Cận cảnh 5 boongke bí mật được xây cho lãnh đạo Liên Xô

Được xây dựng trong Thế chiến II, một số boongke bí mật được xây cho lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đến nay vẫn được che giấu trong bí mật.

Cận cảnh 5 boongke bí mật được xây cho lãnh đạo Liên Xô
1. Bunker trong tàu điện ngầm Moscow
Can canh 5 boongke bi mat duoc xay cho lanh dao Lien Xo
Ga tàu điện ngầm Kirovskaya, những năm 1940. Ảnh: Mikhail Grachev. 

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã được bố trí một hầm làm việc nằm bên dưới ga Tàu điện ngầm Kirovskaya (nay là Chistye Prudy) khoảng 35 mét. Bên cạnh nội các của Stalin, các sở chỉ huy Phòng không cũng được đặt ở đó.

Lãnh đạo Stalin sẽ vào boongke bí mật này bằng cách đi qua một đường hầm bí mật, dẫn đến đài chỉ huy của Bộ chỉ huy Phòng không.

2. Boongke Kuntsevo Dacha

Can canh 5 boongke bi mat duoc xay cho lanh dao Lien Xo-Hinh-2
 

Căn nhà gỗ của Stalin này được xây dựng ở Moscow vào năm 1934, trong khu vực gần Công viên Chiến thắng ngày nay. Đây là nơi nhà độc tài đã sống trong hai thập kỷ cuối cùng của cuộc đời cho đến khi ông qua đời vào ngày 5/3/1953.

Căn hầm dưới căn nhà của lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin có sức chứa tương đối lớn. Nhiều lớp ray sắt đã được sử dụng để gia cố cấu trúc. Hai hành lang riêng biệt được xây dựng trong boongke để Stalin không đi chung lối với các nhân viên phục vụ làm việc dưới lòng đất. Bên trong, các bức tường phòng của Stalin và các khu khác được trang trí bằng các tấm gỗ.

Có một văn phòng với một chiếc bàn gỗ sồi hình bầu dục cho các cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng. Trong boongke còn có một phòng ngủ nhỏ cho Stalin. Tuy nhiên, nó chỉ được trang bị một chiếc giường và một chiếc tủ đầu giường.

Theo một số tin đồn, boongke được kết nối với Điện Kremlin thông qua một đường hầm bí mật và hệ thống Metro-2.

3. Hầm chứa ở Izmaylovo

Can canh 5 boongke bi mat duoc xay cho lanh dao Lien Xo-Hinh-3
 

Việc xây dựng boongke ở Izmaylovo được che giấu dưới hình thức thi công một sân vận động trung tâm với nhiều cơ sở thể thao khác nhau. Cơ sở bí mật dưới lòng đất dành cho lãnh đạo quân đội Liên Xô và Stalin nằm ngay bên cạnh sân vận động.

Khi việc xây dựng boongke bí ẩn hoàn thành vào năm 1939, việc xây dựng sân vận động đã bị đình chỉ. Cấu trúc dưới lòng đất có một văn phòng, một hội trường và một căng tin.

Cơ sở dưới lòng đất mở cửa cho khách du lịch tham quan sau khi tái thiết vào năm 1996. Du khách được giới thiệu với nhiều hiện vật khác nhau từ thời Stalin.

4. Hầm chứa dưới điện Kremlin

Can canh 5 boongke bi mat duoc xay cho lanh dao Lien Xo-Hinh-4
Lễ duyệt binh tại Điện Kremlin, 1940. 

Có rất ít thông tin về boongke của Stalin trong Điện Kremlin. Theo một số nguồn tin, việc xây dựng boongke bắt đầu từ đầu Thế chiến thứ hai, nhưng nó chỉ hoàn thành vào giữa năm 1942, khi quân Đức đã bị đẩy lui và không thể bắn phá Moscow nữa.

Theo lời kể của những người đương thời, nơi này giống như một tầng hầm được tái sử dụng làm nơi trú ẩn của các cuộc không kích, hơn là một boongke thích hợp có thể cung cấp sự bảo vệ đầy đủ trong các cuộc không kích.

Đô đốc Ivan Isakov, người đã đến thăm văn phòng ngầm tại Điện Kremlin của Stalin vào mùa đông năm 1941, cho biết rằng nội thất bên trong tương tự như văn phòng của Stalin: “Những tấm gỗ sồi cao giống nhau, cùng một chiếc bàn, cùng một bức chân dung của Lenin và Marx trên tường và không có cửa sổ".

Đến ngày nay, cơ sở này không còn tồn tại.

5. Hầm chứa ở Samara (Kuybyshev)

Can canh 5 boongke bi mat duoc xay cho lanh dao Lien Xo-Hinh-5
 
 
Khi quân đội Đức Quốc xã tiếp cận Moscow trong những ngày đầu của Thế chiến thứ hai, giới lãnh đạo Liên Xô đã quyết định sơ tán thủ đô và di dời nó đến thành phố Kuybyshev (nay là Samara).
Nếu Stalin cũng phải di tản, ông ấy cần một boongke và nó phải được xây dựng nhanh chóng. Ủy viên Đường sắt Nhân dân Lazar Kaganovich đã ra lệnh khởi công xây dựng, theo kế hoạch sẽ hoàn thành trong ba tháng. Lệnh quy định rằng boongke mới sẽ phải bảo vệ cư dân khỏi bom và khí đốt, sâu ít nhất 25 mét và có ít nhất 200 mét vuông không gian.
Khoảng 4.000 người, bao gồm cả kỹ sư và kỹ thuật viên, khởi hành từ Moscow đến Kuibyshev để thi công cùng với các thiết bị đặc biệt.
Cuối cùng, các công nhân đã xây dựng một boongke có bốn phòng làm việc, một hội trường và một phòng giải trí. Điểm sâu nhất của cấu trúc ngầm nằm sâu hơn 30 mét dưới mặt đất. Ở đó, có văn phòng nội các của Stalin và hội trường.
Các phòng khác nằm gần bề mặt hơn bên trong một trục thẳng đứng có đường kính 7,5 mét. Trục được chia thành 9 tầng, trong đó 5 tầng được bố trí bởi các cơ sở dịch vụ - buồng lọc và thông gió, phòng điều khiển, phòng tích lũy…
Mặc dù đã bỏ ra rất nhiều công sức xây dựng boongke này nhưng Stalin không bao giờ rời Moscow đến Samara, vì phòng thủ của Liên Xô đã chống chọi lại cuộc tấn công ban đầu của kẻ thù.

Ám ảnh cảnh tượng bên trong boongke của Hitler

Những bức ảnh dưới đây đã khắc họa một Berlin hoang tàn sau chiến tranh và cảnh tượng ám ảnh bên trong boongke của trùm phát xít Hitler sau khi tự tử

Ám ảnh cảnh tượng bên trong boongke của Hitler
Am anh canh tuong ben trong boongke cua Hitler
 Oberwallstrasse nằm ở trung tâm Berlin là nơi diễn ra những cuộc giao tranh ác liệt nhất giữa Đức và quân đội Liên Xô vào mùa xuân năm 1945.

Đột nhập loạt boongke bỏ hoang ở Mỹ...bất ngờ bên trong

(Kiến Thức) - Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã xây dựng những boongke dưới lòng đất để phòng trường hợp bị tấn công. Sau hàng chục năm, nhiều boongke đang bị bỏ hoang.

Đột nhập loạt boongke bỏ hoang ở Mỹ...bất ngờ bên trong
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong
Theo Insider, trong tầng hầm của trường Oyster-Adams ở thủ đô Washington, Mỹ, có một boongke bỏ hoang từng được sử dụng làm hầm trú ẩn hạt nhân. Ngày nay, bên trong boongke này vẫn còn thực phẩm và thiết bị vệ sinh từ những năm 1960. (Nguồn ảnh: Insider) 
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-2
 Hầm trú ẩn hạt nhân này hiện giờ bị bỏ hoang hoàn toàn.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-3
 Boongke trong trường Oyster-Adams được thiết kế đủ sức chứa 100 người và có đủ đồ ăn, nước uống trong 2 tuần, để đảm bảo an toàn cho mọi người trong trường hợp một cuộc tấn công hạt nhân xảy ra.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-4
 Boongke Remote Sprint Launcher 4 ở Fairdale, Bắc Dakota, từng là nơi chứa tên lửa trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Boongke này bị bỏ hoang từ những năm 1970 và đang được rao bán.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-5
 Boongke Remote Sprint Launcher 4 rộng hơn 1.000 m2 dưới lòng đất.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-6
Các bức tường của boongke Sprint dày tới 0,6 mét. Tuy nhiên, sau nhiều năm, nước đã ngấm vào bên trong và làm hư hại hầu hết "nội thất" của boongke này. 
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-7
 Boongke được rao bán vào tháng 8/2020 và được quảng cáo là nơi hoàn hảo để thực hiện giãn cách xã hội.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-8
 Một hầm chứa tên lửa dưới lòng đất được xây dựng vào năm 1962 ở Arizona nhưng sau này cũng bị bỏ hoang.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-9
 Lối vào boongke. Trước khi ngừng hoạt động vào năm 1982, boongke ngầm này là nơi cất giấu Titan II - từng là tên lửa đất đối đất lớn nhất nước Mỹ trong suốt 24 năm. Tuy nhiên, tên lửa này chưa bao giờ được sử dụng.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-10
 Những cánh cửa kiên cố vẫn đứng vững trong boongke sau hàng chục năm. Được biết, mỗi cánh cửa này nặng tới hơn 3 tấn.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-11
 Bên trong phòng kiểm soát của boongke ở Arizona.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-12
 Theo Business Insider, một cư dân Tucson đã mua boongke bỏ hoang này với giá 420.000 USD.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-13
 Một boongke khác ở Arizona từng chứa tên lửa Titan II hiện giờ cũng bị bỏ hoang.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-14
 Đó là boongke ở Oracle, Arizona, được xây dựng vào năm 1962. Boongke này ngừng hoạt động từ năm 1984.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-15
 Mặc dù bị bỏ hoang đã nhiều năm nhưng boongke vẫn được kết nối với nguồn cấp nước của thành phố.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-16
 Năm nay, boongke ở Oracle này cũng đã được bán với giá 500.000 USD.

Đột nhập nơi ở của Phó Tổng thống Mỹ

(Kiến Thức) - Nơi ở của Phó Tổng thống Mỹ là biệt thự Đài quan sát số 1, được xây dựng vào năm 1893 và cách Nhà Trắng khoảng 4 km.

Đột nhập nơi ở của Phó Tổng thống Mỹ
Dot nhap noi o cua Pho Tong thong My
 Theo Insider, nơi ở của Phó Tổng thống Mỹ là biệt thự Đài quan sát số 1, nằm cách Nhà Trắng khoảng 4 km về phía bắc. (Nguồn ảnh: Insider)
Dot nhap noi o cua Pho Tong thong My-Hinh-2
 Dinh thự 3 tầng này được xây dựng vào năm 1893 nằm ở khu vực phía đông bắc của Đài thiên văn Hải quân Mỹ tại thủ đô Washington.
Dot nhap noi o cua Pho Tong thong My-Hinh-3
 Ngôi nhà ban đầu là nơi ở của người quản lý Đài Thiên văn Hải quân trong suốt 30 năm. Sau đó, vào năm 1923, Đài quan sát số 1 trở thành nơi ở chính thức cho Tổng Tham mưu trưởng Hải quân.
Dot nhap noi o cua Pho Tong thong My-Hinh-4
Năm 1974, Quốc hội chỉ định Đài quan sát số 1 là nơi ở của Phó Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, mãi đến năm 1977, Phó Tổng thống mới chính thức sống toàn thời gian ở đây. Ông Walter Mondale là Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên chuyển vào ngôi nhà này. 
Dot nhap noi o cua Pho Tong thong My-Hinh-5
 Theo Denyer, tầng trệt của Đài quan sát số 1 bao gồm sảnh, phòng khách, phòng ăn, phòng chờ, mái hiên...Trong ảnh là bà Joan Mondale, phu nhân của cựu Phó Tổng thống Mỹ Walter Mondale, hồi năm 1977.
Dot nhap noi o cua Pho Tong thong My-Hinh-6
Trên tầng hai của dinh thự có phòng phủ, phòng làm việc...Tầng 3 của tòa nhà hiện tại có 4 phòng ngủ cho các thành viên trong gia đình Phó Tổng thống
Dot nhap noi o cua Pho Tong thong My-Hinh-7
 Nhà bếp chính nằm ở tầng hầm.
Dot nhap noi o cua Pho Tong thong My-Hinh-8
Sau ông Walter Mondale, các Phó Tổng thống Mỹ sau đó đều sống trong dịnh thự này khi tại nhiệm. Ảnh: Ông Ronald Reagan và phu nhân, Nancy Reagan, thăm Phó Tổng thống Mỹ khi đó là ông George H.W. và phu nhân, Barbara, tại Đài quan sát số 1 hồi năm 1981. 
Dot nhap noi o cua Pho Tong thong My-Hinh-9
Ông George H.W. Bush trả lời điện thoại tại dinh thự của Phó Tổng thống Mỹ vào khoảng năm 1983. 
Dot nhap noi o cua Pho Tong thong My-Hinh-10
 Gia đình của cựu Phó Tổng thống Al Gore từng sinh sống tại Đài quan sát số 1.
Dot nhap noi o cua Pho Tong thong My-Hinh-11
 Mái hiện rộng phía trước tòa nhà. Ảnh chụp năm 2016.
Dot nhap noi o cua Pho Tong thong My-Hinh-12
Khi cựu Phó Tổng thống Dick Cheney và gia đình chuyển vào đây, họ sử dụng tông màu kem và xanh khi trang trí ngôi nhà. 
Dot nhap noi o cua Pho Tong thong My-Hinh-13
 Trong thời gian sống trong Đài quan sát số 1, cựu Phó Tổng thống Dan Quayle đã cho xây dựng một bể bơi và phòng tập thể dục. Ảnh: Ông Dan Quayle (phải) trò chuyện với Thái tử Charles tại Đài quan sát số 1 hồi năm 1989. 
Dot nhap noi o cua Pho Tong thong My-Hinh-14
Vào năm 2009, gia đình cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tiết lộ, dịnh thự của Phó Tổng thống này có một boongke, theo cựu phóng viên của Newsweek, Eleanor Clift.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.