Phi công Hải quân Nga lần đầu "học" cách tiếp liệu trên không

(Kiến Thức) - Lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi Liên Xô tan rã, Không quân Hải quân Nga bắt đầu huấn luyện khả năng tiếp liệu trên không cho các phi công của mình.

Trong một buổi họp báo gần đây Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, phi công Không quân Hải quân Nga vừa được học cách tiếp liệu trên không lần đầu tiên trong lịch sử của lực lượng này.
Theo đó, các phi công chiến đấu của lực lượng Không quân Hải quân Nga thuộc Hạm đội Baltic và Hạm đội Biển Đen đã thực hiện việc tiếp liệu trên không với các chiến đấu cơ Sukhoi Su-30SM và Su-24 Fencer. Các phi công tới từ hai hạm đội này đã thực hiện hàng trăm lượt tiếp liệu thành công trên không chỉ trong thời gian ngắn được tập huấn.
Lần đầu tiên trong lịch sử, phi công Không quân Hải quân Nga đã tiếp liệu trên không với các phi cơ Su-30SM. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
 Lần đầu tiên trong lịch sử, phi công Không quân Hải quân Nga đã tiếp liệu trên không với các phi cơ Su-30SM. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Trong khi Hải quân của các nước phương Tây đã được học cách tiếp nhiên liệu trên không cho các máy bay chiến đấu trong nhiều thập kỷ nay thì điều đáng bất ngờ đó là tới tận bây giờ, các phi công Không quân Hải quân Nga mới thực hiện được điều tương tự.
Việc tiếp liệu trên không ngoài việc giúp phi cơ mở rộng tầm hoạt động còn giúp các phi cơ tiêm kích có khả năng cơ động tốt hơn khi bay hành trình mà không cần phải mang quá nhiều nhiên liệu, dẫn đến việc khó có thể xoay sở kịp khi bị tấn công bất ngờ.
Trong khi đó, trước tới giờ Không quân Hải quân Nga thường có xu hướng sử dụng tàu sân bay Kuznetsov làm trạm tiếp liệu di động - thay vì việc tiếp liệu trực tiếp từ trên không. Điều này khiến các phi cơ tiêm kích và cường kích của Nga vấp phải rất nhiều hạn chế khi cần hoạt động trong thời gian dài.
Lợi thế của Nga đó là hầu hết phi công Không quân Hải quân đều xuất thân từ phi công Không quân, do đó họ nắm rất rõ cách thức thực hiện việc tiếp liệu trên không. Ngoài ra, Không quân Hải quân Nga cũng sử dụng các máy bay được phát triển dựa trên các phiên bản của Không quân, vì vậy việc tiếp liệu trên không có thể thực hiện dễ dàng mà không cần phải chỉnh sửa lại cơ cấu nhận nạp nhiên liệu trên không.
Mời độc giả xem Video: Không quân Nga thực hiện tiếp liệu trên không một cách thuần thục.

Sức mạnh kinh hoàng của Hải quân Mỹ những năm 1990

(Kiến Thức) - Những năm 1990 của thế kỷ trước là giai đoạn Hải quân Mỹ có sức mạnh cực kỳ ghê gớm với quy mô lớn hơn nhiều hiện tại.

Suc manh kinh hoang cua Hai quan My nhung nam 1990
 Những năm 1990 của thế kỷ trước chính là lúc sức mạnh của lực lượng Hải quân Mỹ được xếp vào hàng "không đối thủ". Nguồn ảnh: Sina.
Suc manh kinh hoang cua Hai quan My nhung nam 1990-Hinh-2
  Sức mạnh ghê gớm đó được Hải quân Mỹ tích tụ lại suốt mấy chục năm chạy đua vũ trang trong cuộc chiến tranh lạnh và thập niên 90 là khi chiến tranh lạnh vừa mới kết thúc còn người Mỹ thì chưa kịp "giải tán bớt" lực lượng dư thừa của mình. Nguồn ảnh: Sina.

Phức tạp như quy trình tắm máy bay của Không quân Mỹ

(Kiến Thức) - Giống với mọi loại phương tiện khác, máy bay cũng cần được rửa và quy trình rửa máy bay của Không quân Mỹ không hề đơn giản chút nào.

Phuc tap nhu quy trinh tam may bay cua Khong quan My
Theo quy định của Không quân Mỹ, các loại máy bay trong lực lượng này sẽ phải được rửa thường xuyên để "tăng cường khả năng hoạt động". Tùy từng loại máy bay mà thời gian tối đa giữa hai lần rửa máy bay sẽ là từ 12 tới không quá 15 ngày. Nguồn ảnh: Sina.
Phuc tap nhu quy trinh tam may bay cua Khong quan My-Hinh-2
 Việc rửa máy bay được thực hiện bởi các hệ thống vòi nước áp suất cao, mỗi lần thực hiện sẽ cần tới khoảng 6 người trong đó có một hoặc hai phi công, một hoa tiêu dẫn đường và những người còn lại làm nhiệm vụ điều khiển hệ thống vòi áp suất. Nguồn ảnh: Sina.

Tin mới