Phát hiện ánh sáng hồng ngoại bí ẩn trong không gian

(Kiến Thức) - Một nhóm nghiên cứu vừa phát hiện ánh sáng hồng ngoại bí ẩn len lỏi trong không gian, gây kinh ngạc lớn cho giới khoa học.

Phát hiện ánh sáng hồng ngoại bí ẩn trong không gian
Một nhóm nghiên cứu thiên văn sử dụng kính thiên văn vô tuyến ALMA để thăm dò và phát hiện các nguồn ánh sáng hồng ngoại bí ẩn đang len lỏi, phát sáng trong vũ trụ.
60% trong các nguồn sóng hồng ngoại bí ẩn này có thể là những thiên hà mờ nhạt, phần còn lại có thể là các bước sóng hồng ngoại quang học, còn bản chất của nguồn sóng hồng ngoại này là gì, hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được.
Phat hien anh sang hong ngoai bi an trong khong gian
 Ảnh: Nguồn Science Daily
Để xác định nguồn gốc của ánh sáng bí ẩn trong vũ trụ, các nhà khoa học, dẫn đầu là các sinh viên sau đại học cùng Seiji Fujimoto, và phó giáo sư Masami Ouchi, tại Đại học Tokyo đã sử dụng công nghệ ALMA định vị, phân tích và khai thác dữ liệu của nguồn hồng ngoại.
Họ đã dành ra 900 ngày quan sát, nghiên cứu, kết quả dữ liệu thu thập về khá phong phú đa dạng, kết quả cho thấy có tổng cộng 133 sao mờ nhạt, được đánh giá là chiếm 60% trong nguồn sóng hồng ngoại bí ẩn này kèm một số bụi có khả năng hấp thụ quang học cũng được tìm thấy.
Xem video: Quỹ đạo của các hành tinh trong vũ trụ

Choáng ngợp những hình ảnh về bão Mặt trời

Những hình ảnh ấn tượng về một cơn bão Mặt trời được ghi lại bằng vệ tinh mới nhất của NASA mang tên Solar Dynamics Observatory. 

Choáng ngợp những hình ảnh về bão Mặt trời
Choang ngop nhung hinh anh ve bao Mat troi
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể ghi lại được hình ảnh về một vụ nổ bao phủ trên toàn bộ Mặt trời. Mặc dù vụ nổ được bắt đầu bằng một đợt phun trào năng lượng nhỏ, nhưng ngay lập tức nó khiến các nhà khoa học phải sửng sốt khi nó nhanh chóng mở rộng và bao phủ lên toàn bộ Mặt trời. Tàu vũ trụ quan sát Mặt trời đã ghi lại được những hình ảnh ấn tượng về cơn bão Mặt trời
Choang ngop nhung hinh anh ve bao Mat troi-Hinh-2
Sau khi nối các điểm xuất hiện phun trào năng lượng khác nhau trên Mặt trời lại với nhau, các nhà khoa học đã có được hình ảnh tổng quát này.  
Choang ngop nhung hinh anh ve bao Mat troi-Hinh-3
 Một video hồng ngoại được quay vào tháng 8/2010 cũng cho thấy sự thay đổi nhiệt độ ở quầng Mặt trời từ 1,8 cho tới 4 triệu độ F (khoảng 1 đến 2,2 triệu độ C). 
Choang ngop nhung hinh anh ve bao Mat troi-Hinh-4
 Hình ảnh những luồng năng lượng Mặt trời nóng bỏng bắn ra mọi hướng từ Mặt trời trong tháng 8.2010 do Đài quan sát mặt trời và nhật quyển (SOHO) ghi lại. 
Choang ngop nhung hinh anh ve bao Mat troi-Hinh-5
 Hình ảnh Mặt trời hôm 1/8/2010 được chụp bằng ánh sáng cực tím cho thấy những điểm tối và sáng trên Mặt trời. Việc quan sát rõ nét về hoạt động của Mặt trời có thể giúp các nhà khoa học dự báo tốt hơn về vụ nổ vết đen trên Mặt trời. 
Choang ngop nhung hinh anh ve bao Mat troi-Hinh-6
 Xuất phát từ một vết đen Mặt trời có tên AR2151 đang hoạt động mạnh, cơn bão này đã xuất hiện vào, 24/8/2014. Hai tàu vũ trụ quan sát Mặt trời đã ghi lại được hình ảnh những vết lóa khi cơn bão xuất hiện trên bề mặt Mặt trời.
Choang ngop nhung hinh anh ve bao Mat troi-Hinh-7
Những hình ảnh về cơn bão hôm 24/8/2014 đã được Tàu quan sát động lực học của Mặt Trời thuộc NASA và Tàu quan sát Solar Heliospheric do NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu giám sát ghi lại thành video. 
Choang ngop nhung hinh anh ve bao Mat troi-Hinh-8
Hình ảnh Mặt trời được đài quan sát thiên văn của NASA ghi lại vào ngày 25.6.2015. Theo các chuyên gia NASA, Mặt trời đang phát ra những luồng điện tích tầm trung. 
Choang ngop nhung hinh anh ve bao Mat troi-Hinh-9
Hình ảnh Mặt trời phát ra những quầng lửa tầm trung. Ảnh chụp ngày 22/6/2015. 

Ảnh cực hiếm sao Diêm Vương khoác áo cầu vồng

(Kiến Thức) - Máy dò hồng ngoại Leisa thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa bắt gặp sao Diêm Vương khoác lên mình một lớp áo cầu vồng.

Ảnh cực hiếm sao Diêm Vương khoác áo cầu vồng

Tàu thăm dò vũ trụ New Horizons của NASA vừa bay ngang gần sao Diêm Vương và họ đã nhìn thấy một hiện tượng chưa từng xảy ra đối với hành tinh này.

Qua những thước phim cảm biến nhiệt hồng ngoại ghi lại, khi nối các hình ảnh lại với nhau, kết quả cho thấy sao Diêm Vương đã khoác lên mình một chiếc áo 7 màu sắc cầu vồng độc đáo tại khu vực Bắc bán cầu của nó.

Anh cuc hiem sao Diem Vuong khoac ao cau vong
7 màu sắc bao quanh sao Diêm Vương hoàn toàn độc lập.
Để có được những bức ảnh chuẩn sắc và kỳ diệu này, đầu dò máy hồng ngoại đã dùng tính năng phổ kế hồng ngoại, thu hình ảnh cận gấp 17 lần so với khung hình gốc. 7 màu sắc này hoàn toàn độc lập, bao quanh sao Diêm Vương và nó hoàn toàn phản hồi được quang phổ thị giác trong mắt chúng ta. Đây là một điều hết sức kỳ diệu vì không phải hiện tượng phổ quang không gian nào cũng rõ rệt trọn vẹn và ổn định như vậy.

Theo ghi nhận từ máy dò hồng ngoại Leisa, khoảnh khắc này được ghi lại ở 250 bước sóng tia hồng ngoại, dao động từ 1.25 đến 2.50 micromet.

Anh cuc hiem sao Diem Vuong khoac ao cau vong-Hinh-2
 
Tại vành đai Kuiper, Bắc Bán Cầu sao Diêm Vương, các nhà khoa học còn bắt gặp sao Diêm Vương sáng lên với các cặp màu, đỏ, trắng, vàng nhạt, xanh dương nhạt. Đây được đánh giá là vùng ngoại ô không nhận được sự chiếu sáng của Mặt trời nên khu vực này là lạnh kinh khủng, băng giá bao quanh dày đặc.

Trước đó, nhóm khoa học Carly Howett, Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI) ở Colorado đã bắt gặp sao Diêm Vương tỏa ra ánh hào quang màu xanh dương nổi bật, được biết đây là kết quả của hiện tượng các hạt sương mù và phân tử ion nhiệt nitơ, mê tan phản ứng vật lý với nhau tạo ra.

Phát hiện ảnh nguyệt thực thế kỷ 19... trong nhà bếp

(Kiến Thức) - Vài tấm kính mô tả hiện tượng nguyệt thực, chòm sao Cygnus, sao chổi thế kỷ 19 vừa được tìm thấy trong căn hầm nhà bếp của Viện Niels Bohr.

Phát hiện ảnh nguyệt thực thế kỷ 19... trong nhà bếp
Theo đó, tấm kính mô tả hình dạng Mặt trăng đang ở thời điểm nguyệt thực, trong giai đoạn ước chừng từ năm 1909 đến năm 1922.

Đọc nhiều nhất

Tin mới