Quản lý công chức: Quy định bất khả thi, Bộ Nội vụ bất lực

(Kiến Thức) - Dự thảo quản lý công chức của Bộ Nội vụ cho thấy, Bộ này đã bất lực trong việc quản lý công chức, viên chức trong việc thực thi nhiệm vụ được giao.

Quản lý công chức: Quy định bất khả thi, Bộ Nội vụ bất lực
Việc Bộ Nội vụ ban hành dự thảo quy định cấm công chức lãng phí thời gian vào những việc vô ích, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân là một việc làm cần thiết.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, những quy định này rất thiếu tính khả thi; bởi nước ta có đến hàng trăm nghìn công viên chức, khó mà quản lý được tất cả những việc làm của họ trong giờ hành chính. Nhiều ý kiến quan ngại, nếu không áp dụng được vào thực tiễn, thì sẽ có thêm một quy định nữa “chưa chào đời đã chết yểu”.
Quản lý công chức bằng quy định cấm, khó khả thi (Ảnh minh hoạ)
Quản lý công chức bằng quy định cấm, khó khả thi (Ảnh minh hoạ)
Bàn về vấn đề này, Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật - Đoàn luật sư Hà Nội, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến nhận định, thực tế, để thực thi được qui định trên là việc rất khó khăn, vì nó chỉ trông chờ vào sự tự giác của mỗi người, hoặc mọi người nhắc nhở nhau cùng tự giác thực hiện. 
Chủ tịch hội đồng khen thưởng, kỷ luật, Đoàn luật sư Hà Nội, LS Nguyễn Hoàng Tiến.
Chủ tịch hội đồng khen thưởng, kỷ luật, Đoàn luật sư Hà Nội, LS Nguyễn Hoàng Tiến.
Là một chuyên gia nghiên cứu nhân học, PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp cho hay, dự thảo trên của Bộ Nội vụ cho thấy một tình trạng đáng lo ngại hiện nay là các cơ quan quản lý nhà nước đã bất lực trong việc quản lý công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ được giao. 
Nói về nguyên nhân dẫn đến việc công chức bỏ bê làm việc, PGS.TS Tiệp nhìn nhận, ở nước ta, phần đông công viên chức đồng lương không đảm bảo cuộc sống. Để mưu sinh, họ phải làm thêm những công việc khác nên đến muộn, về sớm hay bỏ việc giữa giờ cũng là điều dễ hiểu, kể cả việc kiếm sống trên đối tượng phục vụ của mình là người dân bằng cách làm khó họ để người dân đến cơ quan công quyền phải có tiền lót tay, bôi trơn mới được việc. Để làm công việc này giữa cơ quan nhà nước là không nên.
Vì thế, họ phải tìm chỗ khác để thực hiện những giao dịch dân sự như quán cà phê, quán ăn, thậm chí tại nhà riêng để thực hiện những quan hệ dân sự. Nên việc cấm cán bộ ngổi quán cà phê, quán ăn, bỏ việc cơ quan là điều khó mà thực hiện được, vì liên quan đến túi tiền của họ. Tiêu cực phát sinh từ đó và nhân lên ngày một phình to ra khó có cách cứu chữa.
PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp.
PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp.
“Một nghịch lý khác ở Việt Nam, công chức, viên chức nhà nước đồng lương không đủ sống nhưng có rất nhiều người vẫn tìm đủ mọi cách để được làm “cán bộ nhà nước”, để “chính danh”, có vị thế xã hội nhất định, có một số quyền hạn nhất định được nhà nước ban cho nên họ dựa dẫm vào đó để kiếm sống, không có quyền hạn đó họ không dễ gì sống được. Vì thế nhiều người mất cả đến hàng trăm triệu đồng để được làm "cán bộ nhà nước".
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận mới có một phát biểu rất hay là “Tiến sĩ giấy chỉ làm việc được trong cơ quan nhà nước”. Tham những cũng từ đó phát sinh, từ nhu cầu của những người này. Luật công chức hiện nay buông lỏng cơ chế tuyển dụng cán bộ, nên một số người có chức có quyền tự nghĩ ra một quy trình rất lạ, cứ tuyển dụng người ồ ạt rồi “từ người suy ra việc chứ không phải từ việc sinh ra người”, PGS.TS Tiệp nhìn nhận.Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp, giải quyết vấn đề này không giản đơn chỉ bằng giải pháp hành chính và giáo dục. Chừng nào chưa cải cách thể chế thì cải cách hành chính dù có làm trước cũng khó mà thực hiện được. Việc đổi mới cải cách hành chính hiện nay phải tiến hành một cách tổng thể từ pháp lệnh công chức, chế độ tiền lương, các chính sách kèm theo cũng như cơ chế quản lý hành chính cán bộ công chức, viên chức, chính sách đào tạo, tuyển chọn cán bộ…
PGS.TS Tiệp cho rằng, phải theo quy trình ngược lại là "từ việc để tìm người" theo phương thức khoán việc, bao nhiêu việc cần bấy nhiêu người mà là người làm được việc, bộ máy công quyền sẽ tinh giản, đồng lương được tăng lên đủ sống thì tiêu cực xã hội sẽ giảm theo. Cơ quan nhà nước sẽ lôi kéo được những người "có tâm, có tầm" vào làm việc, ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám từ cơ quan nhà nước ra bên ngoài. Đồng thời, thay đổi thể chế từ vĩ mô đến vi mô, một cách tổng thể, toàn diện và căn bản, phải có tầm nhìn mới và giải pháp mới mang tính đột phá nhằm giải thể cấu trúc hệ thống hành chính hiện hành vốn lạc hậu không giống ai thì mới thực thi được cải cánh hành chính hiện nay. Cải cách thể chế trong đó có cải cách hành chính là đòi hỏi cấp bách không thể đặng đừng trong tình thế hiện nay để giải tỏa những lo âu phiền muộn không đáng có của người dân trong trạng thái quẫn bức.
Vừa qua, Bộ Nội vụ đã ra dự thảo văn bản yêu cầu công chức, viên chức trong giờ hành chính không làm việc riêng, không đi muộn về sớm, không đi uống cà phê, la cà quán xá, chơi điện tử, xem video, nghiêm cấm uống rượu, bia, kể cả trong giờ nghỉ trưa và ngày trực. 

Chuẩn bị tinh giản 100.000 công chức “cắp ô“?

Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo nghị định của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế để lấy ý kiến người dân.

Chuẩn bị tinh giản 100.000 công chức “cắp ô“?

Đồng thời bộ cũng có công văn gửi các bộ ngành và địa phương đề nghị góp ý kiến vào dự thảo tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định nêu trên...

Cán bộ, công chức đi làm bằng xe đạp

(Kiến Thức) -  Từ 25/3, TP Hội An sẽ có gần 4.000 người đi làm bằng xe đạp.

Cán bộ, công chức đi làm bằng xe đạp

Bắt đầu từ 25/3, toàn bộ cán bộ, công chức nhà nước làm việc tại TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) đi làm bằng xe đạp.

Từ ngày 25/3 tới, toàn bộ cán bộ công chức Hội An sẽ đi làm bằng xe đạp. Ảnh minh họa.
 Từ ngày 25/3 tới, toàn bộ cán bộ công chức Hội An sẽ đi làm bằng xe đạp. Ảnh minh họa.

“40% người Việt ăn cắp” và nỗi khổ người Việt trên đất Nhật

(Kiến Thức) - Không chỉ ăn cắp vặt, một bộ phận người Việt trên đất Nhật còn trốn vé tàu, thiếu trật tự... khiến cộng đồng người Việt nói chung bị liên lụy, kỳ thị tại Nhật. 

“40% người Việt ăn cắp” và nỗi khổ người Việt trên đất Nhật

Mới đây, cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật đưa ra thống kê cho thấy số các vụ ăn cắp đồ bị bắt liên quan tới người Việt tăng mạnh tại Nhật, từ 247 vụ năm 1998 lên 999 vụ năm 2012.

Riêng 6 tháng đầu năm 2013 đã có 401 vụ liên quan tới người Việt, chiếm 40% tổng số vụ chôm đồ liên quan tới người nước ngoài tại Nhật.

Số liệu được công bố trên báo Sankei vào ngày 27/02 trong bản tin liên quan tới việc cảnh sát ra trát bắt một tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines vì cáo buộc thông đồng tuồn hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam để tiêu thụ.

Hàng loạt vụ người Việt ăn cắp tại Nhật bị phát giác

Mới đây nhất là vụ một thành viên phi hành đoàn của Hãng Hàng không quốc gia Vietnam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Cơ quan cảnh sát cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.

Một số siêu thị ở Nhật treo biển chống ăn cắp vặt chỉ bằng 2 thứ tiếng là Nhật và Việt.
 Một số siêu thị ở Nhật treo biển chống ăn cắp vặt chỉ bằng 2 thứ tiếng là Nhật và Việt. 

Năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines cũng từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Tòa án quận Saitama đã tuyên phạt phi công Đặng Xuân Hợp 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm, đồng thời tuyên phạt phi công này 500.000 yen Nhật.

Tháng 12/2013, một nhóm 4 thanh niên Việt Nam khoảng 20 tuổi đã bị phát hiện ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹ phẩm tại Tokyo. Cảnh sát phát hiện ra rằng phần lớn hàng hóa ăn cắp của nhóm này được chuyển đến nhà của một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi.

Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo. Hàng được chuyển qua đường bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi các thành viên đoàn bay ở. Sau đó, người chuyển hàng nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng. Khi cảnh sát phát hiện, hàng ăn cắp vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị nơi bày bán sản phẩm.

Riêng trong tháng Một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp người Việt. Cảnh sát nhấn mạnh việc khẩn cấp cần làm hiện nay là nhổ tận gốc loại hình ăn cắp vặt này.

Người Việt bị “xa lánh” trên đất Nhật

Không chỉ tật ăn cắp vặt, vào thời gian gần đây dư luận còn đưa tin khá nhiều về cuộc sống của một số người Việt ở Nhật có những biểu hiện không tốt như thiếu trật tự, lộn xộn, trốn vé tàu..., thậm chí sống ngược lại với văn hóa Nhật, tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt Nam. 

Trước tình trạng ăn cắp của người Việt Nam tại Nhật, nhiều siêu thị ở nước này thậm chí đã ghi biển "nhắc nhở" người Việt.

Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt được viết bằng tiếng Việt, ở dưới là dòng chữ dịch sang tiếng Nhật, đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.

Tác giả của bức ảnh là anh Đặng Công Trọng, hiện đang là du học sinh tại Nhật Bản.

Theo anh Trọng kể lại, bức ảnh cảnh báo bằng tiếng Việt được chụp vào ngày 19/3/2013, khi anh cùng với một số người bạn khác đi phỏng vấn ở một công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama (Nhật Bản).

Nhiều tật xấu của người Việt tại Nhật đã tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt. Ảnh minh họa.
 Nhiều tật xấu của người Việt tại Nhật đã tạo nên những kỳ thị của người Nhật đối với người Việt. Ảnh minh họa.

"Hôm đó, khi nhóm chúng tôi đi xuống công ty sản xuất bánh mỳ tại thành phố Saitama để phỏng vấn, khi ghé vào siêu thị gần ga Nanasato để mua một số đồ thì thấy biển cảnh báo này. Thực sự, lúc đó chúng tôi đã cảm thấy choáng, ngại và buồn thật vì trên tấm biển cảnh báo đó chỉ có 2 thứ tiếng là Việt và Nhật", anh Trọng cho hay.

"Thời gian vừa qua, có rất nhiều vụ việc người Việt Nam ăn cắp vặt bị bắt và bị đuổi về nước. Hơn thế nữa, không ít trường hợp mỗi khi nhắc đến ai đó, người Nhật thường nói cụm từ ""bê tô na mư zin". Lên tàu nhiều khi thấy người Việt Nam thì người Nhật còn kéo khoá túi lại rồi ôm khư khư trước bụng.

Thực sự là rất buồn nên sau đó, chúng tôi mới đưa bức ảnh này lên Facebook cá nhân nhằm mục đích để chính những người Việt đang học tập, làm việc, sinh sống ở Nhật Bản có đọc được thì hãy cùng suy nghĩ và sửa đổi, đừng để cái gì người ta cũng nêu "người Việt Nam" ra, rất đáng xấu hổ", anh Trọng chia sẻ.

Ông Đỗ Thông Minh, một người Việt sống tại Nhật 30 năm đã chia sẻ về vấn nạn này trên BBC: “Từ lâu rồi, cách đây cả chục năm, tôi đã từng đọc những bài báo của những người Nhật đi du lịch Việt Nam, họ đi phố ở Việt Nam và họ thấy rất nhiều hàng Nhật, nhưng một điều ngạc nhiên là giá cả những mặt hàng này còn rẻ hơn cả bên Nhật. Họ nghi ngờ hàng giả thì người bán hàng giải thích đây không phải là hàng giả, nhưng vì nó xuất xứ từ hàng ăn cắp nên nó mới được bán với giá rẻ như vậy…”

Ông Minh cũng cho hay, con số thống kê người Việt chiếm 40% trong tổng số các vụ người nước ngoài chôm đồ tại Nhật, một con số quá cao, đã ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng người Việt tại Nhật. Ông Minh cũng kể câu chuyện năm ngoái có siêu thị ở Nhật còn cấm người Việt vào vì những tật xấu này của người Việt.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới