Phát hiện hóa thạch của loài khủng long nhỏ giống chim ở Trung Quốc

Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long nhỏ giống chim ở Trung Quốc. Đặc biệt, loài này sở hữu đôi chân dưới dài đáng kinh ngạc.

Phát hiện hóa thạch của loài khủng long nhỏ giống chim ở Trung Quốc
Phat hien hoa thach cua loai khung long nho giong chim o Trung Quoc
Hình ảnh tái tạo về loài khủng long tại Phúc Kiến.

Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long nhỏ giống chim ở Trung Quốc. Đặc biệt, loài này sở hữu đôi chân dưới dài đáng kinh ngạc. Sinh vật này có thể đã sống vào cuối kỷ Jura từ 148 triệu đến 150 triệu năm trước tại tỉnh Phúc Kiến, phía Đông Nam Trung Quốc ngày nay.

Sinh vật này được đặt tên là Fuijianvenator prodigiosus, có nghĩa “thợ săn kỳ quái đến từ Fuijian” trong tiếng Latinh. Sinh vật này có phần chân dưới dài gấp đôi đùi. Trong khi đó, điều ở hầu hết các loài khủng long, độ dài đùi sẽ gấp đôi chân.

Tuy nhiên, đó là một đặc điểm cũng xuất hiện ở các loài chim lội nước như cò và sếu. Do đó, các nhà khoa học cho rằng, Fujianvenator cũng có thể sống trong môi trường nước, đầm lầy. Hóa thạch được tìm thấy cùng với của các loài động vật thủy sinh và bán thủy sinh khác, bao gồm rùa và cá vây tia. Điều này cho thấy, Fujianvenator có thể từng xuất hiện ở các đầm lầy.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những loài khủng long giống chim đầu tiên được biết đến khác thường sống trên cây và có khả năng bay trên không. Theo Giáo sư Wang, không có chiếc lông nào được bảo tồn trong hóa thạch.

Tuy nhiên, rất có thể Fujianvenator sở hữu lông. Bởi, họ hàng gần nhất của Fujianvenator trong cây phả hệ khủng long đã sở hữu lông. Ông Wang nói thêm, không thể xác định từ hóa thạch liệu loài khủng long giống chim này có khả năng bay hay không.

Hóa thạch khủng long được phát hiện từ trước đều có vảy, giống loài bò sát hơn. Tuy nhiên, vào năm 1996, các nhà khoa học phát hiện ra hóa thạch khủng long có lông vũ ở Liêu Ninh. Kể từ đó, các chuyên gia phát hiện nhiều hơn hóa thạch khủng long có lông vũ ở khu vực xung quanh.

Bất ngờ tìm thấy hóa thạch triệu năm của loài cú đã tuyệt chủng

Một bộ xương hóa thạch được bảo quản tốt đến kinh ngạc của một loài cú đã tuyệt chủng sống cách đây hơn 6 triệu năm đã được khai quật ở Trung Quốc.

Bất ngờ tìm thấy hóa thạch triệu năm của loài cú đã tuyệt chủng
Hóa thạch được phát hiện ở độ cao gần 7.000 feet (2100 mét), ở lưu vực Lâm Hạ thuộc tỉnh Cam Túc của Trung Quốc, ở rìa Cao Nguyên Tây Tạng.
Theo các nhà khoa học, loài cú này ở cuối Kỷ nguyên Miocen, khoảng 6 triệu năm trước.

Ma hóa thạch 183 triệu năm tiết lộ về tận thế có thể lặp lại

Những con "ma hóa thạch" là sinh vật như làm bằng không khí, không hề có chút tàn tích nào nhưng hình dáng được ghi lại qua những đường lõm của khối đá.

Ma hóa thạch 183 triệu năm tiết lộ về tận thế có thể lặp lại

Theo PHYS, các "ma hóa thạch" này có niên đại 94, 120 và 183 triệu năm, liên kết trực tiếp với 3 cuộc đại tuyệt chủng xảy ra cùng cách với những gì mà Trái Đất đang biến đổi.

"Ma hóa thạch" thực ra là nhóm sinh vật phù du đơn bào gọi là coccoliththophores. Qua kính hiển vi, những khối đá mà chúng từng nằm bên trong còn hiện rõ từng đường nét của các cơ thể quái dị và phức tạp.

Động vật ăn thịt sớm nhất thế giới được đặt theo tên nhà tự nhiên học

Hóa thạch của loài Auroralumina attenboroughii được tìm thấy ở rừng Charnwood, nơi nhà tự nhiên học David Attenborough từng tới để thực hiện công cuộc tìm kiếm hóa thạch.

Động vật ăn thịt sớm nhất thế giới được đặt theo tên nhà tự nhiên học
Dong vat an thit som nhat the gioi duoc dat theo ten nha tu nhien hoc
Auroralumina attenboroughii có thể trông như thế này cách đây 560 triệu năm. (Nguồn: BBC) 
Hóa thạch của một sinh vật 560 triệu năm tuổi mà các nhà nghiên cứu tin là của loài động vật ăn thịt đầu tiên đã được đặt tên Auroralumina attenboroughii theo tên của nhà tự nhiên học kiêm phát thanh viên David Attenborough.

Đọc nhiều nhất

Tin mới