Nước NATO nào viện trợ hàng loạt tên lửa Grad tới Ukraine?

Các hệ thống tên lửa BM-21 Grad rất có thể đã được viện trợ tới Ukraine từ tháng Tư, và hiện vẫn đang được sử dụng.

Nước NATO nào viện trợ hàng loạt tên lửa Grad tới Ukraine?

Theo Tạp chí Quốc phòng Ukraine, các đơn vị pháo kích nơi đây hiện đang sử dụng hệ thống tên lửa phóng loạt BM-21 “Grad”, được cung cấp bởi Phần Lan. Một hệ thống pháo này đã được phát hiện gần khu vực chiến đấu, vẫn được giữ các màu sơn và đặc điểm của Phần Lan.

Nuoc NATO nao vien tro hang loat ten lua Grad toi Ukraine?
 Xe pháo phản lực phóng loạt BM-21.

Nguồn tin cho biết, Phần Lan không hề công bố về hành động viện trợ vũ khí này. Số pháo trên rất có thể đã được vận chuyển từ tháng Tư với số lượng khoảng 20 hệ thống tên lửa phóng loạt.

Với số lượng 179 hệ thống pháo các loại, trong đó có 75 hệ thống BM-21 Grad, Phần Lan đã cung cấp hơn 1/4  hệ thống này tới Ukraine. Con số trên được trích từ số Military Balance, trùng với con số các hệ thống đang hoạt động tại Phần Lan cuối năm 2021.

Defence24 phỏng đoán rằng các hệ thống này được sử dụng để “săn lùng” các hệ thống BM-21 Grad của Nga, thứ vũ khí từng gây khó khăn cho bộ phận pháo kích Ukraine.

Pháo phản lực phóng loạt BM-21 từng là thứ vũ khí cực kỳ phổ biến từ thời Liên Xô, gần như mọi quốc gia Đông Âu đều sở hữu loại vũ khí này trong quá khứ. Tới nay, đây vẫn là thứ vũ khí rẻ và hiệu quả, đặc biệt thích hợp với tác chiến chống bộ binh, hoặc chiến thuật rải thảm diện rộng.
Điểm yếu của BM-21 trên chiến trường Ukraine là nó có tầm bắn không quá lớn, có thể dễ dàng bị phản pháo một cách nhanh chóng nếu không kịp cơ động sau khi khai hoả.

Nga tràn ngập Bakhmut, bước ngoặt lớn trên chiến trường Donbass

Sau khi triệt thoái khỏi Kharkov, Luhansk và Kherson, cuối cùng Moscow đã tung ra bước đi tiếp theo, khi tuyên bố đạt được tiến bộ ở Bakhmut.

Nga tràn ngập Bakhmut, bước ngoặt lớn trên chiến trường Donbass
Nga tran ngap Bakhmut, buoc ngoat lon tren chien truong Donbass

Quân đội Nga đang thực hiện vận động chiến đấu tạo thế bao vậy hoàn toàn thành phố Bakhmut thuộc tỉnh Donetsk. Việc tái tràn ngập được thành phố chiến lược này, có nghĩa rất quan trọng trong chiến dịch Donbass; bởi vì Quân đội Ukraine đang sử dụng những đơn vị thiện chiến nhất của mình, để bảo vệ Bakhmut.

Cận cảnh 5 boongke bí mật được xây cho lãnh đạo Liên Xô

Được xây dựng trong Thế chiến II, một số boongke bí mật được xây cho lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đến nay vẫn được che giấu trong bí mật.

Cận cảnh 5 boongke bí mật được xây cho lãnh đạo Liên Xô
1. Bunker trong tàu điện ngầm Moscow
Can canh 5 boongke bi mat duoc xay cho lanh dao Lien Xo
Ga tàu điện ngầm Kirovskaya, những năm 1940. Ảnh: Mikhail Grachev. 

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã được bố trí một hầm làm việc nằm bên dưới ga Tàu điện ngầm Kirovskaya (nay là Chistye Prudy) khoảng 35 mét. Bên cạnh nội các của Stalin, các sở chỉ huy Phòng không cũng được đặt ở đó.

Lãnh đạo Stalin sẽ vào boongke bí mật này bằng cách đi qua một đường hầm bí mật, dẫn đến đài chỉ huy của Bộ chỉ huy Phòng không.

2. Boongke Kuntsevo Dacha

Can canh 5 boongke bi mat duoc xay cho lanh dao Lien Xo-Hinh-2
 

Căn nhà gỗ của Stalin này được xây dựng ở Moscow vào năm 1934, trong khu vực gần Công viên Chiến thắng ngày nay. Đây là nơi nhà độc tài đã sống trong hai thập kỷ cuối cùng của cuộc đời cho đến khi ông qua đời vào ngày 5/3/1953.

Căn hầm dưới căn nhà của lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin có sức chứa tương đối lớn. Nhiều lớp ray sắt đã được sử dụng để gia cố cấu trúc. Hai hành lang riêng biệt được xây dựng trong boongke để Stalin không đi chung lối với các nhân viên phục vụ làm việc dưới lòng đất. Bên trong, các bức tường phòng của Stalin và các khu khác được trang trí bằng các tấm gỗ.

Có một văn phòng với một chiếc bàn gỗ sồi hình bầu dục cho các cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng. Trong boongke còn có một phòng ngủ nhỏ cho Stalin. Tuy nhiên, nó chỉ được trang bị một chiếc giường và một chiếc tủ đầu giường.

Theo một số tin đồn, boongke được kết nối với Điện Kremlin thông qua một đường hầm bí mật và hệ thống Metro-2.

3. Hầm chứa ở Izmaylovo

Can canh 5 boongke bi mat duoc xay cho lanh dao Lien Xo-Hinh-3
 

Việc xây dựng boongke ở Izmaylovo được che giấu dưới hình thức thi công một sân vận động trung tâm với nhiều cơ sở thể thao khác nhau. Cơ sở bí mật dưới lòng đất dành cho lãnh đạo quân đội Liên Xô và Stalin nằm ngay bên cạnh sân vận động.

Khi việc xây dựng boongke bí ẩn hoàn thành vào năm 1939, việc xây dựng sân vận động đã bị đình chỉ. Cấu trúc dưới lòng đất có một văn phòng, một hội trường và một căng tin.

Cơ sở dưới lòng đất mở cửa cho khách du lịch tham quan sau khi tái thiết vào năm 1996. Du khách được giới thiệu với nhiều hiện vật khác nhau từ thời Stalin.

4. Hầm chứa dưới điện Kremlin

Can canh 5 boongke bi mat duoc xay cho lanh dao Lien Xo-Hinh-4
Lễ duyệt binh tại Điện Kremlin, 1940. 

Có rất ít thông tin về boongke của Stalin trong Điện Kremlin. Theo một số nguồn tin, việc xây dựng boongke bắt đầu từ đầu Thế chiến thứ hai, nhưng nó chỉ hoàn thành vào giữa năm 1942, khi quân Đức đã bị đẩy lui và không thể bắn phá Moscow nữa.

Theo lời kể của những người đương thời, nơi này giống như một tầng hầm được tái sử dụng làm nơi trú ẩn của các cuộc không kích, hơn là một boongke thích hợp có thể cung cấp sự bảo vệ đầy đủ trong các cuộc không kích.

Đô đốc Ivan Isakov, người đã đến thăm văn phòng ngầm tại Điện Kremlin của Stalin vào mùa đông năm 1941, cho biết rằng nội thất bên trong tương tự như văn phòng của Stalin: “Những tấm gỗ sồi cao giống nhau, cùng một chiếc bàn, cùng một bức chân dung của Lenin và Marx trên tường và không có cửa sổ".

Đến ngày nay, cơ sở này không còn tồn tại.

5. Hầm chứa ở Samara (Kuybyshev)

Can canh 5 boongke bi mat duoc xay cho lanh dao Lien Xo-Hinh-5
 
 

Dù lên tiếng trấn an, NVL vẫn bị tự doanh bán ròng trong phiên 25/10

Cổ phiếu NVL của Novaland tiếp tục bị tự doanh bán ròng trong phiên 25/10 dù cho doanh nghiệp đã lên tiếng về các tin đồn xôn xao dư luận gần đây.

Dù lên tiếng trấn an, NVL vẫn bị tự doanh bán ròng trong phiên 25/10

VN-Index đóng cửa tăng 11,55 điểm (1,17%) lên 997,7 điểm, HNX-Index giảm 1,48 điểm (0,71%) về 208,02 điểm, UPCoM-Index giảm 0,2 điểm (0,26%) xuống 76,25 điểm.

Phiên này, tự doanh công ty chứng khoán quay lại mua ròng hơn 31 tỷ đồng. Trong đó, HPG là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với gia trị 20,4 tỷ đồng, xếp sau là FPT với gần 14 tỷ đồng.

Ngược lại, NVL là cổ phiếu được bán ròng nhiều nhất với 9,6 tỷ đồng, tiếp sau đó đến SIP, PNJ,...

Du len tieng tran an, NVL van bi tu doanh ban rong trong phien 25/10
 NVL liên tục bị tự doanh xả mạnh.

Về khối ngoại, khối này bán ròng gần 89 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 7 triệu đơn vị cổ phiếu trên HoSE. MSN dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng gần 51,1 tỷ đồng. Theo sau là DCM được mua ròng hơn 27,1 tỷ đồng và VCB (25,4 tỷ đồng).

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.