư đã tĩnh tu trong động được 9 năm thì cảm thấy vô cùng khâm phục bèn lên núi thăm. Biệt sơn pháp sư ra khỏi động Tri Chỉ nghênh giá. Sau khi hồi cung, ông lập tức cho mở Vạn Thiện điện ở vườn Tây Uyển Tiêu (còn gọi là vườn Minh Tiêu). Ông thỉnh biệt sơn pháp sư đến điện Vạn Thiện để tu thân, tham thiền. Nhưng sau khi đến theo tính lễ tiết pháp sư bèn từ chối ý tốt của hoàng thượng và trở về núi Cảnh Trung tu luyện. Ảnh: Tạo hình hoàng đế Thiệu Trị thời trẻ trên phim.
Tuy không giữ chân được biệt sơn pháp sư nhưng đã giúp Thuận Trị khai thông. Ông vui mừng phát hiện ra rằng, trên thế giới còn có một số thế giới độc lập khác như thế giới của những người xuất gia không ăn thức ăn của nhân gian mà tâm tĩnh, không ham hố. Cùng chính từ đó hoàng đế Thuận Trị ngày càng hứng thú với Phật giáo. Ông thường xuyên thỉnh các cao tăng của Phật giáo đến Vạn Thiện điện. Ông bắt đầu tin và cho rằng ngôi cao quyền trượng của bản thân chẳng qua cũng chỉ là phù du. Kiếp lai sinh ở đâu chưa thể biết, chỉ cần kiếp này thành tâm tham thiền ngộ pháp mới có thể thoát được bể khổ vô tận của kiếp người. Chính vì thế mà đam mê của Thuận Trị với Phật giáo ngày càng sâu sắc, thậm chí rất nhiều lần đã muốn xuất gia và nguyện vọng này có liên quan sâu sắc với sự bất mãn trong cuộc sống hiện tại. Ảnh: Tạo hình hoàng đế Thiệu Trị trên phim.
Tuy không giữ chân được biệt sơn pháp sư nhưng đã giúp Thuận Trị khai thông. Ông vui mừng phát hiện ra rằng, trên thế giới còn có một số thế giới độc lập khác như thế giới của những người xuất gia không ăn thức ăn của nhân gian mà tâm tĩnh, không ham hố. Cùng chính từ đó hoàng đế Thuận Trị ngày càng hứng thú với Phật giáo. Ông thường xuyên thỉnh các cao tăng của Phật giáo đến Vạn Thiện điện. Ông bắt đầu tin và cho rằng ngôi cao quyền trượng của bản thân chẳng qua cũng chỉ là phù du. Kiếp lai sinh ở đâu chưa thể biết, chỉ cần kiếp này thành tâm tham thiền ngộ pháp mới có thể thoát được bể khổ vô tận của kiếp người. Chính vì thế mà đam mê của Thuận Trị với Phật giáo ngày càng sâu sắc, thậm chí rất nhiều lần đã muốn xuất gia và nguyện vọng này có liên quan sâu sắc với sự bất mãn trong cuộc sống hiện tại. Ảnh: Tạo hình hoàng đế Thiệu Trị trên phim.
Cuộc sống riêng tư của ông không hạnh phúc. Vì nhu cầu chính trị nên Thuận Trị phải lập hai người từ gia tộc Bác Nhĩ Cát Đặc thị của thái hậu Hiếu trang làm hoàng hậu. Hoàng hậu thứ nhất thì kiêu căng ngạo nghễ và xấc láo nên Thuận Trị phế bỏ. Hoàng hậu thứ hai vô dụng, bất tài không thể xứng với hoàng đế nhưng vì Thái hậu nên ông không phế truất. Các phi tần khác cũng hiếm hoi có người tài giỏi. Sống trong áp lực và bất mãn nên vị hoàng đế trẻ đã nảy sinh muốn lánh xa bụi trần xuất gia đi tu là điều dễ hiểu và cái chết của sủng phi Đổng Ngạc Thị càng thôi thúc Thuận Trị gửi thân nơi cửa Phật. Ảnh minh họa mối tình giữa Thiệu Trị và Đổng Ngạc Thị.
Cuộc sống riêng tư của ông không hạnh phúc. Vì nhu cầu chính trị nên Thuận Trị phải lập hai người từ gia tộc Bác Nhĩ Cát Đặc thị của thái hậu Hiếu trang làm hoàng hậu. Hoàng hậu thứ nhất thì kiêu căng ngạo nghễ và xấc láo nên Thuận Trị phế bỏ. Hoàng hậu thứ hai vô dụng, bất tài không thể xứng với hoàng đế nhưng vì Thái hậu nên ông không phế truất. Các phi tần khác cũng hiếm hoi có người tài giỏi. Sống trong áp lực và bất mãn nên vị hoàng đế trẻ đã nảy sinh muốn lánh xa bụi trần xuất gia đi tu là điều dễ hiểu và cái chết của sủng phi Đổng Ngạc Thị càng thôi thúc Thuận Trị gửi thân nơi cửa Phật. Ảnh minh họa mối tình giữa Thiệu Trị và Đổng Ngạc Thị.
Thân thế của Đổng Ngạc Thị cũng nhuốm màu huyền bí. Có chuyện giải thích nàng chính là nàng Đổng Tiểu Uyển - một trong 8 người đẹp nổi tiếng ở Tần Hoài. Chuyện thì kể nàng vốn là vợ một người lính Mãn Châu chết trận. Cũng có thuyết giải thích rằng Đổng Ngạc Thị vốn là em dâu vợ của Tương vương. Hiện nay cũng không tìm thấy bất kì một tranh vẽ nào về nàng Đổng Ngạc Thị nên nhan sắc của nàng thế nào mọi người có thể thoải mái tưởng tượng. Nhưng theo ghi chép trong “Thanh sử cảo hậu phi truyền” thì nàng là ái phi được Thuận Trị sủng ái nhất. Ảnh minh họa Đổng Ngạc Thị.
Thân thế của Đổng Ngạc Thị cũng nhuốm màu huyền bí. Có chuyện giải thích nàng chính là nàng Đổng Tiểu Uyển - một trong 8 người đẹp nổi tiếng ở Tần Hoài. Chuyện thì kể nàng vốn là vợ một người lính Mãn Châu chết trận. Cũng có thuyết giải thích rằng Đổng Ngạc Thị vốn là em dâu vợ của Tương vương. Hiện nay cũng không tìm thấy bất kì một tranh vẽ nào về nàng Đổng Ngạc Thị nên nhan sắc của nàng thế nào mọi người có thể thoải mái tưởng tượng. Nhưng theo ghi chép trong “Thanh sử cảo hậu phi truyền” thì nàng là ái phi được Thuận Trị sủng ái nhất. Ảnh minh họa Đổng Ngạc Thị.
Sau khi nàng vào cung được phong là Hiền phi, chỉ sau bốn tháng đã được sắc phong lên hoàng quý phi và hoàng thượng ra chiếu đại xá thiên hạ, đây là chuyện hiếm thấy trong lịch sử. Không lâu sau Đổng Ngạc thị sinh cho Thuận Trị một hoàng tử. Tuy đây là vị hoàng tử thứ tư nhưng Thuận Trị vẫn cho đại xá thiên hạ và trong chiếu thư lại ghi rất rõ là “ hoàng tử thứ nhất”, rõ ràng sau này muốn truyền ngôi cho người con này. Qua những việc này đủ biết được tấm si tình của Thuận Trị giành cho nàng Đổng Thị. Ảnh minh họa Đổng Ngạc Thị.
Sau khi nàng vào cung được phong là Hiền phi, chỉ sau bốn tháng đã được sắc phong lên hoàng quý phi và hoàng thượng ra chiếu đại xá thiên hạ, đây là chuyện hiếm thấy trong lịch sử. Không lâu sau Đổng Ngạc thị sinh cho Thuận Trị một hoàng tử. Tuy đây là vị hoàng tử thứ tư nhưng Thuận Trị vẫn cho đại xá thiên hạ và trong chiếu thư lại ghi rất rõ là “ hoàng tử thứ nhất”, rõ ràng sau này muốn truyền ngôi cho người con này. Qua những việc này đủ biết được tấm si tình của Thuận Trị giành cho nàng Đổng Thị. Ảnh minh họa Đổng Ngạc Thị.
Đối với Thuận Trị, nàng là người hiền lành, lương thiện, luôn quan tâm chăm sóc chu đáo việc ăn mặc đi lại của hoàng thượng. Nàng thông minh, đa tài lại rất tinh thông phật pháp. Hai người có thể chia sẻ với nhau mọi chuyện. Đối với Thái hậu và hoàng hậu thì kính trọng nhất mực, ốm đau nàng tận tình chăm sóc ngày đêm, với kẻ dưới thì yêu thương, độ lượng. Đang bất mãn về hôn nhân, đang cô độc trên triều gặp nàng như gặp được tri kỉ vì thế Thuận Trị sủng ái nàng không có gì lạ. Nhưng bất hạnh thay hoàng tử của Đổng Ngạc thị sinh ra chưa được 100 ngày thì qua đời. Hai năm sau nàng cũng ra đi khi vừa 22 tuổi đã để lại nỗi đau khôn cùng cho Thuận Trị. Thuận Trị đã dọa chết ép thái hậu truy phong cho nàng là hoàng hậu. Lễ tang của nàng tổ chức đặc biệt long trọng. Nỗi đau chồng nỗi đau, cũng chỉ bốn tháng sau khi sủng phi chết, Thuận Trị cũng băng hà, chính vì thế mọi người hoài nghi và cho rằng vì quá đau đớn và tuyệt vọng mà hoàng đế đã xuất gia đi tu.
Đối với Thuận Trị, nàng là người hiền lành, lương thiện, luôn quan tâm chăm sóc chu đáo việc ăn mặc đi lại của hoàng thượng. Nàng thông minh, đa tài lại rất tinh thông phật pháp. Hai người có thể chia sẻ với nhau mọi chuyện. Đối với Thái hậu và hoàng hậu thì kính trọng nhất mực, ốm đau nàng tận tình chăm sóc ngày đêm, với kẻ dưới thì yêu thương, độ lượng. Đang bất mãn về hôn nhân, đang cô độc trên triều gặp nàng như gặp được tri kỉ vì thế Thuận Trị sủng ái nàng không có gì lạ. Nhưng bất hạnh thay hoàng tử của Đổng Ngạc thị sinh ra chưa được 100 ngày thì qua đời. Hai năm sau nàng cũng ra đi khi vừa 22 tuổi đã để lại nỗi đau khôn cùng cho Thuận Trị. Thuận Trị đã dọa chết ép thái hậu truy phong cho nàng là hoàng hậu. Lễ tang của nàng tổ chức đặc biệt long trọng. Nỗi đau chồng nỗi đau, cũng chỉ bốn tháng sau khi sủng phi chết, Thuận Trị cũng băng hà, chính vì thế mọi người hoài nghi và cho rằng vì quá đau đớn và tuyệt vọng mà hoàng đế đã xuất gia đi tu.
Theo một số ghi chép đáng tin cậy trong sử sách, Thuận Trị từng muốn xuất gia nhưng không thành. Tháng 10/1660 tức năm thứ 17 Thuận Trị, sau hơn một tháng Đổng Ngạc Thị mất, Thuận Trị đã mời Mão Khê Sâm thiền sư đến Vạn Thiện điện làm lễ xuống tóc đi tu. Hiếu Trang thái hậu vội vàng cho mời sư phụ Ngọc Lâm Thông Tú của Mão Khê Sâm thiền sư đến Bắc Kinh thỉnh cầu ông ấy khuyên Thuận Trị nhưng cũng không khuyên được, cuối cùng phải nghĩ ra một chiêu thiêu sống Mão Khê Sâm thì Thuận Trị mới bỏ ý định xuất gia.
Theo một số ghi chép đáng tin cậy trong sử sách, Thuận Trị từng muốn xuất gia nhưng không thành. Tháng 10/1660 tức năm thứ 17 Thuận Trị, sau hơn một tháng Đổng Ngạc Thị mất, Thuận Trị đã mời Mão Khê Sâm thiền sư đến Vạn Thiện điện làm lễ xuống tóc đi tu. Hiếu Trang thái hậu vội vàng cho mời sư phụ Ngọc Lâm Thông Tú của Mão Khê Sâm thiền sư đến Bắc Kinh thỉnh cầu ông ấy khuyên Thuận Trị nhưng cũng không khuyên được, cuối cùng phải nghĩ ra một chiêu thiêu sống Mão Khê Sâm thì Thuận Trị mới bỏ ý định xuất gia.
Cuối cùng Thuận Trị không thể hoàn thành được tâm nguyện xuất gia. Đêm mùng 5 sáng mùng 6 tháng 2 năm 1661, Thuận Trị băng hà vì mắc đậu mùa. Sau khi ông mất, cuối cùng Hiếu Trang hoàng thái hậu đã chọn Huyền Diệu (Khang Hy) kế vị vì Huyền Diệu đã từng khỏi đậu mùa. Sau 2 năm Khang Hy kế vị đã cho táng Thuận Trị tại Hiếu lăng với Đổng Ngạc Phi và mẹ đẻ của Khang Hy là Hiếu Khang Chương hoàng hậu. Dù sao với một thiên tử si tình như Thuận Trị được chết chung một huyệt với người trong mộng cũng đã được an ủi phần nào.
Cuối cùng Thuận Trị không thể hoàn thành được tâm nguyện xuất gia. Đêm mùng 5 sáng mùng 6 tháng 2 năm 1661, Thuận Trị băng hà vì mắc đậu mùa. Sau khi ông mất, cuối cùng Hiếu Trang hoàng thái hậu đã chọn Huyền Diệu (Khang Hy) kế vị vì Huyền Diệu đã từng khỏi đậu mùa. Sau 2 năm Khang Hy kế vị đã cho táng Thuận Trị tại Hiếu lăng với Đổng Ngạc Phi và mẹ đẻ của Khang Hy là Hiếu Khang Chương hoàng hậu. Dù sao với một thiên tử si tình như Thuận Trị được chết chung một huyệt với người trong mộng cũng đã được an ủi phần nào.

GALLERY MỚI NHẤT