Ông Kissinger: Việc Ukraine gia nhập NATO đã trở nên “phù hợp”

Tư cách thành viên của Ukraine trong NATO đã trở nên "phù hợp" kể từ khi Nga bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự và sau khi ý tưởng Ukraine trung lập không còn ý nghĩa, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nhận định ngày 17/1.

Ông Kissinger: Việc Ukraine gia nhập NATO đã trở nên “phù hợp”

"Bởi vì tiến trình của xung đột Nga - Ukraine đã đạt đến cấp độ nhất định nên ý tưởng Ukraine trung lập trong những điều kiện hiện tại không còn ý nghĩa và việc chấm dứt tiến trình trên phải được đảm bảo bởi NATO theo bất kỳ hình thức nào mà NATO có thể phát triển nhưng tôi tin rằng tư cách thành viên của Ukraine trong NATO là một động thái phù hợp”, ông Kissinger nhận định trong sự kiện của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.

Ong Kissinger: Viec Ukraine gia nhap NATO da tro nen “phu hop”

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Ảnh: Getty

Ông Kissinger cho rằng trước khi chiến dịch quân sự của Nga diễn ra, ông phản đối ý tưởng Ukraine trở thành thành viên NATO bởi điều đó có thể dẫn đến xung đột. Nhưng hiện nay, ông nhận thấy không có lý do gì để Kiev không thể trở thành thành viên của liên minh.

Các nước NATO đã cam kết với Ukraine và Gruzia năm 2008 rằng họ sẽ có thể gia nhập liên minh một ngày nào đó, song cho biết cả hai nước này đều chưa sẵn sàng để được thông qua ngay lập tức.

Trong khi đó, Nga nhiều lần khẳng định Moscow sẽ không chấp nhận tư cách thành viên của Ukraine trong NATO và sẽ không cho phép sự xuất hiện của các hệ thống vũ khí tấn công ở biên giới phía Đông./.

Ukraine nói Nga mất gần 90.000 lính, tố Moscow có ‘âm mưu’ ở miền nam

Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine tuyên bố thêm 500 lính Nga đã thiệt mạng trong 24 giờ qua, nâng tổng số lính Nga tử vong từ đầu chiến sự lên khoảng 88.000 người.

Ukraine nói Nga mất gần 90.000 lính, tố Moscow có ‘âm mưu’ ở miền nam

Các lực lượng vũ trang Ukraine cũng thông báo đã bắn hạ 3 máy bay không người lái (UAV) do thám, tiêu diệt thêm 3 xe tăng và 6 xe thiết giáp của Nga trong vòng 24 giờ qua.

Ukraine noi Nga mat gan 90.000 linh, to Moscow co ‘am muu’ o mien nam

Binh sĩ Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Ảnh: Reuters

Trong một bản tin sáng 30/11, phát ngôn viên Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine Alexander Stupun cho biết thêm, nước này đã phải hứng chịu một số cuộc tấn công tên lửa từ các máy bay và lực lượng pháo binh Nga, bao gồm cả những vụ tập kích vào Kivsharivka ở Kharkiv và Sloviansk ở Donetsk, đều ở phía đông Ukraine.

Báo Guardian dẫn lời ông Stupun nói, hiện vẫn còn mối đe dọa từ các vụ tấn công tên lửa của Nga nhằm vào các cơ sở năng lượng và hạ tầng thiết yếu trên khắp toàn quốc. Theo người phát ngôn, các vụ không kích của máy bay Nga đã gây cháy ở Kizomis, một thị trấn nhỏ ở ngoại ô Kherson gần cửa sông Dnipro. Trong khi, thành phố cảng chiến lược miền nam này tiếp tục phải hứng chịu các đợt pháo kích mới.

Ông Stupun thống kê, các lực lượng Ukraine đã đáp trả bằng cách thực hiện 15 vụ tấn công vào các vị trí và trang thiết bị của Nga cũng như 2 cuộc không kích vào các hệ thống tên lửa phòng không của đối phương.

Moscow hiện chưa lên tiếng phản hồi về dữ liệu tổn thất khí tài do Kiev đưa ra, nhưng bác bỏ việc gần 90.000 lính đã tử trận. Họ quả quyết, số binh sĩ Nga thiệt mạng trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng kể từ ngày 24/2 thấp hơn nhiều con số đó.

Kiev cáo buộc quân Nga đang có âm mưu ở miền nam Ukraine

Trong thông điệp trên kênh Telegram đêm 29/11, Tổng thống Ukraine Vlodymyr Zelensky viết: “Bất chấp các tổn thất vô cùng lớn, quân Nga vẫn đang cố gắng tiến công ở khu vực Donetsk, giành chỗ đứng ở vùng Luhansk, di chuyển ở khu vực Kharkiv. Họ đang lên kế hoạch gì đó ở phía nam”.

Tuy nhiên, ông Zelensky khẳng định, Ukraine đang cầm cự và quan trọng nhất là “không cho phép đối phương thực hiện ý đồ”.

Ukraine noi Nga mat gan 90.000 linh, to Moscow co ‘am muu’ o mien nam-Hinh-2

Nhân viên cứu hộ Ukraine đang làm nhiệm vụ ở hiện trường của một tòa chung cư thuộc khu vực Zaporizhzhia bị trúng pháo kích của quân Nga. Ảnh: Reuters

Vùng Zaporizhzhia hứng “mưa tên lửa”

Oleksandr Starukh, lãnh đạo chính quyền vùng Zaporizhzhia, miền nam Ukraine sáng sớm 30/11 cho hay, các cuộc tấn công của Nga vào vùng này qua đêm đã nhắm trúng một cơ sở phân phối khí đốt, gây hỏa hoạn. Song, đám cháy hiện đã được dập tắt và không gây ra trường hợp thương vong nào.

Báo Guardian dẫn lời ông Starukh nói thêm, cơ sở phân phối khí đốt nói trên có thể đã bị một tên lửa S-300 bắn trúng. Dù lực lượng cứu hỏa đã nhanh chóng khống chế tình hình, nhưng 3 khu phố vẫn lâm vào tình trạng thiếu khí đốt.

Zaporizhzhia là nơi có nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu của Ukraine. Nga đang kiểm soát một phần vùng này. Giao tranh vẫn diễn ra ác liệt ở đây và chiến tuyến hầu như không xê dịch trong nhiều tháng qua.

Nga nêu hai điều kiện để hòa đàm với Ukraine

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine chỉ có thể diễn ra nếu Moscow thấy ý chí chính trị thực sự muốn tham gia đối thoại từ phía Kiev.

Nga nêu hai điều kiện để hòa đàm với Ukraine

Nga neu hai dieu kien de hoa dam voi Ukraine

Ông Dmitry Peskov. Ảnh: RT

Theo hãng tin Reuters, hồi đầu tháng này, ông Peskov cho biết, giới lãnh đạo Ukraine dường như miễn cưỡng ngồi xuống bàn đàm phán.

Hôm qua (29/11), khi được các nhà báo Nga hỏi rằng liệu có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào để bắt đầu một cuộc đối thoại tiềm năng giữa Moscow và Kiev không, ông Peskov cho biết: "Đó phải là ý chí chính trị, sự sẵn sàng thảo luận về những yêu cầu của Nga mà Ukraine đã biết từ lâu".

Tuy nhiên, khi phát biểu qua liên kết video tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia hồi giữa tháng 11, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelenski nhấn mạnh: "Sẽ không có thỏa thuận Minsk-3 nào, giao kèo mà Nga sẽ vi phạm ngay sau khi vừa phê chuẩn".

Người đứng đầu Ukraine đề cập tới thỏa thuận Minsk 1 và Minsk-2 do Đức và Pháp làm trung gian lần lượt vào 2014 và 2015. Các thỏa thuận này, trong số các giao kèo khác, đề cập tới vị thế đặc biệt cho vùng Luhansk và Donetsk trong khuôn khổ nhà nước Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã viện dẫn việc Kiev không thực thi các thỏa thuận khiến Moscow phải mở chiến dịch đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2 năm nay.

Bình luận về tuyên bố của Tổng thống Ukraine tại Hội nghị thượng đỉnh G20, ông Peskov cho hay, vào thời điểm đó, Nga hoàn toàn chắc chắn được rằng Kiev không sẵn sàng tham gia đàm phán.

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo ở Bali, Tổng thống Ukraine đã liệt kê 10 yêu cầu mà theo quan điểm của ông sẽ dẫn đến hòa bình. Trong số đó có việc Nga rút hoàn toàn lực lượng khỏi tất cả các lãnh thổ của Ukraine và tôn trọng đường biên giới năm 1991 của nước này.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden từng yêu cầu riêng với Kiev về việc phát đi tín hiệu sẵn sàng đàm phán với Nga. Mỹ lo ngại lập trường không thể hòa giải của Kiev có thể khiến sự ủng hộ của một số quốc gia phương Tây với nước này giảm dần khi mà “sự mệt mỏi Ukraine” ngày càng tăng.

New York, Singapore đứng đầu các thành phố đắt đỏ nhất thế giới

New York là đô thị đắt đỏ nhất thế giới trong năm 2022, chia sẻ danh hiệu không mong muốn này với Singapore, khảo sát hàng năm của Đơn vị Tình báo Kinh tế  (EIU) thuộc The Economist Group cho biết.

New York, Singapore đứng đầu các thành phố đắt đỏ nhất thế giới

New York, Singapore dung dau cac thanh pho dat do nhat the gioi

Singapore. Ảnh: CNN

Tờ The Guardian đưa tin, Tel Aviv - thành phố đứng đầu danh sách vào năm ngoái đã tụt xuống thứ ba. Tiếp theo đó lần lượt là các thành phố Hong Kong - Trung Quốc và Los Angeles, Mỹ đồng hạng 4, Zurich và Geneva - Thụy Sĩ, San Francisco - Mỹ, Paris - Pháp và Copenhagen - Đan Mạch.

EIU theo dõi chi phí hàng ngày ở 172 thành phố trên toàn thế giới. Trong bảng xếp hạng năm nay, thủ đô London của Anh đã giảm vị trí đáng kể, xuống thứ 27 trong danh sách.

Yếu tố quan trọng nhất dẫn tới giá cả ở Tây Âu tăng mạnh là do giá khí đốt tăng, vốn bị cho là kết quả của cuộc xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra. Tại Tây Âu, giá một lít xăng đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo Chi phí sinh hoạt toàn cầu của EIU cho thấy, hai thành phố của Nga là Moscow và St Petersburg đã tăng tới 88 bậc do các lệnh trừng phạt và giá dầu tăng cao đã đẩy chi phí ở hai đô thị lớn này tăng lên.

Thủ đô Kiev của Ukraine không được đưa vào phân tích trong năm nay. Một số thành phố lớn của châu Âu như Stockholm, Lyon và Luxembourg cũng tụt bậc trong danh sách.

Để lập ra danh sách xếp hạng trên, EIU đã so sánh hơn 400 giá bán lẻ với hơn 200 sản phẩm và dịch vụ tại 172 thành phố. Họ khảo sát một loạt doanh nghiệp, cả cao cấp và bình dân, để biết giá cả đã dao động thế nào trong năm qua.

Báo cáo của EIU cho biết, chi phí sinh hoạt trung bình trong năm 2022 tăng 8,1% trong năm nay, do cuộc xung đột Nga và Ukraine cũng như những ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19.

Upasana Dutt, lãnh đạo bộ phận Chi phí sinh hoạt toàn cầu EIU nói: "Cuộc xung đột ở Ukraine, các biện pháp trừng phạt của phương Tây với Nga... đã gây ra các vấn đề về chuỗi cung ứng, kết hợp với việc tăng lãi suất và thay đổi tỷ giá hối đoái, dẫn đến khủng hoảng chi phí sinh hoạt toàn thế giới".

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.