Sai phạm tại tuyến Metro số 1: Nên "xoay trục" từ tàu điện sang xe buýt

(Kiến Thức) - Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án Metro số 1 (TP HCM) khiến dự án đội vốn hàng nghìn tỷ đồng, TS.Lương Hoài Nam cho rằng, chiến lược giao thông ở TP HCM và Hà Nội nên "xoay trục" từ tàu điện sang xe buýt.

Sai phạm tại tuyến Metro số 1: Nên "xoay trục" từ tàu điện sang xe buýt
Đội vốn hàng nghìn tỷ đồng
Thông tin mới nhất liên quan tình hình hoạt động của Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR), chiều tối ngày 25/12, MAUR chính thức phát đi thông báo hoãn cuộc họp báo mà trước đó đơn vị đã thông báo để cung cấp thông tin cho báo chí.
MAUR cũng không đề cập đến thời điểm nào sẽ tổ chức cuộc họp báo để cung cấp các vấn đề liên quan đến tình hình hoạt động của MAUR.
Trước đó, một số cơ quan báo chí đã đăng tải những bất thường trong quá trình thực hiện gói thầu CP1a - Ðường hầm tuyến Metro số 1 TP HCM cũng như những “biến động” về nhân sự chủ chốt tại Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM.
Cùng với đó là việc Kiểm toán Nhà nước vừa chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án Metro số 1 TP HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên khiến dự án đội vốn hàng nghìn tỷ đồng.
Sai pham tai tuyen Metro so 1: Nen
 Một đoạn tuyến Metro số 1 TP.HCM. Ảnh: Lê Quân/Zing.vn
Cụ thể, đối với phần xây dựng dự án, riêng về gói thầu 1a (phần xây dựng đoạn ngầm từ nhà ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố, Q.1) của Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra TP.HCM đã chỉ rõ MAUR và các đơn vị có liên quan đã tự ý điều chỉnh thiết kế kỹ thuật mà chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế, hạ độ dày tường vây ngầm gói thầu 1a từ 2 m như trong thiết kế được duyệt, xuống còn 1,5 m khi thi công trên thực tế.
Những sai sót và vi phạm trên được Thanh tra TP HCM đánh giá là rất nghiêm trọng.
Trong báo cáo kiểm toán dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên, Kiểm toán Nhà nước cũng đã chỉ ra loạt vấn đề tại dự án này và kiến nghị các đơn vị được kiểm toán phải xử lý tài chính số tiền gần 2.900 tỷ đồng (trong đó, phần lớn thuộc trách nhiệm của Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM (2.864 tỷ đồng).
Đáng chú ý, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra việc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt duyệt điều chỉnh dự án đầu tư theo quyết định ngày 21/9/2011 là chưa đúng giá trị, chưa tuân thủ quy trình thủ tục và chưa đúng thẩm quyền.
Theo báo cáo, dự án điều chỉnh có tổng mức đầu tư là 47.325 tỷ đồng và đã trở thành dự án quan trọng quốc gia. Theo quy định, dự án phải trình Quốc hội xem xét, quyết định. Ngoài ra, thẩm quyền quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia là Thủ tướng Chính phủ.
Kiểm toán Nhà nước đánh giá, quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án khi chưa có báo cáo đánh giá hiệu quả đầu tư và chưa rõ ràng về nguồn vốn.
Ban lãnh đạo "thi nhau" xin nghỉ việc
Cũng theo báo cáo, việc Ban Quản lý đường sắt đô thị, cụ thể là Phó trưởng ban Hoàng Như Cương phê duyệt điều chỉnh dự án quan trong quốc gia là trái thẩm quyền.
Trong khi sự việc đang được làm rõ thì tình hình nhân sự chủ chốt tại MAUR đang có những biến động thu hút sự chú ý của dư luận khi hàng loạt lãnh đạo Ban này có đơn xin nghỉ việc.
Đáng chú ý, mới đây, Trưởng ban MAUR Lê Nguyễn Minh Quang đã hai lần có đơn xin nghỉ việc nhưng đến nay đơn của ông Quang chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt. Trong khi đó, Phó trưởng ban MAUR Hoàng Như Cương cũng có đơn xin nghỉ việc, đã đi nước ngoài khi không được cấp có thẩm quyền cho phép.
Chưa dừng lại ở đó, ông Dương Hữu Hòa - Chủ tịch Công đoàn Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM, Giám đốc Ban Quản lý dự án Metro số 1  cũng đã nộp đơn xin nghỉ việc để đi chữa bệnh. Tuy nhiên, đơn nghỉ việc của ông Hòa cũng chưa được chấp thuận nên ông vẫn làm việc bình thường. Ngoài ra, tính đến nay, đã có hơn 40 viên chức, người lao động MAUR đã nghỉ việc hoặc xin nghỉ việc với nhiều lý do khác nhau.
Từ những sai phạm tại gói thầu 1a (phần xây dựng đoạn ngầm từ nhà ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố, Q.1) của Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đến những “biến động” về nhân sự lãnh đạo chủ chốt, dư luận đang lo lắng về việc sẽ phải mất rất nhiều thời gian nữa, người dân TP HCM mới được hưởng lưu thông bằng tàu điện (MRT).
Nên "xoay trục" từ tàu điện sang xe buýt
Tiến sĩ Lương Hoài Nam cho rằng, “quả bom MRT" ở TP HCM có vẻ sắp "nổ tung" và dự còn lâu lắm người dân nơi đây mới được hưởng MRT.
Tiến sĩ Lương Hoài Nam cũng nhìn nhận, một vài tuyến MRT không giải quyết được gì đáng kể cho giao thông đô thị.
“Mấy ai có cả điểm đi, điểm đến hàng ngày gần bến MRT? Nếu vẫn phải dừng xe máy kết hợp với MRT thì thà đi xe máy luôn cho đỡ rắc rối việc đổi phương tiện trên hành trình. Gửi xe, lấy xe ở bến MRT rất bất tiện”, Tiến sĩ Lương Hoài Nam nói.
Theo tiến sĩ Lương Hoài Nam. Chiến lược giao thông công chính ở TP HCM và Hà Nội nên "xoay trục" từ MRT sang xe buýt.
“Không phải MRT, mà xe buýt lớn và nhỏ với hàng nghìn bến đỗ, hàng chục trạm trung chuyển mới là phương tiện thay thế được xe máy. Nhưng muốn phát triển hiệu quả xe buýt thì phải loại bỏ dần rồi loại bỏ hẳn xe máy thì mới có đường cho xe búyt chạy, có khách cho xe búyt chở. Khi xe máy kín đường, thói quen đi xe máy ngấm vào máu, thói quen đi bộ không khôi phục lại được thì xe buýt không có cơ hội để phát huy hiệu quả”, Tiến sĩ Lương Hoài Nam nói.
Tiến sĩ Lương Hoài Nam cũng nói rằng: “Nếu cứ say sưa với MRT thì sẽ rất tốn tiền và tốn... người”.

Thẻ lên tàu Cát Linh-Hà Đông in chữ Trung Quốc: Tổng thầu nói gì?

Tổng thầu Trung Quốc thừa nhận tự in thẻ đi thử tàu Cát Linh - Hà Đông hôm 11/8 cho cán bộ công nhân viên có chữ Trung Quốc.

Thẻ lên tàu Cát Linh-Hà Đông in chữ Trung Quốc: Tổng thầu nói gì?
Ngày 11/8, Tổng thầu Trung Quốc (Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc) tổ chức cho 200 người, trong đó có 40 người Trung Quốc tham quan chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông. Đây đều là các cán bộ, công nhân và người nhà.

Tuyến đường sắt đô thị số 3: Gần 200 triệu USD/km, Hà Nội làm sao hoàn vốn?

Tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội có thể đáp ứng 3 mục tiêu: giao thông, thoát nước và dịch vụ thương mại.

Tuyến đường sắt đô thị số 3: Gần 200 triệu USD/km, Hà Nội làm sao hoàn vốn?
Tháng 4/2018, TP. Hà Nội công bố Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 3 (đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai) dài 8,7km, cơ bản là đi ngầm qua 7 ga. Tổng mức đầu tư của dự án này lên tới 38.656 tỷ đồng (hơn 1,5 tỷ USD), do UBND thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án dự kiến thực hiện từ năm 2018, khai thác thương mại năm 2026.

Metro bê bết, Bộ GTVT khẩn khoản đề nghị ứng vốn

Các dự án đường sắt đô thị (metro) hiện đều chậm tiến độ, đội vốn lớn...khiến Ðại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam phải gửi thư cho Thủ tướng, Bộ GTVT phải đề xuất tình huống ứng vốn để thanh toán trước trong khi chờ đợi.

Metro bê bết, Bộ GTVT khẩn khoản đề nghị ứng vốn
Metro be bet, Bo GTVT khan khoan de nghi ung von

Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội chưa có ai hứa ngày về đích Ảnh: Phạm Thanh 

Bê bết thực hiện dự án

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.