Phạm Văn Xảo chết oan vì gian thần!

(Kiến Thức) - Một con người có công lao to lớn như Phạm Văn Xảo lại chết vì những lời gièm pha của bọn gian thần.

Phạm Văn Xảo chết oan vì gian thần!

Tên tuổi của Phạm Văn Xảo gắn với những chiến công lẫy lừng góp phần vào thắng lợi cuối cùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Chỉ tiếc rằng, một con người có công lao to lớn như vậy lại chết vì những lời gièm pha của bọn gian thần.

Đối phó với Vương Thông

Với cương vị tướng chỉ huy cao nhất ở Ninh Kiều, Phạm Văn Xảo đã họp các tướng để hoạch định kế sách đối phó với Vương Thông. Kế sách như sau:
Chủ động tấn công vào Thanh Oai phá tan âm mưu của Vương Thông ngay khi hắn chưa kịp thực hiện. Và quả đúng như dự kiến, giặc ở Thanh Oai bị tấn công mãnh liệt đã bỏ chạy tán loạn, khiến cho giặc ở Sa Đôi cũng chạy theo, bỏ mặc Vương Thông ở đất Cổ Sở.
Khi Vương Thông tập trung hết lực lượng về cơ sở để trực tiếp chỉ huy tấn công vào Ninh Kiều, Phạm Văn Xảo đã cùng các tướng bí mật rút hết quân ở Ninh Kiều về Cao Bộ. Sau khi vồ hụt nghĩa quân Lam Sơn ở Ninh Kiều, Vương Thông phát hiện được nơi đóng quân mới của Lam Sơn, liền cho quân tiến về Cao Bộ. Đoán được ý đồ của giặc, Phạm Văn Xảo đã cùng các tướng rút khỏi Cao Bộ, kéo quân về mai phục ở cánh đồng Tốt Động - Chúc Động. 
Khi quân Minh ào ạt kéo đến, quân ta nhất tề đổ ra đánh một trận quyết chiến chiến lược kiệt xuất ở Tốt Động - Chúc Động. Mười vạn quân tham chiến của giặc Minh đã bị giết và bắt sống đến một nửa. Vương Thông bị thương suýt bị bắt sống đã hoảng hốt kéo tàn quân về cố thủ ở Đông Quan. Vương Thông từ vị trí của một viên tướng hung hăng dẫn quân đến cứu nguy, đã bị đánh tơi bời, bị trọng thương và trở thành kẻ kêu cứu viện.
Đây là chiến thắng lừng lẫy của nghĩa quân Lam Sơn trong đó có vai trò chỉ huy của tướng quân Phạm Văn Xảo.
Trong Bình Ngô đại cáo ghi: "Ninh Kiều: máu chảy thành sông, tanh hôi muôn dặm. Tốt Động: Thây phơi đầy nội, thối để ngàn thu...".
Năm 1427, Phạm Văn Xảo còn chỉ huy đánh chặn năm vạn quân của Mộc Thạnh ở Lê Hoa góp phần lớn vào thắng lợi của chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đưa cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại do Lê Lợi lãnh đạo đến thắng lợi hoàn toàn.
Tranh minh họa.
Tranh minh họa. 
Chết vì gian thần
Tháng 3 năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), sau khi triều đình luận công ban thưởng, tướng quân Phạm Văn Xảo được ban quốc tính (họ Lê), được Thăng hàm Thái Bảo, tháng 5 năm Thuận Thiên thứ hai (1429), tên ông được khắc ở hàng thứ ba trong bảng danh sách các Khai quốc công thần và được Thăng hàm Thái phó, tước Huyện Thượng hầu.
Nhưng tiếc thay, ông chưa kịp hưởng sự tôn vinh đó thì bị bọn gian thần gièm pha là có âm mưu làm phản. Ông bị bắt giam, tra khảo, uất ức quá ông đã tự sát chết trong nhà tù. Vụ án Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn đã được sử sách ghi chép là vụ giết hại công thần.
Đến đời vua Lê Thánh Tông, triều đình đã phục hồi danh dự cho ông, truy phong ông là Thái Bảo, tước Thắng Quận công.
Tiếc là Thủ đô Hà Nội hiện vẫn chưa có một đường phố mang tên Phạm Văn Xảo, một người quê gốc đất Thăng Long, đã có công lao lo lớn trong công cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh đô hộ, giải phóng Thăng Long, giải phóng đất nước, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc Việt Nam.

“Hổ tinh” và cái chết oan của cha danh tướng Nguyễn Xí

“Hổ tinh” và cái chết oan của cha danh tướng Nguyễn Xí
Nguyễn Xí là đại danh tướng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nhưng ở đây, chúng tôi xin ghi lại câu chuyện dân gian về cha ông - Nguyễn Hội.

Ông cũng là người đã cùng các tướng lĩnh phò tá, đưa Lê Tư Thành lên ngôi Hoàng đế (Lê Thánh Tông) mở ra một giai đoạn phát triển cực thịnh của nhà nước phong kiến Việt Nam dưới triều Lê.

Chuyện kể rằng: Ông nội của Nguyễn Xí tên là Nguyễn Hợp, làm nghề nấu muối tại làng Cương Giản, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).  Vợ chồng ông có 2 người con: Con trai cả là Nguyễn Khai và con trai thứ là Nguyễn Hội. Vào khoảng thế kỷ 14, để anh con trai cả ở lại quê cha đất tổ, cụ Hợp đưa vợ chồng con trái thứ là Nguyễn Hội (vợ là Vũ Thị Hạch) đến làng Hải Tân, xã Thượng Xá (nay là xã Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An) mở thêm 1 lò nấu muối để mở mang nghề nghiệp.

Tại vùng quê mới, vợ chồng ông Nguyễn Hội - Vũ Thị Hạch cũng sinh hạ được 2 người con trai là Nguyễn Biện (1394) và Nguyễn Xí (1397). Tương truyền, thủa đó nghề nấu muối của vợ chồng ông rất phát đạt. Muối của ông Hội bán khắp mọi nơi, lên đến vùng thượng du của tỉnh Thanh Hóa. Nhờ hàng ngày mang sản phẩm của mình đi bán khắp nơi nên ông Nguyễn Hội đã kết tình thân giao với cụ Lê Khoáng (cụ thân sinh ra vua Lê Thái Tổ) ở Lam Sơn, huyện Lương Sơn (nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa)…một hào trưởng của địa phương, có tới hàng nghìn nông nô.

Theo truyền thuyết còn lưu giữ tại địa phương, thì làng Thượng Xá hồi cuối thế kỷ 14 còn là một vùng đất rất hoang vu, ruộng đất canh tác còn rất ít ỏi, dân cư thưa thớt. Ông Nguyễn Hội vừa làm nghề nấu muối vừa canh giữ chùa Kim Tự, còn gọi là chùa Vàng (một ngôi chùa cổ tại làng Thượng Xá). Thường ngày, tầm canh tư, ông Nguyễn Hội thức dậy đi vào chùa điểm chuông chùa. Tiếng chuông chùa Kim Tự, trở thành tiếng chuông báo thức cho bàn dân trong vùng tỉnh giấc chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.

Con số nào gặp may mắn nhất trong năm 2014?

(Kiến Thức) - Số 1 hành động, số 8 là năm đón nhận những thành công thực tế. Con số nào sẽ là hình ảnh của bạn trong năm 2014?

Con số nào gặp may mắn nhất trong năm 2014?
Ngày tháng năm sinh có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi cá nhân. Theo trường phái thuật số do nhà toán học Pythagoras khai sáng, ngày tháng năm sinh khi quy giản về các số đơn sẽ cho biết tính cách và số phận của mỗi chúng ta.
Ngày tháng năm sinh có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi cá nhân. Theo trường phái thuật số do nhà toán học Pythagoras khai sáng, ngày tháng năm sinh khi quy giản về các số đơn sẽ cho biết tính cách và số phận của mỗi chúng ta. 

Cái chết oan của khai quốc công thần bậc nhất Lê sơ

(Kiến Thức) - Phạm Văn Xảo là khai quốc công thần bậc nhất triều Lê sơ. Nhưng ông cũng là người phải chịu kết cục oan ức trong vụ giết hại công thần.

Cái chết oan của khai quốc công thần bậc nhất Lê sơ
Phạm Văn Xảo quê ở đất Thăng Long. Khi Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, Phạm Văn Xảo đã hăng hái tham gia. Năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, Phạm Văn Xảo được trao chức Khu Mật Đại sứ. Trong suốt 10 năm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tướng quân Phạm Văn Xảo đã lập nhiều công lao vẻ vang.
Ninh Kiều máu chảy thành sông

Đọc nhiều nhất

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

(Kiến Thức) - Tutankhamun được đánh giá là nhà vua nổi tiếng Ai Cập cổ đại khi lên ngôi từ sớm và cũng chết trẻ. Tuy nhiên, vương triều của Tutankhamun hưng thịnh với nhiều thành tựu nổi bật. Thế nhưng, cơ thể dị dạng của ông hoàng này khiến nhiều người bị sốc.

Tin mới