Ông Nguyễn Đức Chung quanh co chối tội: Còn giấu diếm sự thật gì?

Quá trình điều tra vụ án, ông Chung khai báo không thành khẩn, né tránh, không thừa nhận sai phạm của bản thân, đùn đẩy trách nhiệm cho cấp dưới.... Dư luận đặt câu hỏi, phải chăng ông Chung còn giấu diếm sự thật gì?

Ông Nguyễn Đức Chung quanh co chối tội: Còn giấu diếm sự thật gì?
Mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố đối với các bị can trong vụ án xảy ra tại Sở KH&ĐT TP Hà Nội. Trong số các bị can, ông Nguyễn Đức Chung, nguyên chủ tịch UBND TP Hà Nội bị cáo buộc tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Đáng chú ý, theo kết luận điều tra, ông Chung đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu gói thầu số hoá hồ sơ đăng ký doanh nghiệp năm 2016 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội. Hành vi của ông Chung và các bị can được cho đã gây thiệt hại gần 20 tỷ đồng. Ông Chung bị cáo buộc giữ vai trò xuyên suốt.
Ong Nguyen Duc Chung quanh co choi toi: Con giau diem su that gi?
 Ông Nguyễn Đức Chung.
Tuy nhiên, quá trình điều tra vụ án, ông Nguyễn Đức Chung khai báo không thành khẩn, né tránh, không thừa nhận sai phạm của bản thân, đùn đẩy trách nhiệm cho cấp dưới; chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Dư luận đặt câu hỏi, phải chăng ông Chung còn giấu diếm sự thật gì?
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, theo nội dung kết luận của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, ông Nguyễn Đức Chung không thừa nhận hành vi phạm tội. Cơ quan điều tra cho rằng ông Chung không thành khẩn khai báo, quanh co, chối tội, đùn đẩy trách nhiệm cho cấp dưới. Bởi vậy, cơ quan điều tra có trách nhiệm phải chứng minh bằng các chứng cứ, làm cơ sở để xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.
Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, theo quy định của pháp luật, bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh là mình vô tội, không buộc phải đưa ra chứng cứ để chống lại mình. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng.
Theo nguyên tắc suy đoán vô tội, một người sẽ được coi là không có tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của tòa án. Việc chứng minh tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trên cơ sở các chứng cứ được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định, đảm bảo tính khách quan.
Bởi vậy, để chứng minh ông Nguyễn Đức Chung phạm tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cơ quan điều tra có trách nhiệm thu thập các tài liệu chứng cứ để chứng minh ông Chung là người có chức vụ quyền hạn, vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà đã không thực hiện hoặc thực hiện sai chức trách nhiệm vụ của mình, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu của sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội dẫn đến thất thoát tài sản của nhà nước.
Việc chứng minh này phải được thực hiện bằng các chứng cứ thu thập hợp pháp. Cơ quan điều tra phải làm rõ mối liên hệ giữa các bị can và hoạt động đình chỉ thầu, đấu thầu được thực hiện như thế nào. Việc can thiệp của cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội thể hiện thông qua chứng cứ vật chất nào.
Trường hợp ông Nguyễn Đức Chung thừa nhận hành vi phạm tội và nội dung nhận tội phù hợp với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, đó là căn cứ để xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự khi tòa án kết tội.
Còn trường hợp ông Chung không thừa nhận hành vi phạm tội, tại phiên tòa kêu oan thì tòa án sẽ làm rõ ông Chung có oan hay không, khi đó đại diện Viện kiểm sát phải đưa ra các chứng cứ, căn cứ để buộc tội bị cáo. Các luật sư và bị cáo sẽ tranh luận, đối đáp để bào chữa cho bị cáo, chứng minh hành vi có cấu thành tội phạm hay không.
Về nguyên tắc, kết quả giải quyết vụ án sẽ căn cứ vào kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa theo nguyên tắc tranh tụng đã được quy định tại điều 26 của bộ luật tố tụng hình sự. Những chứng cứ buộc tội, những chứng cứ gỡ tội và các tình tiết của vụ án phải được xem xét, đánh giá một cách công khai tại phiên toà. Việc ông Chung có tội hay không sẽ do hội đồng xét xử quyết định căn cứ vào kết quả tranh tụng trong phiên xét xử tới đây.
Do bị can, bị cáo không có nghĩa vụ phải nhận tội, không buộc phải đưa ra chứng cứ để chống lại mình nên việc nhận tội của bị can, bị cáo không có nhiều ý nghĩa trong việc kết tội và cũng không phải là tình tiết để tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Việc bị can, bị cáo không nhận tội khiến cho cơ quan tố tụng phải thận trọng trong việc xem xét đánh giá chứng cứ để tránh oan sai có thể xảy ra. Trường hợp không đủ căn cứ để buộc tội, phải đình chỉ điều tra và phục hồi các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo.
“Ông Chung là người rất giỏi trong hoạt động nghề nghiệp điều tra hình sự và chỉ đạo điều tra, nhiều năm công tác trong ngành công an và là thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nên việc xem xét xử lý hình sự với ông Chung lại càng phải thận trọng, công bằng, đúng pháp luật, không để gây oan sai cho những người có nhiều công sức, thành tích cho hoạt động tư pháp như vậy”, luật sư Cường nêu ý kiến.
Trường hợp bị can, bị cáo không nhận tội nhưng các tình tiết chứng cứ có trong hồ sơ đã được làm sáng tỏ tại phiên tòa, có đủ căn cứ để kết tội bị cáo, việc bị cáo quanh co, chối tội, không thành khẩn khai báo, không thừa nhận hành vi phạm tội khiến bị cáo sẽ không được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo luật sư Cường, hành vi của ông Chung cùng các bị can được cho đã gây thiệt hại gần 20 tỷ đồng. Bởi vậy, trường hợp bị kết tội trong vụ án này, cựu chủ tịch UBND thành phố Hà Nội sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất của tội danh là phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. Trường hợp bị kết tội trong vụ án này, ông Chung sẽ bị tổng hợp hình phạt với 05 năm tù của bản án trước đây thành hình phạt chung.
Năm 2016, Sở KH&ĐT TP Hà Nội tổ chức đấu thầu gói thầu số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện, ông Chung được Bùi Quang Huy (TGĐ Công ty Nhật Cường, hai người quen nhau từ trước) nhờ vả nên đã chỉ đạo đình chỉ thầu không đúng thẩm quyền, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
Ông Chung yêu cầu Sở KH&ĐT Hà Nội cho Công ty Nhật Cường thực hiện thí điểm số hóa đối với gói thầu với động cơ cá nhân là để cho Công ty Nhật Cường tham gia đấu thầu, trúng thầu và hưởng lợi ích.
Ông Chung còn để Công ty Minh Hoa (do vợ ông Chung làm giám đốc) ký kết hợp đồng kinh tế với Công ty Nhật Cường (có cơ sở xác định hợp đồng khống) để Liên danh Nhật Cường – Đông Kinh sử dụng hợp thức hoá hồ sơ năng lực để dự thầu và trúng gói thầu số hoá hồ sơ đăng ký doanh nghiệp 2016.
Khi thực hiện hành vi trên, ông Chung biết, chấp nhận mọi hậu quả (vật chất và phi vật chất) xảy ra do sai phạm trong đấu thầu gây ra.
Việc làm của ông Chung cùng với sai phạm của các cán bộ thuộc Sở KH&ĐT TP Hà Nội dẫn đến gói thầu không đạt được hiệu quả như mong muốn (chỉ có 45% tài liệu hồ sơ được đẩy lên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp), gây thiệt hại về tài sản nhà nước.
Tại cơ quan điều tra, ông Chung thừa nhận gọi điện cho Giám đốc Sở KH&ĐT để chỉ đạo đình chỉ thầu, không chỉ đạo bằng văn bản và đây chỉ là quyết định cá nhân với cương vị là chủ tịch. Lý do đình chỉ là vì sở không thực hiện đúng các quy định và chỉ đạo của thành phố.
Cựu Chủ tịch Hà Nội cũng thừa nhận trong email của mình có mail gửi đến từ Bùi Quang Huy nhưng không kiểm tra nội dung vì không có thời gian. Ông Chung thân quen Bùi Quang Huy từ năm 2015, 2016, khi còn làm ở phòng cảnh sát hình sự và có nhờ Huy đến biếu quà cho một số cá nhân vào dịp tết. Tuy nhiên, ông Chung phủ nhận nhận việc chỉ đạo đình chỉ thầu là theo đề nghị của Bùi Quang Huy.

>>> Mời độc giả xem thêm video Ông Nguyễn Đức Chung bị khởi tố thêm tội danh:

Nguồn: THĐT

Bộ Công an lên tiếng về sức khỏe của ông Nguyễn Đức Chung

(Kiến Thức) - Trước sự quan tâm của dư luận về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Đức Chung sau khi bị khởi tố, bắt tạm giam, thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an đã lên tiếng.

Bộ Công an lên tiếng về sức khỏe của ông Nguyễn Đức Chung
Như Báo Kiến Thức đã đưa tin, tối 28/8, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam (4 tháng), lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội về hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.

Tướng Công an: Không được suy diễn chuyện liên quan vợ, con của ông Nguyễn Đức Chung

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an khi trao đổi với PV đã đề nghị, báo chí nói chung và các phóng viên khi tham gia mạng xã hội không được suy diễn làm ảnh hưởng đến vợ, con của ông Nguyễn Đức Chung.

Tướng Công an: Không được suy diễn chuyện liên quan vợ, con của ông Nguyễn Đức Chung

Trước ngày ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội (đã bị tạm đình chỉ chức vụ) bị khởi tố, bắt tạm giam, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những thông tin ác ý, như cho rằng ông Nguyễn Đức Chung bị đột quỵ, phải vào bệnh viện điều trị...

Theo Thiếu tướng Tô Ân Xô, từ ngày 11/8/2020, sau khi bị tạm đình chỉ chức vụ, ông Nguyễn Đức Chung tiến hành giải quyết một số công việc cá nhân và đến Cơ quan điều tra làm việc. Đến chiều 28/8/2020, ông Chung được triệu tập lên Cơ quan điều tra, sau đó bị giữ lại và tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam.

Tuong Cong an: Khong duoc suy dien chuyen lien quan vo, con cua ong Nguyen Duc Chung

Gia đình xin cho ông Nguyễn Đức Chung tại ngoại: Có được chấp thuận?

(Kiến Thức) - Ông Nguyễn Đức Chung trưởng thành trong lực lượng CAND, có sự hiểu biết pháp luật sâu sắc nên việc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác có thể sẽ gặp khó khăn cho cơ quan điều tra. Bởi vậy, cơ hội thay đổi biện pháp ngăn chặn của ông Chung là không cao.

Gia đình xin cho ông Nguyễn Đức Chung tại ngoại: Có được chấp thuận?
Sáng ngày 18/9, trao đổi với một số cơ quan báo chí, luật sư Trương Trọng Nghĩa - Đoàn luật sư TPHCM (bào chữa cho ông Nguyễn Đức Chung) thông tin, gia đình ông Chung đang làm thủ tục xin cho ông được tại ngoại để điều trị bệnh.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.