PV OIL dự kiến lãi năm 2023 giảm 34% do thị trường xăng dầu khó đoán

(Vietnamdaily) - Dự báo tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, mức dầu dao động khó đoán nên PV OIL đề kế hoạch giảm lãi trong năm 2023.

Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PV OIL, OIL) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 với kế hoạch doanh thu 50.000 tỷ đồng (tính trên giá dầu thô 70 USD/thùng), giảm 52% so năm trước. Lợi nhuận sau thuế ở mức 480 tỷ đồng, giảm 34%.

Theo PV OIL, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 của công ty được đặt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn như: nhu cầu tiêu thụ sụt giảm, lạm phát tiếp tục duy trì ở mức cao, lãi suất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều nền kinh tế lớn có thể rơi vào suy thoái, xung đột Nga - Ukraine vẫn diễn biến phức tạp. Dự báo của một số tổ chức, giá dầu thô Brent có thể dao động 85-100 USD/thùng trong năm 2023.

Trong nước, dự báo tăng trưởng GDP sụt giảm mạnh, lạm phát gia tăng đáng kể so với năm 2022. Tại kịch bản lạc quan, dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 chỉ đạt ở mức 6,83%, tỷ lệ lạm phát 3,69%, tăng trưởng xuất khẩu ở mức 8,43%.

PV OIL du kien lai nam 2023 giam 34% do thi truong xang dau kho doan
 OIL lên kế hoạch lợi nhuận giảm hơn 30% trong năm nay.

Bên cạnh đó, nguồn cung từ hai nhà máy lọc dầu trong nước giảm đáng kể do hai nhà máy đều có kế hoạch dừng vận hành để bảo dưỡng tổng thể định kỳ trong năm.

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, PV OIL đề xuất trả cổ tức năm 2022 là 2% vốn điều lệ. 

Lý do có mức chia cổ tức trên là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2022 của PV OIL âm 186 tỷ đồng. Do đó, công ty cần tích lũy lợi nhuận để thỏa mãn một trong các điều kiện cổ phiếu OIL được chuyển sang niêm yết trên sàn HoSE là “không có lỗ lũy kế” trên BCTC và đảm bảo quyền lợi cổ đông.

Đối với kế hoạch đầu tư xây dựng, năm 2023, công ty dự kiến phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu bán lẻ và nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh. Trong đó, 134 tỷ đồng để xây dựng mới và cải tạo kho cảng; 326 tỷ đồng để xây dựng mới và cải tạo cửa hàng xăng dầu; 178 tỷ đồng để đầu tư và mua sắm.

Bên cạnh đó, PV OIL dự kiến bầu thành viên HĐQT và thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2028. Số lượng thành viên HĐQT là 5 người, trong đó có 1 thành viên độc lập và ban kiểm soát là 3 người.

PVOil tăng lợi nhuận thêm 103 tỷ đồng sau kiểm toán

(Vietnamdaily) - Sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của PVOil tăng thêm 103 tỷ đồng lên 651 tỷ đồng chủ yếu do thay đổi doanh thu tài chính.

Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil, UPCoM: OIL) công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2022 với lợi nhuận sau thuế chênh lệch tăng thêm hơn 100 tỷ đồng.

Cụ thể, tại báo cáo kiểm toán chỉ tiêu doanh thu thuần vẫn ở mức 104 tỷ đồng, song doanh thu hoạt động tài chính điều chỉnh tăng gần 3% lên mức 567 tỷ đồng. Việc doanh thu tài chính của PVOil có sự biến động do khoản mục lãi chênh lệch tỷ giá tăng từ 118 tỷ lên 134 tỷ đồng sau kiểm toán. 

Cổ phiếu OIL vào diện cảnh báo do kiểm toán ngoại trừ 3 năm

(Vietnamdaily) - Sau khi xem xét báo cáo tài chính năm 2022 kiểm toán đã quyết định đưa OIL vào diện cảnh báo do BCTC năm của OIL bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ từ 3 năm liên tiếp trở lên.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố quyết định đưa cổ phiếu OIL của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) vào diện cảnh báo từ ngày 23/3.

HNX cho biết, sau khi xem xét báo cáo tài chính năm 2022 kiểm toán đã quyết định đưa OIL vào diện cảnh báo do BCTC năm của OIL bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ từ 3 năm liên tiếp trở lên.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cổ phiếu bị cảnh báo theo quy định của Quyết định này, OIL phải có văn bản gửi HNX giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục.

Co phieu OIL vao dien canh bao do kiem toan ngoai tru 3 nam
 Cổ phiếu OIL sắp vào diện cảnh báo.

PVOil vừa công bố BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2022 với doanh thu thuần tăng 80% so với năm 2021, đạt 104.214 tỷ đồng. Sau trừ các khoản thuế phí, lợi nhuận ròng của OIL đạt 723 tỷ đồng, giảm 6% so với năm trước đó.

Dù vậy, tại thời điểm 31/12/2022, công ty vẫn còn lỗ luỹ kế hơn 185 tỷ đồng.

Lãnh đạo PVOil cho biết so với thời điểm trước cổ phần hóa ngày 31/12/2017 (lỗ lũy kế 1.676 tỷ), con số ghi nhận hiện tại đã giảm 1.491 tỷ đồng và giảm sâu so với mức lỗ lũy kế hơn 3.000 tỷ ghi nhận hồi cuối năm 2014; phần lỗ lũy kế còn lại sẽ được "dứt điểm" trong thời gian ngắn tới.

Tại ngày 31/12/2022, OIL đang ghi nhận khoản nợ thu khó đòi hơn 894 tỷ đồng trong đó khoản nợ khó đòi chủ yếu là khoản nợ từ công ty con (Petec) là 683,5 tỷ đồng.

Các khoản nợ này được ghi nhận trước thời điểm cổ phần hóa OIL năm 2018 và đều được trích lập dự phòng 100% nên không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh hiện tại của công ty, có thể hoàn nhập cũng như ghi nhận vào lợi nhuận khi thu hồi được nợ.

Tổng tài sản của PV OIL tăng nhẹ lên mức 28.800 tỷ đồng bao gồm 23.233 tỷ ngắn hạn. Trong số này, tiền mặt - tương đương và tiền gửi ngắn hạn khoảng 11.750 tỷ đồng; hàng tồn kho tăng lên 2.941 tỷ.

Nợ phải trả của OIL tăng lên gần 17.500 tỷ và vốn chủ sở hữu hơn 11.320 tỷ.

Tin mới