Nữ sinh 29 điểm không được vào trường công an vì sai lý lịch

Nữ sinh ở Quảng Bình đã không thể vào trường HV Chính trị CAND vì ghi sai lý lịch, dù 3 môn thi khối C và điểm ưu tiên đạt 29 điểm.

Nữ sinh 29 điểm không được vào trường công an vì sai lý lịch
Nữ sinh Bùi Kiều Nhi (18 tuổi, trú xã Đức Hoá, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) đạt 29 điểm (tính cả 1,5 điểm ưu tiên) trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua.
Nhi cho biết, gia đình rất vui khi cô vừa đủ điểm trúng tuyển vào Học viện Chính trị Công an nhân dân. Thế nhưng, đến ngày 1/9, nữ sinh nhận thông báo từ Công an huyện Tuyên Hoá với nội dung, Nhi không đủ điều kiện nhập học các trường thuộc khối Công an nhân dân.
Theo Công an huyện Tuyên Hoá, phần tự khai lý lịch, Nhi đã bỏ qua án tích của bố mình là ông Bùi Vĩnh Tường (SN 1965, đã mất năm 2013), như vậy là ghi sai lý lịch.
Ông Tường từng bị TAND huyện Tuyên Hoá xử phạt 9 tháng tù, cho hưởng án treo về tội Chống người thi hành công vụ theo bản án số 02 HS-TA ngày 18/5/1992. Án tích này được lưu trong hệ thống thông tin nghiệp vụ của Công an tỉnh Quảng Bình.
Bùi Kiều Nhi ghi sai lý lịch nên không được vào Học viện Chính trị Công an nhân dân. Ảnh: Văn Được.
Bùi Kiều Nhi ghi sai lý lịch nên không được vào Học viện Chính trị Công an nhân dân. Ảnh: Văn Được. 
"Trong phần tự khai lý lịch, bà Bùi Kiều Nhi khai về bố không có án tích và đã cam đoan chịu trách nhiệm về lời khai của mình trước pháp luật", trích công văn của Công an huyện Tuyên Hóa.
Công an huyện này đối chiếu quy định của lực lượng công an nhân dân theo khoản 1, điều 6 của Thông tư 53 ngày 15/8/2012 của Bộ Công an, Nhi và các thành viên có trách nhiệm trong gia đình đã thiếu trung thực trong khai lý lịch. Xét về phẩm chất, đạo đức không đảm bảo nên nữ sinh không đủ điều kiện nhập học các trường Công an nhân dân.
Phiếu báo điểm thi của Nhi tại Hội đồng thi Đại học Huế. Ảnh: Văn Được.
Phiếu báo điểm thi của Nhi tại Hội đồng thi Đại học Huế. Ảnh: Văn Được. 
Trao đổi với Zing.vn về trường hợp của Bùi Kiều Nhi, Thượng tá Trần Quang Hiếu - Trưởng công an huyện Tuyên Hoá - cho biết, việc thẩm tra hồ sơ, lý lịch của các thí sinh đăng ký dự tuyển vào các trường Công an nhân dân được tiến hành 2 lần.
Khi nhận hồ sơ đợt sơ tuyển, Công an huyện đã hướng dẫn cụ thể trong phần khai lý lịch, các thí sinh phải ghi đầy đủ họ tên, quá trình sinh sống, làm việc của ông bà nội, ngoại, bố mẹ... liên quan.
Trong phần khai lý lịch, người thân có trách nhiệm (bố hoặc mẹ) ký xác nhận đối với lời khai của thí sinh. Sau đó, Công an huyện sẽ tiến hành gửi hồ sơ kèm phiếu yêu cầu điều tra đối tượng về công an tỉnh để tiến hành thẩm tra kỹ hơn.
"Việc bố của cháu Nhi có án tích có thể cháu không biết vì án tích do bố gây ra trước khi cháu Nhi sinh ra. Theo quy định, án tích dù đã được xoá nhưng vẫn phải ghi trong lý lịch gia đình. Bố đã mất thì mẹ cháu Nhi có trách nhiệm nói cho con mình biết để ghi vào lý lịch. Công an huyện thực hiện đúng theo quy định của ngành. Chúng tôi cũng rất tiếc khi một thí sinh thi đạt điểm cao, đủ điểm vào trường công an nhưng bị loại do khai thiếu trong hồ sơ", Thượng tá Hiếu cho hay.
Thượng uý Trần Thị Ngọc Hoàn, cán bộ Đội điều tra tổng hợp, Công an huyện Tuyên Hoá cho biết, sau khi nhận thông báo Nhi không đủ điều kiện nhập học, bà Phạm Thị Thanh Bình (44 tuổi, mẹ của nữ sinh) đã đến công an huyện nhận sai về việc không nói cho con gái biết án tích của chồng mình.
"Tôi nghĩ án treo là không quan trọng nên không nói cho con bé biết mà ghi vào hồ sơ. Hơn nữa, chuyện đã hơn 20 năm rồi và chồng tôi mất 2 năm trước", bà Bình nói.
 
Sau khi nhận thông báo của Công an huyện Tuyên Hoá, Nhi vẫn nuôi hy vọng được vào học tại trường đã chọn nên không đăng ký nguyện vọng bổ sung hoặc nguyện vọng 2 vào các trường đại học khác, dù còn thời hạn nộp hồ sơ xét tuyển.
"Thực sự em không biết bố mình có án tích và không nghe mẹ nói nên không ghi vào lý lịch. Nếu được vào trường công an, mẹ sẽ đỡ vất vả trong khoản nuôi em ăn học", nữ sinh 18 tuổi nói.
Ông Trần Đức Vân - Chủ tịch UBND xã Đức Hoá cho biết, khi gia đình đến xác nhận hồ sơ, cán bộ xã nghĩ cô gái đã ghi đầy đủ lý lịch gia đình nên không đọc kỹ các phần mà vẫn xác nhận như bình thường.
"Việc học sinh đến xác nhận hồ sơ xét tuyển đại học lâu nay đều rất ít sai sót. Địa phương có được một người học giỏi thi điểm cao, đỗ vào trường công an là niềm tự hào. Trường hợp cháu Nhi được công an huyện hướng dẫn nhưng vẫn ghi sai là điều đáng tiếc. Cháu Nhi vi phạm quy định của ngành công an nhưng xét về tình, tôi nghĩ cấp trên hãy tạo điều kiện cho cháu được vào trường hoặc chí ít là được vào một trường theo nguyện vọng", ông Vân nói.

Nhiều trường phải xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 3

Ngày 7/9, kết thúc xét tuyển đợt 2, nhiều trường cho biết sẽ phải xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 3 bởi vẫn còn thiếu khá nhiều chỉ tiêu.

Nhiều trường phải xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 3
Bà Trần Ái Cầm, Phó hiệu trưởng trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho biết, kết thúc đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NVBS) lần này, trường đã tiếp nhận hơn 2.000 hồ sơ cho tất cả các ngành, trong tổng số 3.800 chỉ tiêu NVBS. 
“Như vậy, trường dự kiến tuyển thêm 1.500 chỉ tiêu NVBS cho đợt tiếp theo. Tuy nhiên, trường còn lo sợ hồ sơ ảo bởi trong đợt này, thí sinh vừa được nộp một lúc 3 giấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia, vừa lại được xét tuyển thêm hình thức học bạ”, bà Cầm nói. 

Phụ huynh nói gì về bảo hiểm y tế học sinh?

Tiền đóng bảo hiểm y tế học sinh năm nay tăng tới 1,5 lần, nhưng nhiều phụ huynh cho biết không hề sử dụng nó khi khám chữa bệnh cho con.

Phụ huynh nói gì về bảo hiểm y tế học sinh?
BHYT hoc sinh, phu huynh noi gi?
Khám sức khỏe cho học sinh trường Đoàn Thị Điểm, Hà Nội. Ảnh: Ngọc Châu. 
Mỗi học sinh phải đóng 534.000 đồng bảo hiểm y tế bắt buộc, cao hơn những năm trước tới 1,5 lần, tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh cho biết không hề sử dụng loại thẻ bảo hiểm y tế học sinh mỗi khi đi khám chữa bệnh cho con.

Vẫn trượt đại học dù đã nhận giấy báo trúng tuyển

Thí sinh Mai Hoài mang giấy báo trúng tuyển của Đại học Quy Nhơn tới làm thủ tục nhưng lại nhận được thông báo trượt đại học.

Vẫn trượt đại học dù đã nhận giấy báo trúng tuyển
Kỳ thi THPT quốc gia 2015, thí sinh Nguyễn Thị Mai Hoài đăng ký nguyện vọng vào ngành Giáo dục tiểu học (Khoa Giáo dục tiểu học và mầm non, Đại học Quy Nhơn) với số điểm môn Toán: 6,5; Lý: 6,75; Hóa: 7,5; điểm ưu tiên: 2,5 (điểm ưu tiên khu vực: 1,5; điểm ưu tiên đối thuộc diện 06: 1), vừa đủ điểm trúng tuyển 23,25 điểm. 
Ngày 28/8, Mai Hoài nhận được giấy báo trúng tuyển của Hội đồng tuyển sinh trường Đại học Quy Nhơn. Ngày 3/9, Hoài đến trường làm thủ tập nhập học thì bị trả hồ sơ và được thông báo không trúng tuyển do điểm ưu tiên không chính xác. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025.