Quy luật của thị trường chẳng có ý nghĩa đối với Apple

(Kiến Thức) - Tất cả các công ty lớn nhỏ, khi tham gia vào thị trường đều chịu chi phối bởi những quy luật tự nhiên của nó. Nhưng với Apple thì không.

Quy luật của thị trường chẳng có ý nghĩa đối với Apple
Apple mới công bố doanh thu thuộc dạng khủng khiếp trong quý 4 năm 2014 và tăng số vốn lên 700 tỷ USD. Làm thế nào để "gã khổng lồ" này có được điều đó? Câu trả lời, có vẻ là vì Apple đang vượt qua rất nhiều giới hạn của quy luật thị trường.
Quy luat cua thi truong chang co y nghia doi voi Apple
 Quy luật của thị trường chẳng có ý nghĩa đối với Apple
1. Quy luật Số lớn
Với một công ty, khi trở nên lớn hơn, quy mô rộng hơn, thì một cách tự nhiên, tốc độ tăng trưởng của nó sẽ chậm lại. Và sự cân bằng giữa quy mô và tốc độ vẫn đảm bảo nguồn doanh thu ổn định cho công ty đó. Tuy nhiên, với Apple thì khác. Quy mô của công ty này ngày càng lớn, lượng hàng hóa luôn tăng kỉ lục trong gần 10 năm qua, nhưng tốc độ tăng trưởng không hề giảm.
Bằng chứng cho thấy, nếu như trong 3 quý đầu 2014, tốc độ tăng trưởng của Apple là 7%. Nhưng chỉ tính riêng quý IV, sau khi công bố bản iPhone 6 với số lượng khổng lồ được bán ra, tốc độ tăng trưởng cả năm của hãng đã nhảy vọt lên tới 30%, một con số không tưởng. Nếu tốc độ tăng trưởng này được duy trì, mỗi tháng tiếp theo, Apple sẽ kiếm được thêm khoảng 40 tỷ USD - con số mà Google hay Microsoft kiếm được trong sáu tháng.
2. Quy luật bão hòa giá
Tất cả các hàng hóa trong cùng một hạng mục, cuối cùng rồi cũng sẽ bão hòa vì có rất nhiều sản phẩm khác tương tự từ các đối thủ. Chính vì thế, để bán ra được sản phẩm, các nhà sản xuất phải giảm giá bán để cạnh tranh với đối thủ.
Tuy nhên, khoảng một năm trở lại đây, quy luật này không hề áp đặt được lên iPhone của Apple, tuy vẫn có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh quyết liệt với nó. Apple không bao giờ làm giảm giá trị sản phẩm của mình. Thay vào đó, hãng này ngưng sản xuất và thay vào đó là một sản phẩm mới tốt hơn và giá không những không giảm mà còn cao hơn.
3. Quy luật thị trường cơ bản
Theo quy luật này, nếu một sản phẩm phổ biến trên diện rộng, thì những sản phẩm ăn theo cũng sẽ ưu tiên nó hơn. 
Tuy nhiên, khi Android đang thống trị thị trường điện thoại di động khi chiếm tới hơn 70% thiết bị di động. Thì các nhà phát triển ứng dụng "chân chính" được cho là vẫn khá hờ hững với hệ điều hành này. Bằng chứng là, lượng thu nhập từ việc tải các ứng dụng tại App Store cũa Apple chiếm tới 60% doanh thu của các store ứng dụng trên toàn cầu, mặc dù iOS của họ chỉ được cài trên chưa được 20% các thiết bị di động thông minh.
4. Quy luật "mô đun"
Luật quy định rằng các sản phẩm sẽ được thay thế hoặc giảm sức hút do có nhiều các sản phẩm tương tự khác rẻ hơn. Tuy nhiên, iPhone của Apple, dù có rất nhiều sản phẩm tương tự và cũng rất tốt, dù giá của dòng điện thoại này liên tục tăng, nhưng sức hút của nó vẫn không hề giảm, doanh số của Apple vẫn liên tục tăng mạnh trong chục năm qua.

Apple nhờ Samsung sản xuất vi xử lý S1 cho Apple Watch

(Kiến Thức) - Apple vừa ký hợp đồng đặt hàng Samsung sản xuất bộ vi xử lý cho Apple Watch, được lên lịch tung ra thị trường vào đầu năm sau.

Apple nhờ Samsung sản xuất vi xử lý S1 cho Apple Watch
Bộ vi xử lý trên Apple Watch do đối thủ Samssung sản xuất.
 Bộ vi xử lý trên Apple Watch do đối thủ Samssung sản xuất.

Apple phải vay hơn 6.5 tỷ USD dù lợi nhuận "khủng"

(Kiến Thức) - Mặc dù lợi nhuận thường xuyên tăng kỉ lục trong khoảng chục năm qua. Tuy nhiên, gã khổng lồ Apple vẫn vay thêm hơn 6.5 tỷ USD.

Apple phải vay hơn 6.5 tỷ USD dù lợi nhuận "khủng"
Mới đây, Apple đã tiết lộ kế hoạch vay hàng tỷ USD, mặc dù thông qua báo cáo tài chính hàng năm, hãng này vẫn thường xuyên lập kỉ lục về lợi nhuận, chưa kể số tiền dự trữ lên tới 178 tỷ USD.
Apple phai vay hon 6.5 ty USD du loi nhuan

Điện thoại chạy Ubuntu: Làn gió mới cho thị trường smartphone

Thị trường smartphone trong thời gian tới sẽ có sự tham gia của Ubuntu, một nền tảng nguồn mở do hãng Canonical phát triển.

Điện thoại chạy Ubuntu: Làn gió mới cho thị trường smartphone
Hiện nay, thị trường smartphone đang là cuộc chơi của ba nền tảng chính: iOS (với iPhone), Android và Windows Phone. Tuy nhiên, trong tương lai không xa, người dùng sẽ có thêm một lựa chọn khác: Điện thoại chạy Ubuntu, một nền tảng nguồn mở do Canonical, một công ty của Anh, phát triển. Chiếc smartphone đầu tiên chạy nền tảng này là Aquaris E4.5 Ubuntu Edition, do công ty Tây Ban Nha có tên BQ sản xuất, sẽ lên kệ tại thị trường châu Âu vào ngày 10/2/2015.

Đọc nhiều nhất

Tin mới