Metro bê bết, Bộ GTVT khẩn khoản đề nghị ứng vốn

Các dự án đường sắt đô thị (metro) hiện đều chậm tiến độ, đội vốn lớn...khiến Ðại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam phải gửi thư cho Thủ tướng, Bộ GTVT phải đề xuất tình huống ứng vốn để thanh toán trước trong khi chờ đợi.

Metro bê bết, Bộ GTVT khẩn khoản đề nghị ứng vốn
Metro be bet, Bo GTVT khan khoan de nghi ung von

Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội chưa có ai hứa ngày về đích Ảnh: Phạm Thanh 

Bê bết thực hiện dự án
Bộ GTVT vừa có báo cáo Thủ tướng về tình hình thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của ngành. Theo đó, hiện 2 dự án metro TPHCM (tuyến số 1 và 2) đang gặp vướng mắc về điều chỉnh vốn. Cụ thể, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), đến nay đã thi công đạt 56,9% khối lượng. Dự án chưa được ghi kế hoạch vốn năm 2018, hiện tại TPHCM đã tạm ứng từ ngân sách, thanh toán 1.000 tỷ đồng để thực hiện dự án.
Trên cơ sở kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của Thủ tướng, Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Chính phủ xin ý kiến về điều chỉnh tổng mức đầu tư. Tuyến metro số 2 (Bến Thành-Tham Lương) có 9 gói thầu, hiện gói thầu CP1 (nhà văn phòng, khu depot) đang nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng, các gói thầu còn lại đang chọn nhà thầu. Tuy nhiên, hiện các gói thầu còn lại chưa thể triển khai do đang vướng mắc về điều chỉnh dự án, nguồn vốn, cơ chế giải phóng mặt bằng… nên mới giải ngân được 842/1.471 tỷ đồng.
Với các tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội, theo Bộ GTVT, cũng có vướng mắc. Cụ thể, tuyến Cát Linh - Hà Đông, dù đã hoàn thành 96% khối lượng xây lắp, nhưng tổng thầu Trung Quốc rất chậm hoàn thiện thủ tục. Tuyến số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội), theo kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2018 nhưng tới nay mới đạt 46% khối lượng và dự kiến kéo dài đến cuối năm 2022. Thành phố Hà Nội cũng đang làm thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư. Với tuyến số 1 (Yên Viên-Ngọc Hồi), cũng phải điều chỉnh tiến độ và gặp khó về chi phí giải phóng mặt bằng. Tuyến số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) đang phải điều chỉnh dự án, giải phóng mặt bằng cũng khó khăn.
Từ phân tích trên, Bộ GTVT kiến nghị, Chính phủ xem xét bố trí vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA để giải phóng mặt bằng, thanh toán cho nhà thầu, chi trả hoàn thuế. Riêng với các dự án đường sắt đô thị điều chỉnh tổng mức đầu tư, hiện chưa bố trí kế hoạch vốn năm 2018, Bộ GTVT kiến nghị: “Thủ tướng chấp thuận giải quyết tạm ứng vốn để tiếp tục triển khai dự án, đảm bảo việc thanh toán cho các nhà thầu”.
Không thấy ai bị kỷ luật?
Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Nguyễn Hữu Đức (chuyên gia giao thông của tổ chức JICA - Nhật Bản) cho rằng, các dự án metro tại Hà Nội và TPHCM đội vốn và chậm tiến độ tới mức “quá đáng, không chấp nhận được”. Những dự án này đều rơi vào thế tiến hay lùi đều không xong. “Đề xuất ứng vốn triển khai các dự án metro dở dang chỉ là giải pháp tình huống của Bộ GTVT. Quan trọng là phải không tiếp diễn câu chuyện trên. Nếu vẫn cung cách quản lý như hiện nay, thực tế này sẽ còn tiếp diễn”, ông Đức nói.
Vị chuyên gia này cho rằng, các dự án metro chậm tiến độ, đội vốn là vi phạm cơ bản về đầu tư, vì đầu tư cần dứt điểm để sớm thu hồi vốn, tạo giá trị cho xã hội. Cùng đó, dự án kéo dài sẽ gặp khó khăn khi quyết toán sau này, nhiều dự án ODA rơi vào tình trạng như vậy (như tuyến BRT của Hà Nội). “Bao năm qua, câu chuyện trên vẫn triền miên, ai cũng biết, không ai chấp nhận, nhưng vẫn diễn ra. Dù đội vốn gấp nhiều lần, nhưng không thấy ai bị xử lý kỷ luật gì. Chỉ có đột phá trong cung cách quản lý mới thay đổi được và phải có người bị xử lý”, ông Đức nói.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, các dự án metro Hà Nội và TPHCM đều chậm tiến độ, đội vốn, phải điều chỉnh dự án như: Tuyến metro số 2 Hà Nội tăng vốn từ 19.555 tỷ đồng lên 51.750 tỷ đồng, sau khi cơ quan chức năng thẩm định, dự án đang được đề nghị điều chỉnh xuống còn 33.568 tỷ đồng; Dự án metro số 2 TPHCM dự kiến tăng vốn từ 26.116 tỷ đồng lên 47.603 tỷ đồng…

Ảnh: Cận cảnh tuyến metro số 1 TP HCM ngổn ngang đợi vốn

Theo lãnh đạo Ban đường sắt đô thị TP HCM cho biết, tiến độ tuyến metro số 1 đang có nguy cơ giãn tiến độ do khó khăn về vốn.

Ảnh: Cận cảnh tuyến metro số 1 TP HCM ngổn ngang đợi vốn
Anh: Can canh tuyen metro so 1 TP HCM ngon ngang doi von
Toàn cảnh tuyến metro số 1 TP HCM nhìn từ trên cao. Ảnh: Jica 
Anh: Can canh tuyen metro so 1 TP HCM ngon ngang doi von-Hinh-2
Điểm đầu của gói thầu 2 - Xây dựng đoạn trên cao và depot. 

Đồ họa phối cảnh nhà ga tuyến Metro tỷ đô ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Cùng xem phác thảo đồ hoạ kiến trúc của 8 nhà ga trên cao và 4 ga ngầm tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội.

Đồ họa phối cảnh nhà ga tuyến Metro tỷ đô ở Hà Nội
Do hoa phoi canh nha ga tuyen Metro ty do o Ha Noi
Tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội (tuyến metro số 3) có tổng mức đầu tư 36.000 tỷ đồng với chiều dài 12,5 km, bao gồm 8,5 km đi trên cao từ Nhổn đến Kim Mã và 4 km đi ngầm từ Kim Mã đến ga Hà Nội. Dự án này có 8 ga trên cao (S1-S8), 4 ga ngầm (từ S9 -S12, trong đó có 2 ga kết nối và trung chuyển là Cầu Giấy và Cát Linh) và khu depot tại Nhổn. Ảnh phối cảnh đoạn trên cao đầu tiên để tàu đi từ khu depot Nhổn ra ga Nhổn.
Do hoa phoi canh nha ga tuyen Metro ty do o Ha Noi-Hinh-2
Tuyến chạy dọc theo trục đường Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Kim Mã và xuống đi ngầm tại khu vực đường Ngọc Khánh - Cát Linh - Quốc Tử Giám và kết thúc trước cửa ga Hà Nội. Lộ trình tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: Google Maps.

Metro Cát Linh-Hà Đông bộn bề trước giờ chạy thử

Theo kế hoạch, dự kiến ngày 20/9 toàn hệ thống đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sẽ vận hành chạy thử. Tuy nhiên, với những công việc bề bộn còn lại tại hiện trường, để dự án đi vào khai thác thương mại đúng tiến độ cần một nỗ lực rất cao.

Metro Cát Linh-Hà Đông bộn bề trước giờ chạy thử
Ngổn ngang công trình

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.