Ma hóa thạch 183 triệu năm tiết lộ về tận thế có thể lặp lại

Những con "ma hóa thạch" là sinh vật như làm bằng không khí, không hề có chút tàn tích nào nhưng hình dáng được ghi lại qua những đường lõm của khối đá.

Ma hóa thạch 183 triệu năm tiết lộ về tận thế có thể lặp lại

Theo PHYS, các "ma hóa thạch" này có niên đại 94, 120 và 183 triệu năm, liên kết trực tiếp với 3 cuộc đại tuyệt chủng xảy ra cùng cách với những gì mà Trái Đất đang biến đổi.

"Ma hóa thạch" thực ra là nhóm sinh vật phù du đơn bào gọi là coccoliththophores. Qua kính hiển vi, những khối đá mà chúng từng nằm bên trong còn hiện rõ từng đường nét của các cơ thể quái dị và phức tạp.

Ma hoa thach 183 trieu nam tiet lo ve tan the co the lap lai

"Ma hóa thạch" được khai quật từ đá kỷ Jura ở Yorkshire - Anh - Ảnh: SCIENCE

Cơ thể không xương của chúng đã bị thời gian làm tiêu biến hoàn toàn, nhưng cũng tồn tại đủ lâu để phần trầm tích bao bọc lấy chúng hóa thạch, dẫn đến hiện tượng kỳ lạ nói trên.

"Ma hóa thạch" có đường kính hẹp hơn 15 lần so với sợi tóc người - xấp xỉ 5 phần nghìn mm, nhưng cực kỳ sắc nét, giúp nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi giáo sư Paul Bown từ University College London (UCL, trường thành viên của Viện Đại học London - Anh) tái hiện lại hoàn hảo các sinh vật cổ đại. Và chúng đã giúp lấp đầy một khoảng trống làm đau đầu các nhà cổ sinh vật học nhiều năm.

Giáo sư Vivi Vajda từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển, đồng tác giả, giải thích rằng trước đây các nhà khoa học chỉ đi tìm chính bản thân các sinh vật phù du đó mà thiếu chú ý đến các phiến đá có thể ẩn chứa "ma hóa thạch" nên có nhưng giai đoạn mà hồ sơ hóa thạch về dòng họ này bị đứt đoạn.

Đặc biệt hơn, những con "ma hóa thạch" vừa khai quật liên quan đến Sự kiện thiếu khí đại dương Toarcian (T-OAE, xảy ra 183 triệu năm trước), Sự kiện thiếu khí đại dương 1a (120 triệu năm trước) và Sự kiện thiếu khí đại dương 2 (94 triệu năm trước).

Nguyên nhân của cả 3 sự kiện - vốn gây ra "tận thế" cho đa số các loài trong đại dương và suy giảm mạnh các loài trên mặt đất do ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn - đều do một nguyên nhân mà ngay hôm nay con người hiện đại phải đối mặt: nóng lên toàn cầu. Dù tác động từ tự nhiên hay nhân tạo, hậu quả của nóng lên toàn cầu thường là như nhau.

Vì vậy việc nghiên cứu các "ma hóa thạch" sẽ giúp giới khoa học hiểu rõ những gì xảy ra với sinh vật phù du, một trong những loài hiếm hoi vẫn cố gắng sinh tồn được thông qua các biến đổi có thể có lợi hay có hại cho sinh vật khác.

Từ đó, họ sẽ dự báo được những gì xảy ra với chuỗi thức ăn khi nhiệt độ toàn cầu ngày một tăng, cách thức mà nóng lên toàn cầu gây ra các sự kiện tuyệt chủng, cách sinh vật phù du phục hồi sau những cái chết hàng loạt... để có dự báo cho tương lai.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Science.

Phát hiện bằng chứng cá sấu ăn thịt khủng long, chuyên gia ngỡ ngàng

Cá sấu Kỷ Phấn trắng ăn khủng long Ornithopod, bằng chứng hóa thạch mới cho thấy.

Phát hiện bằng chứng cá sấu ăn thịt khủng long, chuyên gia ngỡ ngàng
Phat hien bang chung ca sau an thit khung long, chuyen gia ngo ngang
Các nhà cổ sinh vật học đã khai quật được bộ xương hóa thạch của Confractosuchus sauroktonos, một chi cá sấu khổng lồ crocodyliform chưa từng được biết đến trước đây, với phần bụng được bảo tồn đặc biệt bao gồm các bộ phận của một con khủng long dạng con non. 

"Thế giới hóa thạch" truyền tín hiệu vô tuyến đến Trái Đất

Một chớp sóng vô tuyến từ hướng thiên hà M81 đã khiến các nhà khoa học bối rối bởi dường như có nguồn gốc từ một cụm sao cổ đại.

"Thế giới hóa thạch" truyền tín hiệu vô tuyến đến Trái Đất

Nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ F.Kristen từ Khoa Không gian, Trái Đất và môi trường Đại học Công nghệ Chalmers và Đài quan sát không gian Onsala (Thụy Điển), vừa công bố trên tạp chí Nature.

Thiên hà M81, nơi chứa cụm sao cổ đại phát ra chớp sóng vô tuyến - Ảnh: NASA/JPL Caltech

Chớp sóng vô tuyến mới mang tên FRB 20200120E, có nguồn gốc từ thiên hà M81 cách chúng ta 11,7 triệu năm ánh sáng, khiến nó trở thành chớp sóng vô tuyến nhanh ngoài thiên hà gần nhất được biết đến, gần hơn đến 40 lần so với cái xếp vị trí thứ nhì.

"Truy vết" chớp sóng vô tuyến này, các nhà thiên văn phát hiện ra một điều còn lạ lùng hơn, đó là nguồn gốc của tín hiệu là từ một cụm sao rất cổ xưa. Các cụm sao được coi như một dạng "hóa thạch" của vũ trụ, tĩnh lặng và già cỗi. Không ai mong đợi một chớp sóng vô tuyến nhanh, mạnh mẽ có thể xuất hiện từ đó.

Theo Science Alert, trước đó chớp sóng vô tuyến được cho là ra đời từ các nguồn thuộc dạng "quái vật" của vũ trụ như sao neutron, sao từ, một vụ sáp nhập các loại sao nói trên hoặc từ một lỗ đen. Cũng có giả thuyết chớp sóng vô tuyến đến từ một nền văn minh ngoài hành tinh.

Nhưng cụm sao cổ đại theo hiểu biết thông thường sẽ khó chứa đựng một trong các vật thể nói trên. Theo các tác giả, phát hiện mới này sẽ là manh mối để đưa đến khám phá về cơ chế hình thành mới cho các cụm sao này, hoặc là một nguồn hoàn toàn mới tạo ra chớp sóng vô tuyến.

Phát hiện hóa thạch bất thường, lộ bí mật của khủng long bọc giáp

Ankylosaurs có những chiếc gai bọc giáp thường được gắn vào da và không hợp nhất với xương. Nhưng trong mẫu hóa thạch này, chiếc gai lại gắn vào xương sườn.

Phát hiện hóa thạch bất thường, lộ bí mật của khủng long bọc giáp
Phat hien hoa thach bat thuong, lo bi mat cua khung long boc giap
Một hóa thạch bất thường cho thấy một loạt gai hợp nhất với một xương sườn, tiết lộ phần còn lại của loài khủng long ankylosaur cổ nhất từng được tìm thấy, và là loài đầu tiên đến từ lục địa châu Phi. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới