Radar tối tân EL/M-2288ER đã bắt đầu canh trời Trường Sa

(Kiến Thức) - Theo hình ảnh trưng bày tại Bảo tàng PK-KQ, hệ thống radar cảnh giới EL/M-2288ER đã được Việt Nam đưa vào sử dụng tại Sư đoàn 377 bảo vệ Trường Sa. 

Radar tối tân EL/M-2288ER đã bắt đầu canh trời Trường Sa
Trong cuộc triển lãm hồi đầu tháng 7, Bảo tàng Quân chủng Phòng không – Không quân đã trưng bày giới thiệu bức ảnh cho thấy hệ thống radar cảnh giới EL/M-2288ER cực kỳ hiện đại do Israel sản xuất đã nằm trong trang bị Sư đoàn phòng không 377. Đây là đơn vị chịu trách nhiệm canh giữ bầu trời vùng Nam Trung Bộ và đặc biệt là quần đảo Trường Sa.
Radar toi tan EL/M-2288ER da bat dau canh troi Truong Sa
 Bức ảnh "radar tầm xa EL/M-2288 ER triển khai trên trạm radar 6, Trung đoàn 292, Sư đoàn 377". 
Radar EL/M-2288ER là biến thể xuất khẩu của hệ thống radar cảnh báo sớm EL/M-2288 AD STAR. Radar này do ELTA Systems thuộc Israel Aerospace Industries(IAI) sản xuất. EL/M-2288 AD STAR là một radar phòng không tiên tiến được thiết kế để cung cấp giám sát đường không, cảnh báo sớm các mối đe dọa từ trên không và hỗ trợ giám sát không lưu trong môi trường lộn xộn.
Theo nhà sản xuất ELTA Systems, radar này có những tính năng nổi bật như sau:
- Khả năng cơ động cao
- Thống nhất trong xử lý xung Doppler
- Khả năng định hình chùm tia kỹ thuật số hoàn toàn ở độ cao
- Tự động phân loại mục tiêu
- Khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo
- Khả năng kháng nhiễu ECCM tiên tiến
- Hệ thống nhận dạng bạn-thù IFF tích hợp
- An-ten và phòng điều khiển được thiết kế chung trên một container giúp hệ thống gọn nhẹ hơn
- Triển khai một cách nhanh chóng và dễ dàng vận chuyển đến chiến trường bằng xe tải hay máy bay
- Có thể hoạt động một cách độc lập hoặc một phần trong hệ thống phòng không tích hợp.
An-ten của radar có khả năng quét 360 độ, phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 480km với biến thể EL/M-2288 AD STAR. Trong khi, biến thể radar EL/M-2288ER mà Việt Nam đang sử dụng có phạm vi tìm kiếm mục tiêu 430km. Điểm mạnh của EL/M-2288 là nó có khả năng phát hiện mục tiêu với độ chính xác rất cao, đặc biệt là những mục tiêu nhỏ, tốc độ cao như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo.
Có thể nói, với sự góp mặt của radar tối tân EL/M-2288ER đã nâng cao đáng kể khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa của Việt Nam trước diễn biến phức tạp ở Biển Đông thời gian qua.
Ngoài việc trang bị EL/M-2288ER cho Sư đoàn 377, theo một bài báo trên QĐND Online hồi đầu năm 2014 thì Sư đoàn phòng không 363 cũng đã được trang bị loại radar này. Điều đó có nghĩa là Việt Nam không chỉ mua một bộ radar mà là nhiều bộ. Sư đoàn 363 hiện chịu trách nhiệm canh giữ vùng trời Đông Bắc Bộ gồm các tỉnh duyên hải Bắc Bộ.

Tiết lộ “sốc”: Việt Nam sở hữu radar rất mạnh của Israel

(Kiến Thức) - Hệ thống radar EL/M-2228ER của Israel có tầm trinh sát tới 430km, đặc biệt là có thể phát hiện cả mục tiêu tên lửa đạn đạo.

Tiết lộ “sốc”: Việt Nam sở hữu radar rất mạnh của Israel

“Tất tần tật” mạng lưới radar canh trời Việt Nam

(Kiến Thức) - Phòng không Việt Nam hiện được trang bị nhiều loại radar do Nga, Ukraine và kể cả Israel sản xuất có thể phát hiện mọi mục tiêu trên không (gồm cả tên lửa đạn đạo).

“Tất tần tật” mạng lưới radar canh trời Việt Nam
Hệ thống radar cảnh giới P-35 do Liên Xô sản xuất từ những năm 1950 thiết kế để phát hiện sớm các mục tiêu đường không nhằm báo động sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng pháo – tên lửa. P-35 được thiết kế để phát hiện và theo dõi mọi mục tiêu trên không ở tầm xa đến 350km, độ cao tối đa 25km. Ảnh minh họa
Hệ thống radar cảnh giới P-35 do Liên Xô sản xuất từ những năm 1950 thiết kế để phát hiện sớm các mục tiêu đường không nhằm báo động sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng pháo – tên lửa. P-35 được thiết kế để phát hiện và theo dõi mọi mục tiêu trên không ở tầm xa đến 350km, độ cao tối đa 25km. Ảnh minh họa

P-35 được trang bị cho phòng không Việt Nam từ trong kháng chiến chống Mỹ và cho tới ngày nay nó vẫn đóng vai trò chủ lực trong lực lượng cảnh giới bảo vệ bầu trời tổ quốc.
P-35 được trang bị cho phòng không Việt Nam từ trong kháng chiến chống Mỹ và cho tới ngày nay nó vẫn đóng vai trò chủ lực trong lực lượng cảnh giới bảo vệ bầu trời tổ quốc.

Hệ thống radar cảnh giới P-18 do Liên Xô phát triển từ những năm 1970 có tầm trinh sát lên tới 250km, độ cao tối đa 35km. Đài P-18 nếu được nâng cấp hiện đại hóa lên tiêu chuẩn P-18MA có khả năng bắt mục tiêu máy bay tàng hình ở cự ly vài chục km. Ảnh minh họa
Hệ thống radar cảnh giới P-18 do Liên Xô phát triển từ những năm 1970 có tầm trinh sát lên tới 250km, độ cao tối đa 35km. Đài P-18 nếu được nâng cấp hiện đại hóa lên tiêu chuẩn P-18MA có khả năng bắt mục tiêu máy bay tàng hình ở cự ly vài chục km. Ảnh minh họa

Hiện nay, đài cảnh giới P-18 vẫn còn phục vụ tích cực trong lực lượng phòng không ta. Trong ảnh là đài P-18 đặt trên đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) làm nhiệm vụ phát hiện, báo động sớm mọi kẻ địch trên không.
Hiện nay, đài cảnh giới P-18 vẫn còn phục vụ tích cực trong lực lượng phòng không ta. Trong ảnh là đài P-18 đặt trên đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) làm nhiệm vụ phát hiện, báo động sớm mọi kẻ địch trên không.

Đài radar đo độ cao RPV-16 (Liên Xô phát triển) có nhiệm vụ trinh sát, phát hiện, bám sát mục tiêu trên không nhằm quản lý vùng trời, kịp thời phát hiện địch trên không và thông báo cho các đơn vị hỏa lực phòng không. Ngoài ra, PRV-16 còn có thể làm nhiệm vụ dẫn đường cho máy bay chiến đấu bảo vệ vùng trời. Ảnh minh họa
Đài radar đo độ cao RPV-16 (Liên Xô phát triển) có nhiệm vụ trinh sát, phát hiện, bám sát mục tiêu trên không nhằm quản lý vùng trời, kịp thời phát hiện địch trên không và thông báo cho các đơn vị hỏa lực phòng không. Ngoài ra, PRV-16 còn có thể làm nhiệm vụ dẫn đường cho máy bay chiến đấu bảo vệ vùng trời. Ảnh minh họa

Đài radar cảnh giới P-14 do Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1950, có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở tầm 400km, độ cao 30km. Ảnh minh họa
Đài radar cảnh giới P-14 do Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1950, có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở tầm 400km, độ cao 30km. Ảnh minh họa

Đài radar cảnh giới “khủng” nhất của phòng không Việt Nam 55Zh6UE NEBO-UE (Nga) được thiết kế để phát hiện, bám sát tự động, phân biệt địch – ta, nhận dạng kiểu loại và cung cấp các tham số tọa độ và đường bay các loại mục tiêu bay (gồm cả tên lửa đạn đạo). NEBO-UE phát hiện máy bay chiến đấu có diện tích phản hồi radar RCS 2,5 m2 bay ở độ cao 500m ở cự ly 65km, nếu bay ở độ cao 10km cự ly phát hiện tới 310km, lên đến 400km nếu độ cao hành trình của mục tiêu ở mức 20km. Ảnh minh họa
Đài radar cảnh giới “khủng” nhất của phòng không Việt Nam 55Zh6UE NEBO-UE (Nga) được thiết kế để phát hiện, bám sát tự động, phân biệt địch – ta, nhận dạng kiểu loại và cung cấp các tham số tọa độ và đường bay các loại mục tiêu bay (gồm cả tên lửa đạn đạo). NEBO-UE phát hiện máy bay chiến đấu có diện tích phản hồi radar RCS 2,5 m2 bay ở độ cao 500m ở cự ly 65km, nếu bay ở độ cao 10km cự ly phát hiện tới 310km, lên đến 400km nếu độ cao hành trình của mục tiêu ở mức 20km. Ảnh minh họa

Hệ thống radar cảnh giới Vostock E (Belarus) có thể phát hiện máy bay chiến đấu ở cự ly 350km và bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu. Đặc biệt, nó cũng có khả năng bắt máy bay tàng hình ở cự ly 72km trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh. Vostock E được xem là một trong những hệ thống radar hiện đại nhất quân đội ta hiện nay. Ảnh minh họa
Hệ thống radar cảnh giới Vostock E (Belarus) có thể phát hiện máy bay chiến đấu ở cự ly 350km và bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu. Đặc biệt, nó cũng có khả năng bắt máy bay tàng hình ở cự ly 72km trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh. Vostock E được xem là một trong những hệ thống radar hiện đại nhất quân đội ta hiện nay. Ảnh minh họa
 
Việt Nam hiện có nhiều đài radar cảnh giới 36D6 do Ukraine sản xuất, đây là loại radar đặc biệt có thể tích hợp với hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1. 36D6 được thiết kế để phát hiện mục tiêu trên không và nhận diện địch – ta. Đài có khả năng phát hiện các mục tiêu bay thấp và rất thấp trong môi trường nhiễu chủ động - bị động mạnh (tầm giám sát cự ly xa nhất 115km, độ cao lớn nhất tới 27km).
 Việt Nam hiện có nhiều đài radar cảnh giới 36D6 do Ukraine sản xuất, đây là loại radar đặc biệt có thể tích hợp với hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1. 36D6 được thiết kế để phát hiện mục tiêu trên không và nhận diện địch – ta. Đài có khả năng phát hiện các mục tiêu bay thấp và rất thấp trong môi trường nhiễu chủ động - bị động mạnh (tầm giám sát cự ly xa nhất 115km, độ cao lớn nhất tới 27km).

EL/M-2288ER là biến thể xuất khẩu của hệ thống radar cảnh báo sớm EL/M-2288 AD STAR do Israel thiết kế chế tạo. An-ten của radar có khả năng quét 360 độ, phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 430km. Điểm mạnh của EL/M-2288 là nó có khả năng phát hiện mục tiêu với độ chính xác rất cao, đặc biệt là những mục tiêu nhỏ, tốc độ cao như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo.
 EL/M-2288ER là biến thể xuất khẩu của hệ thống radar cảnh báo sớm EL/M-2288 AD STAR do Israel thiết kế chế tạo. An-ten của radar có khả năng quét 360 độ, phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới  430km. Điểm mạnh của EL/M-2288 là nó có khả năng phát hiện mục tiêu với độ chính xác rất cao, đặc biệt là những mục tiêu nhỏ, tốc độ cao như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo.
Hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga – lính “chuyên nghiệp” bắt máy bay tàng hình của phòng không Việt Nam. Theo tính toán, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km. Ảnh minh họa
Hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga – lính “chuyên nghiệp” bắt máy bay tàng hình của phòng không Việt Nam. Theo tính toán, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km. Ảnh minh họa

Ngoài các hệ thống radar cảnh giới, phòng không Việt Nam còn có “mắt thần” nằm trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không. Trong ảnh là đài radar điều khiển hỏa lực SNR-75 của hệ thống tên lửa tầm cao S-75. SNR-75 làm nhiệm vụ bám mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu.
Ngoài các hệ thống radar cảnh giới, phòng không Việt Nam còn có “mắt thần” nằm trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không. Trong ảnh là đài radar điều khiển hỏa lực SNR-75 của hệ thống tên lửa tầm cao S-75. SNR-75 làm nhiệm vụ bám mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu.

Đài radar cảnh giới P-12 (hệ thống S-75) có tầm trinh sát 275km, làm nhiệm vụ cung cấp thông tin mục tiêu máy bay địch chuyển về radar điều khiển hỏa lực SNR-75. Ảnh minh họa
 Đài radar cảnh giới P-12 (hệ thống S-75) có tầm trinh sát 275km, làm nhiệm vụ cung cấp thông tin mục tiêu máy bay địch chuyển về radar điều khiển hỏa lực SNR-75. Ảnh minh họa

Đài radar đo độ cao mục tiêu PRV-11 (hệ thống S-75). Loại radar này cũng nằm trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp – trung S-125 Pechora của quân đội ta. Ảnh minh họa
Đài radar đo độ cao mục tiêu PRV-11 (hệ thống S-75). Loại radar này cũng nằm trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp – trung S-125 Pechora của quân đội ta. Ảnh minh họa

Đài radar điều khiển hỏa lực SNR-125 của hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp – trung S-125 Pechora. Nó làm nhiệm vụ bám mục tiêu và điều khiển tên lửa tấn công máy bay địch. Ảnh minh họa
Đài radar điều khiển hỏa lực SNR-125 của hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp – trung S-125 Pechora. Nó làm nhiệm vụ bám mục tiêu và điều khiển tên lửa tấn công máy bay địch. Ảnh minh họa

Một số hệ thống tên lửa S-125 của Việt Nam đã được nâng cấp lên biến thể S-125-2TM. Qua đó, hệ thống radar nâng cấp S-125-2TM với khả năng dẫn 2 tên lửa đánh chặn mục tiêu thay vì 1 tên lửa như hệ thống cũ, tầm trinh sát 100km. Trong ảnh là đài S-125-2TM của phòng không Việt Nam
Một số hệ thống tên lửa S-125 của Việt Nam đã được nâng cấp lên biến thể S-125-2TM. Qua đó, hệ thống radar nâng cấp S-125-2TM với khả năng dẫn 2 tên lửa đánh chặn mục tiêu thay vì 1 tên lửa như hệ thống cũ, tầm trinh sát 100km. Trong ảnh là đài S-125-2TM của phòng không Việt Nam

Đài radar cảnh giới và bắt mục tiêu P-15 (hệ thống S-125) có thể bắt mục tiêu ở cự ly xa đến 250km.
Đài radar cảnh giới và bắt mục tiêu P-15 (hệ thống S-125) có thể bắt mục tiêu ở cự ly xa đến 250km.

Đài radar chiếu xạ và điều khiển hỏa lực 30N6E của hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất Việt Nam S-300PMU-1. Đài 30N6E có khả năng theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn tên lửa bắn hạ 6 mục tiêu cùng lúc.
Đài radar chiếu xạ và điều khiển hỏa lực 30N6E của hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất Việt Nam S-300PMU-1. Đài 30N6E có khả năng theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn tên lửa bắn hạ 6 mục tiêu cùng lúc.

Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E (hệ thống S-300PMU-1) có tầm phát hiện mục tiêu 300km, phát hiện cùng lúc 300 mục tiêu.
Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E (hệ thống S-300PMU-1) có tầm phát hiện mục tiêu 300km, phát hiện cùng lúc 300 mục tiêu.

Khả năng đặc biệt xe cứu kéo BTS-4 của Việt Nam

(Kiến Thức) - Hiện nay, các đơn vị tăng - thiết giáp của Việt Nam được trang bị loại xe cứu kéo BTS-4 do Liên Xô sản xuất. Vậy chúng có những khả năng gì?

Khả năng đặc biệt xe cứu kéo BTS-4 của Việt Nam
Kha nang dac biet xe cuu keo BTS-4 cua Viet Nam
Một cuộc diễn tập của đơn vị bộ binh cơ giới Nga gần đây đã cho thấy khả năng của xe cứu kéo BTS-4

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 
Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

Phát triển tàu ngầm mini: Sức mạnh mới của Việt Nam trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Là lực lượng ưu tiên phòng thủ, bảo vệ chủ quyền trên biển, Việt Nam từ lâu luôn nhìn nhận đúng đắn khả năng của mình, có các điều kiện, khả năng để phù hợp với học thuyết tác chiến quân sự phi đối xứng... và việc phát triển tàu ngầm mini là một phương án bắt kịp xu thế này.

Tin mới

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Ukraine thiệt hại nặng ở Kherson

Quân đội Ukraine trên hướng Kherson chịu thiệt hại 2,5 nghìn người trong 6 ngày ở làng Vysokopolye vùng Kherson; một đại đội Ukraine chỉ còn chục tay súng chiến đấu.