Người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ là ai?

(Kiến Thức) - Theo các tư liệu mới xác định, người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ là ông Trần Trọng Khiêm, với đầy ắp những thăng trầm nơi đất khách và ý chí kiên cường khi về nước khai hoang lập ấp...

Người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ là ai?
Bỏ quê trốn đi biệt tích
Các nguồn sách báo xưa nói tới người Việt Nam đầu tiên đi sang Mỹ là ông Bùi Viện (1841 - 1878). Ông là một nhà ngoại giao, làm quan dưới triều Nguyễn. Bùi Viện quê ở làng Trình Phố, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đến Mỹ năm 1873, được Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ tiếp và hứa sẽ hợp tác nếu có quốc thư. Lần thứ hai, ông Bùi Viện trở lại Mỹ với bức thư của vua Tự Đức, bị Tổng thống Mỹ Ulysses Grant từ chối nên cuộc bang giao không thành. 
Nhưng năm 1998, ông Mai Thanh Hải tìm thấy một số tư liệu lưu trữ tại Thư viện Quốc gia 2 TPHCM và một số tài liệu khác được biết trước ông Bùi Viện đó có một người Việt Nam sang Mỹ rồi. Đó là ông Trần Trọng Khiêm (còn có tên khác là Lê Kim), người làng Xuân Lũng, huyện Sơn Vị, phủ Lâm Thao (nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ).
Ông Trần Trọng Khiêm sinh năm 1821 trong một gia đình nho học thuộc vùng quê có truyền thống hiếu học và yêu nước. Thuở nhỏ ông Khiêm cùng học với người anh là Trần Mạnh Trí. Cả hai anh em đều học giỏi, hay chữ. Người anh đi thi, phạm húy, suýt bị tội, ông Khiêm ngán ngẩm con đường khoa cử, bỏ đi buôn gỗ, giao thiệp và quen thân nhiều người dọc sông Thao, sông Cái (sông Hồng), từ Yên Bái qua Bạch Hạc, Việt Trì xuống đến phố Hiến (Hưng Yên). 
Năm 20 tuổi ông Khiêm lấy vợ người họ Lê cùng làng. Do điều kiện buôn bán nên ông thường vắng nhà, tên cai tổng trong làng luôn tìm cách quyến rũ vợ ông. Một sớm bà đi chợ, tên cai tổng cho lính bắt cóc đưa về nhà cưỡng hiếp. Bà không chịu, chống cự lại nên bị cai tổng đánh chết và vứt xác mất tích. Khi ông Khiêm về nhà nghe chuyện liền cầm dao giết chết tên cai tổng để trả thù cho vợ. Xong ông bỏ quê quán trốn đi biệt tích.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Thăng trầm nơi đất khách
Ông xuống phố Hiến rồi theo các tàu buôn của nước ngoài. Ông làm thủy thủ trên tuyến đường biển từ Hương Cảng (Hồng Kông), Hoàng Tân (Yokohama -  Nhật Bản), London (Anh), Amsterdam (Hà Lan)... Trần Trọng Khiêm nói thông thạo tiếng Quảng Đông, tiếng Anh. Khoảng năm 1847 - 1848, Trần Trọng Khiêm tới Mỹ, bỏ tàu lên bờ tìm cách sinh sống lâu dài. 
Khoảng năm 1854 - 1855, Trần Trọng Khiêm rời Mỹ, tìm cách quay về quê hương và như vậy, ông Khiêm đã sống và làm nhiều nghề trên đất Mỹ trong khoảng 7 - 8 năm. Suốt thời gian trốn chạy giữa năm 1843, làm nghề thủy thủ đường biển và trên đất Mỹ, ông Khiêm đều khai tên tuổi theo họ vợ là họ Lê và tên là Kim gần gũi với cách phát âm tên Khiêm - còn giấy tờ ghi theo lối Mỹ là Lee Kim.
Vào những năm đầu khi ông Trần Trọng Khiêm tới Mỹ, đất nước này đang mở chiến tranh 1846 - 1848 với Mehicô ở phía Nam, Mỹ thắng trận, chiếm được một vùng đất bao la của Mehicô. Ông Khiêm cùng nhiều người Hoa kéo lên bờ biển phía Tây nước Mỹ, nơi phần đất mới chiếm được của Mehicô, liên tiếp tai nạn núi lửa và động đất, đầy rẫy thú dữ trên núi, trong rừng, nhưng nguy hiểm hơn cả, vùng này không có nô lệ da đen và cũng rất ít người bản địa da đỏ, thực dân da trắng coi dân da vàng là nguồn nhân công chủ yếu đẩy vào làm các việc nguy hiểm nhất khai phá rừng rậm hoang vu... 
Trần Trọng Khiêm cảm thấy cái chết rình rập ngày đêm, nên cùng một số người Quảng Đông bỏ trốn lên phía Bắc, chen chúc vào đám người đi đào vàng, tìm vận may. Sốt rét và rắn độc là hai kẻ thù đáng sợ nhất của dân đào vàng thời đó. Ông Khiêm trở về California, nhờ trí thông minh của mình, ông tự rèn luyện thành một nhà báo tự do và sau đó trở thành một bình bút thường trực của báo hằng ngày Daily Evening, với đề tài chủ yếu là cuộc sống khủng khiếp của nô lệ và kẻ đi làm thuê ở nước Mỹ. 
(còn nữa)

Những “bông hồng Việt” tài năng trên đất khách

Những “bông hồng Việt” tài năng trên đất khách

Họ là những nữ sinh gốc Việt hiện đang sinh sống tại nước ngoài và đều rất thành công trên lĩnh vực mình đang theo đuổi.

Nữ sinh gốc Việt "văn võ song toàn"

Vua Hàm Nghi: Luôn giữ gìn bản sắc Việt ở đất khách

Vua Hàm Nghi: Luôn giữ gìn bản sắc Việt ở đất khách
- Toàn quyền Đông Dương Paul Bert dự định lập Hàm Nghi làm vua bốn tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình; vua anh Đồng Khánh và ba bà thái hậu liên tục gửi thư kêu gọi Hàm Nghi trở về, nhưng ông khẳng khái từ chối "Nhà vua thường nói mình ưa chết trong rừng hơn là trở về làm vua ma ở trong vòng cương tỏa của Pháp".
[links()]
Đám cưới Vua Hàm Nghi (ảnh tư liệu).
Đám cưới Vua Hàm Nghi (ảnh tư liệu).

Tháng 9/1888, suất đội Nguyễn Đình Tình đầu thú với thực dân Pháp và dụ được Trương Quang Ngọc về đầu thú. Sau đó, Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc đưa quân Pháp đi vây bắt vua Hàm Nghi. Đêm 30/10/1888, vua Hàm Nghi bị bắt, Tôn Thất Tiệp con Tôn Thất Thuyết bị bọn nghịch tặc giết chết. Vua Hàm Nghi chỉ vào mặt Trương Quang Ngọc mắng rằng: "Lãnh Ngọc, người hãy giết ta bằng lưỡi gươm này, chớ đừng bắt ta nộp cho Phú Lãng Sa!".

Chiều ngày 14/11/1888, khi Quang Ngọc đưa vua Hàm Nghi về tới Thuận Bài, quân Pháp đã tổ chức đón vua rất long trọng, nhưng Hàm Nghi khước từ và không nhận mình là Hàm Nghi. Bọn Pháp đã dùng nhiều kế để Hàm Nghi phải tự nhận mình, nhưng nhà vua vẫn giả như không hay biết gì với những người xung quanh. Khi bọn Pháp đưa thầy học cũ là Nguyễn Nhuận đến nhận, thì nhà vua vô tình đứng dậy vái chào thầy. Lúc đó bọn Pháp yên trí đấy chính là vua Hàm Nghi thật.

Khi được tin người Pháp đã bắt được vua Hàm Nghi, vua Đồng Khánh sai quan lại Thừa Thiên và Bộ binh ra đón để đưa về Huế. Nhưng người Pháp không cho đưa về Huế mà đày Hàm Nghi sang xứ Angieri ở Bắc Phi. Trước khi đưa Hàm Nghi đi đày, Rheinart báo với ông là Thái hậu đang ốm nặng, nếu nhà vua muốn thăm hỏi thì sẽ rước về cho gặp mặt. Nhưng vua Hàm Nghi đã từ chối và nói: "Tôi thân đã tù, nước đã mất còn dám nghĩ gì đến cha mẹ anh em nữa". Ngày 13/12/1888, vua Hàm Nghi được đưa xuống tàu, sau một tháng trời lênh đênh trên biển, ngày 13/1/1889 tàu cấp bến Alger - Thủ đô Algieri.

Trải qua 10 năm trên đất Algie, vua Hàm Nghi đã tiếp xúc với người Pháp và người bản xứ bằng tiếng Pháp thông thạo, tuy nhiên ông vẫn luôn nói tiếng Việt và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt. Một lần có người ca ngợi nước Pháp giàu đẹp, vua Hàm Nghi đáp "lịch sử nước Pháp rất hấp dẫn tôi, nhưng lịch sử của nước tôi cũng hấp dẫn tôi không kém". Nhiều quan chức cao cấp của Pháp rất tôn trọng tinh thần yêu nước và phong cách sống phương Đông của ông.

Năm 1904, vua Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe, con gái của ông Laloe - chánh án tòa thượng thẩm Alger. Hai ông bà có với nhau 3 người con (2 gái, 1 trai). Ngày 14/1/1944, vua Hàm Nghi qua đời, hưởng thọ 73 tuổi. Năm 1965, gia đình ông chuyển qua sinh sống tại lâu đài de Losse thuộc làng Thonas tỉnh Dondogne (miền Tây nước Pháp) do công chúa, thạc sĩ nông học Như Mai tạo lập từ nhiều thập niên trước và hài cốt của vua Hàm Nghi được đưa về đây.
Dương Tuấn

Khẩu hiệu kinh điển của lãnh đạo Trung Quốc qua các thời kỳ

(Kiến Thức) - Mỗi nhà lãnh đạo lên nắm quyền của Trung Quốc lại chèo lái đất nước này đi theo những chính sách và khẩu hiệu riêng.

Khẩu hiệu kinh điển của lãnh đạo Trung Quốc qua các thời kỳ
1. "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" (Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh) là khẩu hiệu chính trong giai đoạn chuyển tiếp ngắn ở Trung Quốc từ năm 1956-1957 do Mao Trạch Đông đề xuất. Khẩu hiệu này nhằm khuyến khích nhiều quan điểm và giải pháp đề xuất khác nhau để giải quyết các vấn đề bức xúc khi đó, để người dân dám phát biểu, dám phê bình, dám tranh luận. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, đây chỉ là cái bẫy để Mao Trạch Đông phát hiện và loại bỏ những nhân vật bất đồng ra khỏi đảng.

1. "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" (Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh) là khẩu hiệu chính trong giai đoạn chuyển tiếp ngắn ở Trung Quốc từ năm 1956-1957 do Mao Trạch Đông đề xuất. Khẩu hiệu này nhằm khuyến khích nhiều quan điểm và giải pháp đề xuất khác nhau để giải quyết các vấn đề bức xúc khi đó, để người dân dám phát biểu, dám phê bình, dám tranh luận. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, đây chỉ là cái bẫy để Mao Trạch Đông phát hiện và loại bỏ những nhân vật bất đồng ra khỏi đảng.

2. "Dám nghĩ dám làm" là một trong những câu khẩu hiệu cốt lõi của phong trào "Đại nhảy vọt" do Mao Trạch Đông khởi xướng, hướng tới những đại hợp tác xã, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội trong thời gian ngắn.
2. "Dám nghĩ dám làm" là một trong những câu khẩu hiệu cốt lõi của phong trào "Đại nhảy vọt" do Mao Trạch Đông khởi xướng, hướng tới những đại hợp tác xã, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội trong thời gian ngắn.  
Câu khẩu hiệu khuyến khích người dân Trung Hoa mạnh dạn tham gia xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, "Đại nhảy vọt" lại bị xem là "Đại nhảy lùi" khi ngày càng kiến kinh tế Trung Quốc lâm vào trì trệ và khủng hoảng.
Câu khẩu hiệu khuyến khích người dân Trung Hoa mạnh dạn tham gia xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, "Đại nhảy vọt" lại bị xem là "Đại nhảy lùi" khi ngày càng kiến kinh tế Trung Quốc lâm vào trì trệ và khủng hoảng.
3. "Diệt Bốn cái cũ" là một khẩu hiệu đấu tranh trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa năm 1968. Bốn điều cần tiêu diệt này là tất cả "tư duy cũ", "văn hóa cũ", "thói quen cũ", “phong tục cũ" với mục đích để thoát khỏi những khuôn mẫu Trung Quốc cũ và tạo ra một nề nếp mới. Chiến dịch này được phát triển và thực hiện bởi Hồng vệ binh. Trong ảnh là Một bức tượng phật Bồ tát Trung Quốc từ thời nhà Đường cũng bị phát hủy trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.

3. "Diệt Bốn cái cũ" là một khẩu hiệu đấu tranh trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa năm 1968.  Bốn điều cần tiêu diệt này là tất cả "tư duy cũ", "văn hóa cũ", "thói quen cũ", “phong tục cũ" với mục đích để thoát khỏi những khuôn mẫu Trung Quốc cũ và tạo ra một nề nếp mới. Chiến dịch này được phát triển và thực hiện bởi Hồng vệ binh. Trong ảnh là Một bức tượng phật Bồ tát Trung Quốc từ thời nhà Đường cũng bị phát hủy trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.

4. "Cải cách và mở cửa" được Đặng Tiểu Bình đưa ra sau khi ông lên nắm quyền năm 1978. Đặng Tiểu Bình chính là người phát động một cuộc đại cải cách kinh tế Trung Quốc bằng cách đưa ra chương trình bốn hiện đại hóa và khái niệm về một chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Trong ảnh là Đặng Tiểu Bình (phải) ngồi cùng với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.
4. "Cải cách và mở cửa" được Đặng Tiểu Bình đưa ra sau khi ông lên nắm quyền năm 1978. Đặng Tiểu Bình chính là người phát động một cuộc đại cải cách kinh tế Trung Quốc bằng cách đưa ra chương trình bốn hiện đại hóa và khái niệm về một chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Trong ảnh là Đặng Tiểu Bình (phải) ngồi cùng với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.
5. "Đẻ ít con, nuôi nhiều lợn" là câu khẩu hiệu kinh điển của Trung Quốc trong những năm 1979, gắn liền với chính sách một con và kiềm chế sự bùng nổ dân số của Trung Quốc. Điều đáng nói, khẩu hiệu này không hề được chính quyền trung ương đề xuất hay thông qua, nhưng nó lại được các chính quyền địa phương sử dụng rất phổ biến. Thậm chí, nó còn được in lên tường trong phòng làm việc của các quan chức địa phương.
5. "Đẻ ít con, nuôi nhiều lợn"  là câu khẩu hiệu kinh điển của Trung Quốc trong những năm 1979, gắn liền với chính sách một con và kiềm chế sự bùng nổ dân số của Trung Quốc. Điều đáng nói, khẩu hiệu này không hề được chính quyền trung ương đề xuất hay thông qua, nhưng nó lại được các chính quyền địa phương sử dụng rất phổ biến. Thậm chí, nó còn được in lên tường trong phòng làm việc của các quan chức địa phương.
6. "Thuyết 3 đại diện": Vào những năm 2000, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đơn cử là Giang Trạch Dân đã phát triển và hoàn thiện học thuyết của Đặng Tiểu Bình có tên là: "Thuyết 3 đại diện". Nội dung của thuyết này là Đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện cho sức sản xuất tiên tiến nhất, cho lợi ích của đại đa số nhân dân Trung Quốc và đại diện cho nền văn hóa Trung Quốc.
6. "Thuyết 3 đại diện": Vào những năm 2000, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đơn cử là Giang Trạch Dân đã phát triển và hoàn thiện học thuyết của Đặng Tiểu Bình có tên là: "Thuyết 3 đại diện".  Nội dung của thuyết này là Đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện cho sức sản xuất tiên tiến nhất, cho lợi ích của đại đa số nhân dân Trung Quốc và đại diện cho nền văn hóa Trung Quốc. 
Theo Giang Trạch Dân, sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cao nhất thế giới, nhưng Đảng Cộng sản đang đứng trước thử thách mới. Do đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần có một lý luận mới để duy trì địa vị Đảng cầm quyền của dân tộc phù hợp với bối cảnh thế giới hiện đại.

Theo Giang Trạch Dân, sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cao nhất thế giới, nhưng Đảng Cộng sản đang đứng trước thử thách mới. Do đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần có một lý luận mới để duy trì địa vị Đảng cầm quyền của dân tộc phù hợp với bối cảnh thế giới hiện đại.

7. “Xã hội hài hòa”: Dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào, khẩu hiệu đặt ra cho Trung Quốc xây dựng một “xã hội hài hòa” phản ánh sự dân chủ, thượng tôn pháp luật, công bằng, công lý, trung thực, hữu nghị và giàu sức sống. Khẩu hiệu ngắn gọn này của ông Hồ Cẩm Đào đã mở đường cho hàng loạt những chính sách, quy định luật pháp và chương trình cải cách ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Trung Quốc.
7. “Xã hội hài hòa”: Dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào, khẩu hiệu đặt ra cho Trung Quốc xây dựng một “xã hội hài hòa” phản ánh sự dân chủ, thượng tôn pháp luật, công bằng, công lý, trung thực, hữu nghị và giàu sức sống. Khẩu hiệu ngắn gọn này của ông Hồ Cẩm Đào đã mở đường cho hàng loạt những chính sách, quy định luật pháp và chương trình cải cách ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Trung Quốc. 
Thậm chí, năm 2005, ông Hồ Cẩm Đào còn đề nghị đưa khái niệm “xây dựng xã hội hài hòa” vào Hiến pháp Trung Quốc nhưng đến nay, Quốc hội nước này vẫn chưa thông qua.
 Thậm chí, năm 2005, ông Hồ Cẩm Đào còn đề nghị đưa khái niệm “xây dựng xã hội hài hòa” vào Hiến pháp Trung Quốc nhưng đến nay, Quốc hội nước này vẫn chưa thông qua. 
8. "Giấc mơ Trung Hoa": Nếu như Xã hội hài hòa là khẩu hiệu của Hồ Cẩm Đào thì khi ông Tập Cận Bình lên nhậm chức Chủ tịch nước Trung Quốc, "bình rượu" này đã được đổi tên thành "Giấc mơ Trung Hoa" trong công cuộc "phục hưng lại một Trung Quốc vĩ đại".
8. "Giấc mơ Trung Hoa": Nếu như Xã hội hài hòa là khẩu hiệu của Hồ Cẩm Đào thì khi ông Tập Cận Bình lên nhậm chức Chủ tịch nước Trung Quốc, "bình rượu" này đã được đổi tên thành "Giấc mơ Trung Hoa" trong công cuộc "phục hưng lại một Trung Quốc vĩ đại". 
Theo ông Tập,“Giấc mơ Trung Hoa là giấc mơ của cả đất nước cũng như của mỗi người dân” và để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” thì chúng ta phải làm theo cách của người Trung Quốc – đó là chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Nhưng nhiều chuyên gia đánh giá, con đường thực hiện giấc mơ này của Chủ tịch Trung Quốc sẽ còn gặp rất nhiều gian nan.
Theo ông Tập,“Giấc mơ Trung Hoa là giấc mơ của cả đất nước cũng như của mỗi người dân” và để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” thì chúng ta phải làm theo cách của người Trung Quốc – đó là chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Nhưng nhiều chuyên gia đánh giá, con đường thực hiện giấc mơ này của Chủ tịch Trung Quốc sẽ còn gặp rất nhiều gian nan.

Đọc nhiều nhất

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

(Kiến Thức) - Tutankhamun được đánh giá là nhà vua nổi tiếng Ai Cập cổ đại khi lên ngôi từ sớm và cũng chết trẻ. Tuy nhiên, vương triều của Tutankhamun hưng thịnh với nhiều thành tựu nổi bật. Thế nhưng, cơ thể dị dạng của ông hoàng này khiến nhiều người bị sốc.

Tin mới