Sáng nay khai mạc phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phiên họp lần thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc vào sáng nay (11/10), tại Nhà Quốc hội. Phiên họp sẽ cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Sáng nay khai mạc phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Theo Chương trình dự kiến, phiên họp sẽ bắt đầu từ sáng 11 - 14/10, nội dung họp về công tác xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (lần 2) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê; các dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế.
Sang nay khai mac phien hop thu 4 cua Uy ban Thuong vu Quoc hoi

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận tại Phiên họp bất thường ngày 24/9/2021 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

 
Về các vấn đề kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về việc quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế năm 2020; 2 năm (2019-2020) thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2021-2025); xem xét, quyết định việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 cho tỉnh Quảng Nam; về việc xử lý tài chính cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi thanh toán khoản tiền đền bù giá trong bao tiêu sản phẩm Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Về công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo: Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 15; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 14; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2021.
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (trong đó có việc đề xuất một số đổi mới cải tiến áp dụng tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV và việc tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp.

Kiểm tra thông tin một đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM mua hộ chiếu Cyprus

Trước thông tin một đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM bị cáo buộc có tên trong danh sách mua hộ chiếu Cyprus, lãnh đạo Ban Công tác đại biểu cho biết sẽ cho kiểm tra việc này.

Kiểm tra thông tin một đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM mua hộ chiếu Cyprus
Sáng 25/8, trao đổi với Zing, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết ông “giật mình” khi nghe thông tin một đại biểu Quốc hội mua hộ chiếu Cyprus (Cộng hòa Síp). Ông nói chưa từng nhận được báo cáo về việc này.

Phiên họp thứ 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự

Văn phòng Quốc hội ra thông cáo cho biết, ngày 15/3/2021, Phiên họp thứ 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra tại Phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Phiên họp thứ 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung phiên họp.

Theo Chương trình dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp trong một ngày để xem xét, cho ý kiến về báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV; cho ý kiến bằng văn bản đối với báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020. Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Quốc hội.

Chân dung 5 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới được bầu

Chiều 6/4, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, với 91,88% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chân dung 5 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới được bầu
Chan dung 5 Uy vien Uy ban Thuong vu Quoc hoi moi duoc bau

Nghị quyết quyết định bầu 5 người giữ chức vụ ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV gồm ông Nguyễn Đắc Vinh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; ông Bùi Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk; ông Vũ Hải Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại; ông Lê Quang Huy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và bà Nguyễn Thị Thanh, Phó Ban Công tác Đại biểu.

Chan dung 5 Uy vien Uy ban Thuong vu Quoc hoi moi duoc bau-Hinh-2

Ông Nguyễn Đắc Vinh sinh năm 1972, quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI (dự khuyết), XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV. Tháng 4/2016 đến 12/2019, Bộ Chính trị phân công ông Nguyễn Đắc Vinh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An và điều động ông làm Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng vào cuối năm 2019.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.