New York, Singapore đứng đầu các thành phố đắt đỏ nhất thế giới

New York là đô thị đắt đỏ nhất thế giới trong năm 2022, chia sẻ danh hiệu không mong muốn này với Singapore, khảo sát hàng năm của Đơn vị Tình báo Kinh tế  (EIU) thuộc The Economist Group cho biết.

New York, Singapore đứng đầu các thành phố đắt đỏ nhất thế giới

New York, Singapore dung dau cac thanh pho dat do nhat the gioi

Singapore. Ảnh: CNN

Tờ The Guardian đưa tin, Tel Aviv - thành phố đứng đầu danh sách vào năm ngoái đã tụt xuống thứ ba. Tiếp theo đó lần lượt là các thành phố Hong Kong - Trung Quốc và Los Angeles, Mỹ đồng hạng 4, Zurich và Geneva - Thụy Sĩ, San Francisco - Mỹ, Paris - Pháp và Copenhagen - Đan Mạch.

EIU theo dõi chi phí hàng ngày ở 172 thành phố trên toàn thế giới. Trong bảng xếp hạng năm nay, thủ đô London của Anh đã giảm vị trí đáng kể, xuống thứ 27 trong danh sách.

Yếu tố quan trọng nhất dẫn tới giá cả ở Tây Âu tăng mạnh là do giá khí đốt tăng, vốn bị cho là kết quả của cuộc xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra. Tại Tây Âu, giá một lít xăng đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo Chi phí sinh hoạt toàn cầu của EIU cho thấy, hai thành phố của Nga là Moscow và St Petersburg đã tăng tới 88 bậc do các lệnh trừng phạt và giá dầu tăng cao đã đẩy chi phí ở hai đô thị lớn này tăng lên.

Thủ đô Kiev của Ukraine không được đưa vào phân tích trong năm nay. Một số thành phố lớn của châu Âu như Stockholm, Lyon và Luxembourg cũng tụt bậc trong danh sách.

Để lập ra danh sách xếp hạng trên, EIU đã so sánh hơn 400 giá bán lẻ với hơn 200 sản phẩm và dịch vụ tại 172 thành phố. Họ khảo sát một loạt doanh nghiệp, cả cao cấp và bình dân, để biết giá cả đã dao động thế nào trong năm qua.

Báo cáo của EIU cho biết, chi phí sinh hoạt trung bình trong năm 2022 tăng 8,1% trong năm nay, do cuộc xung đột Nga và Ukraine cũng như những ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19.

Upasana Dutt, lãnh đạo bộ phận Chi phí sinh hoạt toàn cầu EIU nói: "Cuộc xung đột ở Ukraine, các biện pháp trừng phạt của phương Tây với Nga... đã gây ra các vấn đề về chuỗi cung ứng, kết hợp với việc tăng lãi suất và thay đổi tỷ giá hối đoái, dẫn đến khủng hoảng chi phí sinh hoạt toàn thế giới".

Ba Lan lên tiếng về nguồn gốc tên lửa gây nổ làng biên giới gần Ukraine

Các lãnh đạo Ba Lan cho biết, quả tên lửa rơi xuống một ngôi làng biên giới của nước này, khiến 2 dân thường thiệt mạng nhiều khả năng từ hệ thống phòng không của Ukraine.

Ba Lan lên tiếng về nguồn gốc tên lửa gây nổ làng biên giới gần Ukraine

Báo Guardian dẫn lời Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 16/11 rằng, quả tên lửa rơi xuống làng Przewodow, cách biên giới với Ukraine khoảng 6km, lúc 15h40 giờ địa phương hôm 15/11 “có thể là một tai nạn đáng tiếc”.

Ba Lan len tieng ve nguon goc ten lua gay no lang bien gioi gan Ukraine

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda. Ảnh: BBC

Theo ông Duda, khả năng cao là tên lửa gây sự cố đã được hệ thống phòng không Ukraine sử dụng để ngăn chặn các tên lửa tập kích của Nga và bay lạc sang lãnh thổ Ba Lan gây chết người.

Tổng thống Ba Lan lưu ý, hiện không có căn cứ để tin sự cố là một cuộc tấn công có chủ ý hoặc phía Nga đã bắn tên lửa.

Ba Lan len tieng ve nguon goc ten lua gay no lang bien gioi gan Ukraine-Hinh-2

Hiện trường vụ rơi tên lửa ở làng Przewodow thuộc Ba Lan ngày 15/11 khiến 2 người thiệt mạng. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, cũng tại cuộc họp báo, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki thông tin, Warsaw vẫn đang phân tích khả năng viện dẫn điều 4 của Hiệp ước NATO để triệu tập các nước thành viên thuộc liên minh quân sự này để tham vấn an ninh sau vụ nổ tên lửa ở Przewodow. Song, ông Morawiecki cho hay, Chính phủ Ba Lan hiện dường như không cần phải sử dụng biện pháp đó nữa.

Ba Lan len tieng ve nguon goc ten lua gay no lang bien gioi gan Ukraine-Hinh-3

Ảnh chụp một mảnh vỡ tên lửa bị nổ sau khi rơi xuống Przewodow, Ba Lan. Ảnh: Twitter

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố cho biết, những hình ảnh chụp mảnh vỡ được phát hiện ở Ba Lan phản ánh đây là tên lửa phòng không S-300 của quân đội Ukraine. Nhà chức trách Nga quả quyết, các lực lượng Moscow hôm 15/11 chỉ nhắm bắn các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, cách biên giới Ba Lan ít nhất 35km.

“Vụ rơi tên lửa ở Ba Lan là hành động cố ý khiêu khích nhằm leo thang tình hình", trích tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tái khẳng định Nga vô can trong sự cố, đồng thời chỉ trích một số quốc gia đã đưa ra “những cáo buộc vô căn cứ”.

IAEA bác dấu hiệu ‘bom bẩn’ ở Ukraine, Hungary cảnh báo xung đột Nga-EU

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã công bố bản đánh giá từ các thanh sát viên của tổ chức này về vấn đề bom bẩn ở Ukraine.

IAEA bác dấu hiệu ‘bom bẩn’ ở Ukraine, Hungary cảnh báo xung đột Nga-EU

“Hội đồng thống đốc IAEA hoan nghênh đánh giá của Tổng giám đốc rằng không có dấu hiệu về các hoạt động hạt nhân chưa được khai báo hoặc những nguyên vật liệu có liên quan tới việc phát triển nhiều thiết bị phát tán phóng xạ (bom bẩn) ở ba khu vực thuộc Ukraine”, hãng tin TASS dẫn thông cáo của IAEA hôm nay (18/11) viết.

IAEA bac dau hieu ‘bom ban’ o Ukraine, Hungary canh bao xung dot Nga-EU

Đoàn xe chở các thanh sát viên IAEA tới nhà máy Zaporizhia, Ukraine hồi tháng Chín. Ảnh: Reuters

“Đồng thời, Hội đồng thống đốc IAEA cũng kêu gọi phía Nga ngay lập tức chấm dứt mọi hoạt động quân sự nhằm vào những cơ sở hạt nhân ở Ukraine. Chúng tôi khá lo ngại về áp lực không thể chấp nhận được đối với việc giữ các nhân viên điều hành Ukraine tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, và sự gián đoạn liên tục của nguồn cung cấp điện bên ngoài sau nhiều vụ pháo kích ở khu vực xung quanh”, thông cáo viết thêm.

Theo hãng tin TASS, Hội đồng thống đốc IAEA hồi tháng Chín từng thông qua nghị quyết trong một phiên họp kín để kêu gọi Nga rút quân khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Ở thời điểm đó, nghị quyết trên được 26 quốc gia tán thành và 7 nước bỏ phiếu trắng.

“Tình hình hiện nay ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia là điều không thể chối cãi. Chúng ta cần phải có những biện pháp tạm thời để ngăn chặn sự cố hạt nhân có thể xảy ra từ các thiệt hại vật chất do phương tiện quân sự gây ra. Điều này có thể được thực hiện với việc thiết lập ngay một vùng an toàn và an ninh hạt nhân xung quanh khu vực nhà máy”, hãng tin Al Jazeera dẫn thông cáo được IAEA công bố vào đêm 6/9.

Hungary cảnh báo xung đột Nga-EU

Thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm nay (18/11) đã lên tiếng cảnh báo chính sách đối với Nga của Liên minh châu Âu (EU) là “nguy hiểm”.

“Hóa đơn năng lượng và tỷ lệ lạm phát tăng vọt ở Hungary đều do những biện pháp trừng phạt Nga được Brussels đưa ra. Đây là một bước tiến tới sự xung đột, khi ai đó can thiệp vào một cuộc xung đột quân sự thông qua các biện pháp kinh tế. Việc giữ một lập trường như vậy có thể nhanh chóng biến chúng ta trở thành những kẻ hiếu chiến”, hãng tin Al Jazeera dẫn lời ông Orban phát biểu.

“Với việc cung cấp các vũ khí mang tính hủy diệt và huấn luyện binh sĩ Ukraine trên lãnh thổ các nước thành viên thuộc EU, thì khối này đang tự đặt bản thân vào vòng nguy hiểm”, ông Orban nhấn mạnh.

Theo Cơ quan Thống kê Châu Âu-Eurostat, những tuyên bố của Thủ tướng Hungary Orban về việc lạm phát đang hoành hành ở quốc gia Trung Âu này là hoàn toàn có cơ sở. Bởi theo số liệu được Eurostat cập nhật vào tháng trước, tỷ lệ lạm phát ở Hungary đã đạt 21,6%, mức cao nhất kể từ năm 1996, và cao thứ ba trong những quốc gia thuộc khối EU.

Báo Mỹ hé lộ Washington 'nhắc nhở' Ukraine vì vụ rơi tên lửa ở Ba Lan

Cố vấn hàng đầu của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu Ukraine cẩn trọng hơn và ngưng đổ lỗi cho Nga vì sự cố rơi tên lửa gây chết người ở Ba Lan.

Báo Mỹ hé lộ Washington 'nhắc nhở' Ukraine vì vụ rơi tên lửa ở Ba Lan

Theo CNN, lãnh đạo Nhà Trắng và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đều đang ở Bali, Indonesia dự hội nghị thượng đỉnh G20, khi các trợ lý đánh thức họ dậy trong đêm 15/11 để thông báo về vụ tên lửa rơi xuống làng biên giới Przewodow thuộc Ba Lan, khiến 2 dân thường thiệt mạng.

Bao My he lo Washington 'nhac nho' Ukraine vi vu roi ten lua o Ba Lan

Hiện trường vụ rơi tên lửa ở làng Przewodow thuộc Ba Lan ngày 15/11 khiến 2 người thiệt mạng. Ảnh: Reuters

Ông Biden đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda vào lúc 5h30 sáng giờ địa phương. Ngoại trưởng Blinken và Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng tham gia vào cuộc gọi này sau đó. Các thông tin từ Ba Lan và “tình báo dựa vào vệ tinh” Mỹ cho thấy tên lửa “dường như được phóng từ hệ thống phòng không của Ukraine”.

Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky quy trách nhiệm sự cố cho Moscow, đồng thời mô tả đó là một vụ tấn công vào tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và kêu gọi liên minh quân sự này đáp trả.

CNN trích dẫn nhiều nguồn tin giấu tên tiết lộ, ông Biden không trực tiếp trao đổi với người đồng cấp Ukraine về sự cố tên lửa ở Ba Lan. Thay vào đó, cố vấn an ninh quốc gia của ông đã nhanh chóng gọi điện cho văn phòng Tổng thống Zelensky nhắc nhở các quan chức Ukraine “thận trọng hơn về cách đề cập tới sự cố”.

Mặc dù AP đã trích dẫn lời một quan chức Mỹ ẩn danh cáo buộc tên lửa do Nga bắn nhưng hãng thông tấn này đã rút lại thông tin sau đó. Bản thân tổng thống Mỹ cũng công khai nói, nhiều khả năng đó không phải là tên lửa Nga.

Tướng Patrick Ryder, phát ngôn viên Lầu Năm góc cũng tuyên bố trước báo giới rằng, quân đội Mỹ không phát hiện bằng chứng củng cố cáo buộc của Kiev.

Trong khi đó, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã gọi điện cho những người đồng cấp ở Ba Lan và Ukraine, cũng như cố gắng liên lạc với Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Tướng Valery Gerasimov, nhưng “hai người không nói chuyện vào đêm 15/11”.

Một cuộc điện đàm khác đã không diễn ra giữa ông Biden và ông Zelensky, bất chấp đề nghị nhiều lần của lãnh đạo Ukraine, theo một nguồn tin. Ông Biden đã thảo luận với ông Duda, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và các nhà lãnh đạo khác tại G20 “nhưng vẫn không trao đổi trực tiếp với ông Zelensky vào chiều 16/11”.

Theo CNN, sự cố đã “đã tạo ra một số rạn nứt trong liên minh của phương Tây với Ukraine”. Các quan chức Ba Lan được mô tả là "thất vọng" khi ông Zelensky tiếp tục quả quyết tên lửa không phải của quân đội Ukraine, ngay cả sau khi Warsaw và Washington đã công khai nói khác.

Mãi tới ngày 17/11, người đứng đầu chính phủ Ukraine mới thừa nhận, ông “không biết rõ 100%” những gì thực sự đã xảy ra.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.