Phải đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác trong năm 2020

(Kiến Thức) - Thủ tướng Chính phủ vừa có yêu cầu đưa dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác trong năm 2020. Đây cũng là mong muốn của Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ với dự án lớn này.

Phải đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác trong năm 2020

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh thành và Ủy ban ATGT Quốc gia triển khai báo cáo của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội về công tác bảo đảm trật tự ATGT.

Trong văn bản, Thủ tướng cũng yêu cầu sớm hoàn thiện và đưa vào khai thác các dự án giao thông trọng điểm trong năm 2020, trong đó có tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, báo cáo Chính phủ đầy đủ những vướng mắc của các dự án này, trình Quốc hội để có hướng xử lý.

Phai dua duong sat Cat Linh - Ha Dong vao khai thac trong nam 2020
Thủ tướng yêu cầu đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác trong năm 2020. 

Đối với các dự án đầu tư, nâng cấp và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông; Cảng hàng không Quốc tế Long Thành; Dự án sửa chữa đường cất hạ cánh Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất; Dự án nhà ga T3 Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT cần rà soát, tổ chức lại giao thông ở các tuyến phức tạp, khắc phục tình trạng ùn tắc và xoá bỏ các điểm đen, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; tăng cường công tác bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt. Phối hợp với các cơ quan có liên quan sớm có phương án giải quyết những khó khăn của lĩnh vực đường sắt.

Trước đó, ngày 8/6, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ thông tin về các vấn đề đang triển khai và vướng mắc để sớm đưa dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào vận hành.

Thành phố Hà Nội phải nhận nợ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông nên dự án vận hành càng sớm càng tốt, càng có lợi cho Hà Nội. Mục tiêu là thực hiện theo yêu cầu của Thủ tướng, phấn đấu đưa vào vận hành trong năm 2020. Hà Nội mong muốn càng sớm càng tốt, mốc được trước tháng 10 càng tốt.

Về tiến độ dự án, ông Vương Đình Huệ cho hay, hiện dự án đã đạt được 12 trong số 13 chứng chỉ an toàn theo yêu cầu. Chứng chỉ cuối cùng phải chờ dự án chạy thực tế thì cơ quan tư vấn Pháp mới thực hiện đánh giá.

Vướng mắc lớn nhất hiện nay là thiếu các chuyên gia của phía tổng thầu Trung Quốc tại Việt Nam do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Khi các chuyên gia sang, Hà Nội sẽ bố trí nơi cách ly tập trung theo đúng quy định, hết thời gian cách ly nếu kết quả kiểm tra dịch tễ tốt thì các chuyên gia sẽ trở lại làm việc bình thường.

Đối với các vướng mắc khác là cơ chế thanh toán và việc thực hiện kết luận kiểm toán dự án. Hiện cơ chế tài chính giao cho dự án như thế nào vẫn còn nhiều điểm cơ quan kiểm toán chưa kết luận dứt khoát là giảm hay loại trừ.

Ông Huệ cho biết thành phố đã lập tổ công tác liên ngành giữa Hà Nội và Bộ GTVT để xử lý các vướng mắc của dự án. Tổ công tác sẽ trình phương án tổng thể lên bộ và thành phố, cái gì vượt thẩm quyền sẽ báo cáo Thủ tướng. Ông cho biết hiện đang chờ báo cáo của tổ công tác.

Ngoài ra, Hà Nội sẽ có Tổng công ty Đường sắt tiếp nhận dự án này sau khi vận hành. Hiện công ty đã đào tạo một số cán bộ và nếu dự án chậm vận hành sẽ phải đào tạo lại. Hiện nay chúng ta chuẩn bị đầu tư phải hết sức kỹ lưỡng để triển khai mới thông suốt, hiệu quả.

>>> Mời độc giả xem thêm video: "Chây ì" dự án tỷ đô Cát Linh - Hà Đông 

Nguồn VTC14

Nhà thầu Trung Quốc "đòi" thêm 50 triệu USD chạy thử tàu trên cao: Bộ GT từ chối

(Kiến Thức) - Sáng 2/6, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đề nghị thanh toán 50 triệu USD của tổng thầu Trung Quốc để chạy thử lần cuối đường sắt Cát Linh - Hà Đông không có văn bản chính thức nên không được xem xét.

Nhà thầu Trung Quốc "đòi" thêm 50 triệu USD chạy thử tàu trên cao: Bộ GT từ chối

Theo đó, tại cuộc họp trực tuyến giữa Ban quản lý dự án đường sắt và tổng thầu Trung Quốc sáng nay, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho hay, đề nghị thanh toán 50 triệu USD (hơn 1.100 tỷ) của Tổng thầu Trung Quốc đối chỉ là ý kiến trao đổi trong cuộc họp, không có văn bản chính thức. Vì thế, Bộ Giao thông Vận tải không xem xét thanh toán.

Nha thau Trung Quoc
  Đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông.

Ảnh: Đường sắt trên cao đội vốn hàng nghìn tỷ nhưng chỉ để che nắng

(Kiến Thức) - Những ngày qua, việc Tổng thầu Trung Quốc "đòi"thêm 50 triệu USD để chạy thử đường sắt trên cao khiến dư luận phẫn nộ. Một dự án trọng điểm, được đầu tư số tiền hàng nghìn tỷ nhưng đến nay công năng chính lại chỉ để che nắng.

Ảnh: Đường sắt trên cao đội vốn hàng nghìn tỷ nhưng chỉ để che nắng
Anh: Duong sat tren cao doi von hang nghin ty nhung chi de che nang

Người dân chưa nguôi bức xúc vì 50 triệu USD phía tổng thầu yêu cầu thanh toán ngay, thì nay có con số mới, đó là phải trả 135,7 triệu USD cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông để có thể vận hành. Và cũng chẳng ai biết liệu đây đã là con số cuối cùng hay chưa.

 
Anh: Duong sat tren cao doi von hang nghin ty nhung chi de che nang-Hinh-2

Nhìn vào dự án đường sắt trên cao đội vốn nghìn tỷ người dân chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Tính đến nay, dự án với mức đầu tư ban đầu là 552 triệu USD đã tăng lên 891,92 triệu USD (18.792 tỷ) nhưng công dụng chính lại chỉ để che nắng.

 
Anh: Duong sat tren cao doi von hang nghin ty nhung chi de che nang-Hinh-3

Làm nghề xe ôm trên đường Nguyễn Trãi, nơi tuyến đường sắt chạy qua, anh Tô Mạnh Linh (Hoài Đức, Hà Nội) chua xót: "Đường sắt trên cao ngoài tác dụng để che nắng thì chẳng có tích sự gì cả. Dân chờ đợi mỏi mòn bao năm mà vẫn không thấy chạy."

Chân công trình tỷ đô Cát Linh-Hà Đông: Người trồng rau, kẻ bán nước

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông khởi công cả chục năm, qua với hàng chục lần lỡ hẹn với người dân Thủ đô và đến nay cũng không ai dám chắc khi nào dự án mới đưa vào hoạt động.

Chân công trình tỷ đô Cát Linh-Hà Đông: Người trồng rau, kẻ bán nước
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc
Những thiết bị, hạng mục công trình tỉ đô đã bắt đầu xuống cấp trước khi đưa vào vận hành. Phóng viên báo Lao Động đã có chuyến khảo sát tại các ga trên dọc tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông và phát hiện nhiều hạng mục đã bắt đầu xuống cấp, hành lang bảo vệ an toàn công trình bị xâm phạm.
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-2
Công trình trị giá cả tỉ đô, chưa đi vào hoạt động nhưng chỗ thì gỉ sét, chỗ thì nước tấn công cả những chỗ tưởng như an toàn như dưới dầm sàn nhà ga.  Đường ống kỹ thuật thiếu nắp che khiến dây điện lộ thiên tại ga đường Láng. 
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-3
 Dây điện kỹ thuật không bảo vệ, trong khi một số đai sắt đã bắt đầu han rỉ gây mất mỹ quan và an toàn.
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-4
Và không chỉ có những đai sắt nhỏ bé mà kể cả những dầm chịu lực nặng cả tấn cũng chung số phận khi những vết gỉ sét xuất hiện. 
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-5
Hệ thống đường ống thoát nước chỗ còn chỗ mất. 
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-6
 Không chỉbị tấn công bởi thiên tai, các hạn mục của đại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông còn bị chính con người xâm phạm như  hệ thống cứu hỏa bị bủa vây bởi vật liệu xây dựng phế thải.
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-7
 Cột trụ trước khi vào khu depot Yên Nghĩa bị đốt lộ cả bê tông.
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-8
 Rác thải sinh hoạt được tập kết ngay dưới tấm biển chỉ dẫn Công an quận Hà Đông.
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-9
Các cột trụ có thêm chức năng đặt biển quảng cáo… 
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-10
 …hành lang bảo vệ biến thành vườn rau trước cổng bến xe Yên Nghĩa.
Chan cong trinh ty do Cat Linh-Ha Dong: Nguoi trong rau, ke ban nuoc-Hinh-11
Và những quán trà đá chỉ cách trụ sở Công an quận Hà Đông mấy trăm mét nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường sắt. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.