Rau họ cải có phải là “khắc tinh” của bệnh nhân tuyến giáp?

Nhiều người truyền tai nhau rằng bệnh nhân tuyến giáp không nên ăn các loại rau họ cải. Liệu họ có thực sự cần kiêng hoàn toàn loại rau này không?

Rau họ cải có phải là “khắc tinh” của bệnh nhân tuyến giáp?

Theo The Nutrition Pyramid, tuyến giáp sản xuất ra các hormone T3 và T4, kiểm soát sự trao đổi chất. Để tạo ra các hormone này, cơ thể sẽ sử dụng i-ốt (khoảng 80% i-ốt bạn tiêu thụ được tuyến giáp sử dụng).

Nếu chế độ ăn uống thiếu i-ốt, hoặc bạn bị suy giáp, ăn sống các loại rau họ cải như bắp cải, súp lơ có thể làm giảm thêm chức năng hormone tuyến giáp của bạn.

Rau ho cai co phai la “khac tinh” cua benh nhan tuyen giap?
Ảnh: Getty/Thinkstock

Các loại rau họ cải tác động thế nào đến chức năng tuyến giáp?

Các loại rau họ cải, bao gồm bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải, cải Brussels, cải bẹ xanh, củ cải và cải xoăn thường được cho là can thiệp vào chức năng tuyến giáp.

Tiến sĩ Shazia Khan, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng và nhà giáo dục bệnh tiểu đường, Bệnh viện Đa khoa Jain, cho biết: “Goitrogen có trong các loại rau họ cải ức chế khả năng sử dụng iốt. Nếu ăn quá nhiều, những loại rau này có thể gây bướu cổ hoặc phì đại tuyến giáp”.

Một nguyên tắc nhỏ khác là không tiêu thụ nhiều hơn một bát nhỏ rau họ cải nấu chín mỗi ngày. Tiến sĩ Khan khuyến nghị nên ăn ở mức điều độ và những người bị suy giáp chỉ nên ăn 1 bát/tuần.

Trang The Nutrition Pyramid đã đề cập rằng không cần phải ngừng ăn các loại rau họ cải. Bằng cách nấu hoặc hấp chúng, các đặc tính của goitrogen bị giảm đáng kể.

Anam Golandaz, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Masina, Mumbai, cũng đồng ý rằng nấu các loại rau họ cải làm giảm đặc tính hoặc tác dụng của goitrogen, đảm bảo chúng không gây ra bất kỳ vấn đề gì khi ăn với số lượng bình thường.

Rau ho cai co phai la “khac tinh” cua benh nhan tuyen giap?-Hinh-2
 Ảnh: pixabay

Ngoài ra, một nghiên cứu ở người cho thấy việc tiêu thụ 150 g/ngày cải Brussels nấu chín trong bốn tuần không có tác động xấu đến chức năng tuyến giáp, theo phân tích của Đại học bang Oregon. Tương tự, tiêu thụ nhiều rau họ cải có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp chỉ ở những vùng thiếu iốt.

Chưa có nghiên cứu khoa học nào khuyến cáo người bệnh không nên ăn rau cải. Các loại rau này là nguồn giàu chất xơ và tất cả các loại vitamin, chất dinh dưỡng và khoáng chất, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa bệnh tật. Do đó, người bệnh nên duy trì một chế độ ăn cân đối, hợp lý và không cần kiêng tuyệt đối loại thực phẩm này.

Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake (Nguồn video: Vui sống mỗi ngày)

Dùng điện thoại trước khi ngủ, cẩn trọng ung thư tuyến giáp gõ cửa

(Kiến Thức) - Theo nghiên cứu mới, dùng điện thoại trước khi đi ngủ làm tăng khả năng mắc ung thư tuyến giáp lên rất nhiều. Đặc biệt, phụ nữ dễ bị ung thư khi tiếp xúc với nguồn sáng ban đêm.

Dùng điện thoại trước khi ngủ, cẩn trọng ung thư tuyến giáp gõ cửa
Tại sao nghịch điện thoại và bật đèn ngủ lại làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp?

8 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tuyến giáp ở phụ nữ

Mất ngủ, kinh nguyệt không đều, … tưởng như là dấu hiệu bình thường mà hầu hết phụ nữ đều có thể gặp phải. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đang gặp vấn đề.

8 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tuyến giáp ở phụ nữ
Tăng, giảm cân không rõ nguyên nhân

Triệu chứng bệnh ung thư tuyến giáp dễ bị nhầm với COVID-19

Một số triệu chứng như đau họng và sương mù não có thể là dấu hiệu của một căn bệnh ung thư nguy hiểm, nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với COVID-19.

Triệu chứng bệnh ung thư tuyến giáp dễ bị nhầm với COVID-19
The Sun đưa tin, một nữ bệnh nhân ở Anh mới đây cho biết cô đã xuất hiện 7 triệu chứng, trong đó có triệu chứng liên quan COVID-19 nhưng thực ra đó lại là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp.
Cụ thể, cô McKell Quilter Wilson liệt kê 7 triệu chứng này bao gồm: Mệt mỏi, sương mù não, sụt cân nhanh, khó thở, lo lắng, giọng nói khàn, đau họng không khỏi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.