Những ông hoàng đồng tính trời sinh của Trung Quốc

Ở Trung Quốc, ngay từ thời thượng cổ Thương Chu những mối tình đồng tính đã không phải là hiếm thấy trong các sách sử.

Những ông hoàng đồng tính trời sinh của Trung Quốc
Đồng tính luyến ái vốn không phải là chuyện ngày nay mới có mà là hiện tượng xuất hiện từ rất xa xưa trong lịch sử loài người. Ở Trung Quốc, ngay từ thời thượng cổ Thương Chu những mối tình đồng tính đã không phải là hiếm thấy trong các sách sử. Điều khiến người ta kinh ngạc là mặc dù sở hữu “tam cung lục viện, bảy mươi hai phi tần” với những mỹ nữ đẹp nhất đế chế thế nhưng không ít những vị Hoàng đế Trung Quốc lại là những người đồng tính…
Số lượng các vị Hoàng đế đồng tính của Trung Quốc không hề ít. Từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã có “mối tình chia đào” của Vệ Linh Công, chuyện “mê Long Dương” của Ngụy vương. Đến thời thịnh vượng như triều Hán, những cuộc tình đồng tính của các đế vương càng trở nên phổ biến.
Theo ghi chép của Sử ký và Hán thư, những bộ sử sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc, trong số 25 Hoàng đế triều Tây Hán thì có tới 10 vị có hiện tượng “thích đàn ông”. Từ đời Hán về sau, số lượng các vị Hoàng đế đồng tính có giảm nhưng không phải là hoàn toàn biến mất. Ngay cả Càn Long, vị vua được coi là “thập toàn”, vị “đại đế” của triều Thanh cũng có một mối tình tai tiếng với người đồng giới.
Những người tình đồng tính của các bậc thiên tử chủ yếu có hai loại. Một loại là những kẻ hầu hạ trong hậu cung sở hữu một khuôn mặt đẹp khiến Hoàng đế ưa nhìn, bao gồm cả bọn thị vệ lẫn thái giám. Một loại khác là những kẻ có “nhan sắc” sống ở bên ngoài hậu cung của Hoàng đế. Loại này bao gồm từ các quan đại thần trong triều cho tới những thiếu niên tuấn tú, “xinh đẹp” sống ở kinh thành.
Một loại đặc biệt khác là những người bạn “nối khố” với Hoàng đế từ thời còn để chỏm, là người bạn rất được Hoàng đế yêu mến thuở thiếu thời, đến khi Hoàng đế lên ngôi, trở thành chúa tể thiên hạ mới bắt đầu thực hiện ước nguyện một thời. Có điều, dù xuất thân từ “loại nào” thì những người tình đồng tính của các vị Hoàng đế hầu như không có kết cục tốt đẹp.
Từ ông vua đồng tính thời “thượng cổ”
Sử sách từ thời trước công nguyên của Trung Quốc đã ghi lại nhiều chuyện tình đồng tính khá tai tiếng của các bậc thiên tử. Trong đó những mối tình đồng tính của Vệ Linh Công được người ta nhắc tới nhiều nhất.
Vệ Linh Công là vua nước Vệ ở thời Xuân Thu. Mặc dù cũng “tam cung lục viện” như ai, thế nhưng vị vua này lại đặc biệt sủng ái một người đàn ông tên là Di Tử Hà. Di Tử Hà thông minh, vô cùng khôi ngô tuấn tú, lại là họ hàng thân thích của Tử Lộ, một học trò giỏi của Khổng Tử vì vậy Vệ Linh Công rất cưng chiều anh ta.
Không chỉ ăn ngủ cùng, Vệ Linh Công sẵn sàng tha thứ cho Di Tử Hà dù anh ta có phạm lỗi gì đi nữa. Sử chép, một ngày, Di Tử Hà nhận được tin mẹ của anh ta bị bệnh nặng. Di Tử Hà rất lo lắng nên không hỏi han gì đã tự ý lấy xe của Vệ Linh Công ra khỏi cung thăm mẹ.
Theo pháp luật của nước Vệ lúc bấy giờ, nếu như lấy trộm xe của vua phải chịu hình phạt chặt chân. Nhưng nghe được tin Di Tử Hà lấy xe của mình đi thăm mẹ, Vệ Linh Công không những không giận mà còn lớn tiếng ca tụng rằng: “Thật là một người hiếu thuận, vì mẹ của mình mà không màng gì đến nguy hiểm như vậy”.
Một lần khác, Di Tử Hà theo Vệ Linh Công đi tản bộ trong vườn hoa, nhìn thấy một trái đào trên cây đã chín mới đưa tay hái xuống cho vào miệng ăn rất ngon lành. Cắn xong một miếng mới đưa quả đào cho Vệ Linh Công, nói: “Gia thần xin hiến đại vương một quả bích đào. Thần nghĩ, hôm nay trời vẫn lạnh, cây cỏ vẫn chưa sinh, đây nhất định là đào tiên nên đặc biệt hiến đại vương hưởng thụ”.
Theo luật pháp lúc bấy giờ, ăn trước vua là tội khi quân, có thể mất mạng như chơi, thế nhưng Vệ Linh Công không những không giận Di Tử Hà mà còn khen ngợi hết lời. “Khó mà có được tấm lòng trung như ái khanh”, Vệ Linh Công vừa ăn quả đào đã cắn dở vừa nói.
Sau đó rất lâu mọi người cũng đã quên đi việc này thế nhưng Vệ Linh Công thì không. Gặp ai Vệ Linh Công đều khoe: “Di Tử Hà rất yêu quý ta, một quả đào ngon cũng không ăn một mình mà chia cho ta ăn cùng”.
Người đời sau vì thế mà gọi mối tình đồng tính giữa Vệ Linh Công và Di Tử Hà là “mối tình chia đào”.
Hoa không thể nở cả trăm ngày, thời gian qua đi, Vệ Linh Công dần dần cũng sinh ra chán ghét đối với Di Tử Hà. Có một ngày, trong cung có người nói với Vệ Linh Công rằng: “Thần nằm mơ về đại vương, thấy một cái bếp, rồi lại mơ thấy một người ngồi ở trước cái bếp ấy”. Vệ Linh Công vô cùng giận dữ nói: “Ta chỉ nghe thấy khi mơ về quân vương thì mơ thấy mặt trời, chưa từng nghe nói mơ thấy cái bếp bao giờ”.
Người kia đáp: “Mặt trời chiếu khắp thiên hạ, bất cứ vật gì tồn tại trên mặt đất đều được hưởng ánh sáng của nó. Còn như cái cửa bếp, nếu có một người ngồi tại cửa thì chỉ có một mình người đó được hưởng ánh sáng và hơi ấm mà thôi, còn những người khác muốn có ánh sáng và hơi ấm cũng không được”.
Lời nói của vị đại thần kia chính là ám chỉ việc Linh Công chỉ sủng ái một mình Di Tử Hà, nhiều khi quên cả việc triều chính, lo cho trăm họ. Vệ Linh Công biết vậy nên sau đó đã phải tìm cớ đuổi Di Tử Hà ra khỏi cung.
Thế nhưng, Di Tử Hà đâu phải là mối tình duy nhất của ông vua nước Vệ. Sau khi Di Tử Hà bị đuổi ra khỏi cung, Vệ Linh Công lại sủng ái một người thanh niên khác là đại phu Công Tử Triều. Nhờ được Vệ Linh Công sủng hạnh nên công Tử Triều được phép tự do ra vào cung cấm. Khi một người đàn ông đẹp được phép tự do ra vào hậu cung, đương nhiên sẽ gây ra những chuyện phong lưu ầm ĩ.
Ngoài mối tình với Vệ Linh Công, Công Tử Triều đem lòng yêu một người khác giới trọng hậu cung của người tình. Trớ trêu đó không phải là một cung nữ hay một phi tần bị nhà vua ghẻ lạnh mà lại chính là vương hậu Nam Tử của Vệ Linh Công.
Công Tử Triều và vương hậu Nam Tử tư thông với nhau trong một thời gian dài mà Vệ Linh Công không dám nói nửa lời khiến cả triều thần chán ghét vì thế mới dẫn đến động loạn, Vệ Linh Công phải trốn khỏi cung cấm.
Sau khi Vệ Linh Công dẹp loạn trở về ngôi cao, Công Tử Triều và Nam Tử đã cùng nhau chạy trốn sang nước Tấn. Thế nhưng Vệ Linh Công vẫn còn luyến tiếc Công Tử Triều, muốn có anh ta ở cạnh vì vậy mới lấy cớ là mẫu hậu tưởng nhớ con dâu là nàng Nam Tử, gọi Công Tử Triều về nước Vệ.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Thời Xuân Thu – Chiến Quốc, việc các Hoàng đế có “sủng nam” không hiếm, song vẫn là chuyện khá đặc biệt. Tuy nhiên, đến thời đại sau đó là nhà Hán thì chuyện đồng tính của các vị Hoàng đế trở thành chuyện rất phổ biến và bình thường. Sử sách còn ghi chép rằng, trong số 25 ông vua triều Hán, thì có tới 10 vị có các “sủng nam”.
Điều đó có nghĩa rằng, có tới gần một nửa số con cháu của Lưu Bang có khuynh hướng yêu người cùng giới. Thành ra, nhiều người gọi triều đại nhà Hán là triều đại của những Hoàng đế đồng tính. Trong số đó, nổi tiếng nhất với những chuyện tình đồng tính chính là Hán Văn Đế Lưu Hằng và Hán Ai Đế Lưu Hân.
Trong lịch sử Hán Văn Đế được coi là một vị hoàng đế anh minh và hiếu thuận. Ông là người có công tạo lập nên thời thịnh trị Văn Cảnh, một trong những thời kỳ phát triển nhất của triều Hán. Tuy nhiên, đây cũng là vị Hoàng đế nổi tiếng với những cuộc tình đồng tính. Trong số đó, câu chuyện nổi tiếng nhất chính là mối quan hệ đồng giới giữa Văn Đế và anh phu chèo thuyền Đặng Thông.
Ban đầu, Đặng Thông là phu thuyền, mỗi khi anh ta chèo thuyền ra ngoài, thường cắm một lá cờ vàng ở mui thuyền vì thế mọi người mới gọi là Hoàng đầu lang (anh chàng đầu vàng). Bởi vì Đặng Thông rất giỏi chèo thuyền nên mới được triệu vào cung làm thủy thủ cho ngự thuyền của Hán Văn Đế.
Cho tới một đêm, Hán Văn Đế nằm mộng thấy mình đang lên trời nhưng dùng sức của 9 trâu và 2 hổ mà vẫn không thể tiếp cận được Nam Thiên Môn nên cuối cùng vẫn không thể lên vào được cửa trời. Đúng lúc đó có một người đầu quấn khăn vàng đứng sau lưng đẩy Văn Đế, mới giúp Văn Đế lên được thiên giới.
Văn Đế quay đầu nhìn lại người đã đẩy mình, chỉ nhìn thấy quần áo người đó được buộc quấn lại phía sau lưng. Văn Đế đang muốn gọi anh ta trở lại thì bị tiếng gà gáy đánh thức.
Ngày hôm sau, Hán Văn Đế đi chơi Tây Cung nhìn thấy một người thủy thủ trên thuyền ngự đầu quấn khăn vàng, đai áo được buộc ra phía sau lưng, giống hệt như người Văn Đế thấy trong giấc mộng hôm trước. Gọi tới hỏi mới biết người đó tên là Đặng Thông.
Văn Đế nghĩ, hắn đã có khả năng đẩy ta lên trời, hẳn là có kỳ tài. Mà họ Đặng và “đăng” (bước lên) là đồng âm, Đặng Thông cũng có thể là “đăng thông” (chỉ việc lên trời trót lọt, dễ dàng), nên Văn Đế cho rằng người giúp ông lên trời trong giấc mơ không ai khác chính là Đặng Thông.
Cũng vì đắc ý việc mình đã phát hiện ra Đặng Thông nên Văn Đế cực kỳ sủng ái ông ta. Đi đâu Văn Đế cũng gọi Đặng Thông đi theo, đêm còn cho ngủ chung giường. Đặng Thông được sủng ái tới mức, Hán Văn Đế vốn sống rất nghiêm cẩn và tiết kiệm, một cái áo bị rách cũng quyết không vứt đi thế nhưng đối với Đặng Thông, Văn Đế lại đối xử hào phóng vô cùng.
Trên thân của Đặng Thông, không thể đếm nổi đã tiêu phí bao nhiêu ngọc vàng châu báu. Nhờ có Văn Đế, Đặng Thông trở thành kẻ giàu có nhất thiên hạ thế nhưng cuối cùng lại bị bỏ đói mà chết.
Có một lần Văn Đế cử Hứa Phụ một người đương thời rất nổi tiếng về việc đoán số đến gặp Đặng Thông.
Sau khi Hứa Phụ gặp Đặng Thông về nói với Văn Đế rằng: “Đặng Thông sau này sẽ bị lạnh bị đói mà chết”. Văn Đế nghe xong rất không vui nói: “Có thể cho Đặng Thông giàu có, hạnh phúc hay khốn cùng chỉ có một mình ta. Chẳng lẽ chính ta lại cho ông ta sự khốn cùng đó hay sao?”.
Vì thế, Văn Đế lệnh lấy một núi đồng ở Nghiêm Đạo, quận Thục ban thưởng cho Đặng Thông, còn cho phép ông ta tự mình đúc lấy tiền đồng để tiêu. Từ đó Đặng Thông trở nên phát tài, tiền đồng do ông ta tạo ra được tiêu khắp thiên hạ.
Sau đó, có lần trên lưng của Văn Đế đột nhiên xuất hiện một cái nhọt, máu mủ chảy ra không ngừng. Đặng Thông cảm thấy rằng cơ hội để mình bày tỏ sự hiếu thuận với những ân sủng mà Văn Đế đã ban cho mình nên ngày ngày vào cung, tự thân mình ngồi bên Hoàng đế hầu bệnh hỏi thuốc, vô cùng ân cần. Thậm chí để giảm đau đớn cho Văn Đế, Đặng Thông không quan tâm đến sự tanh hôi của máu mủ đã dùng miệng hút máu mủ ra ngoài. Sự ân cần của Đặng Thông khiến Văn Đế vô cùng cảm động. Có một ngày sau khi Đặng Thông hút xong máu mủ ở vết thương, Văn Đế mới hỏi Đặng Thông rằng: “Thiên hạ ai là người yêu ta nhất?”. Đặng Thông ngoan ngoãn đáp rằng: “Phải nói là không có ai yêu bệ hạ được bằng Thái tử”. Văn Đế nghe xong không vui song cũng đáp lại lời nào.
Có một lần Thái tử Lưu Khải, con của Văn Đế vào thăm bệnh của vua cha. Văn Đế muốn thử lòng hiếu thuận của con nên nhờ Lưu Khải hút mủ trong nhọt của mình. Thải tử nhìn thấy máu mủ ở miệng nhọt, tanh hôi khó chịu sợ ghê người nhưng không dám kháng mệnh chỉ còn biết cách cắn răng mà hút, vẻ mặt vô cùng khó coi.
Văn Đế nhìn thấy tình cảnh đó không kìm được lòng nên than rằng: “Đặng Thông còn yêu ta hơn cả Thái tử”. Lúc ấy Thái tử mới biết chuyện Đặng Thông hàng ngày hút máu mủ ở nhọt cho Văn Đế, trong lòng cảm thấy rất hổ thẹn nhưng cũng vì thế mà ông ta sinh ra oán hận Đặng Thông. Và điều này dẫn tới cái chết thê thảm của Đặng Thông sau đó.
Sau khi Văn Đế chết, Lưu Khải lên ngôi vua, sử sách gọi là Hán Cảnh Đế. Ngay khi Cảnh Đế lên ngôi liền bãi miễn chức quan của Đặng Thông cho ông ta về quê hưởng tuổi già. Không lâu sau có người tố cáo Đặng Thông tổ chức đúc tiền trộm ở bên ngoài. Cảnh Đế phái người điều tra kết quả phát hiện đó là sự thực nên ra lệnh tịch thu toàn bộ gia sản của Đặng Thông. Đặng Thông biến thành kẻ nghèo nàn còn bị nợ mất trăm vạn.
Trưởng công chúa, chị của Cảnh Đế, nhớ lại di ngôn của Văn Đế không để cho ông ta chết đói bèn chu cấp cho ông ta một ít tiền. Nhưng các quan chức dùng số tiền được ban thưởng này để gán nợ nên tiền ban thưởng đều không đến được chỗ của Đặng Thông.
Sau đó trưởng công chúa biết được mới sai thủ hạ mang cho Đặng Thông một ít quần áo và lương thực nhưng cũng bị các quan chức tịch thu mất. Cứ như thế, người tình của Hán Văn Đế, kẻ từng giàu có nhất thiên hạ Đặng Thông cuối cùng lại chết vì đói rét.
Cũng giống như tổ tiên của mình, Hán Ai Đế Lưu Hân trót đem lòng yêu một người thanh niên tuấn tú tên là Đổng Hiền. Thế nhưng, nếu như Hán Văn Đế chỉ đem cho Đặng Thông một núi đồng để ông ta đúc tiền tiêu thì Lưu Hân còn định đem cả thiên hạ giao cho sủng nam của mình.
Đổng Hiền tự là Thánh Khanh người vùng Vân Dương, cha là Đổng Cung từng làm đến chức ngự sử. Vào thời đó, Đổng Hiền còn là một người hầu bên cạnh Thái tử. Ban đầu, Đổng Hiền không được chú ý nhiều.
Cho đến một hôm, Đổng Hiền đang làm việc trong cung, đúng lúc dừng lại ở trước điện thì Ai Đế, khi đó đã là Hoàng đế nhìn thấy. Chỉ nhìn một cái, Ai Đế đã phát hiện, dường như mấy năm không gặp vì Đổng Hiền đã trưởng thành, tuấn tú hẳn lên và nếu đem so với những cung nữ phấn sáp trong lục viện thì anh ta còn kiều diễm hơn. Ai Đế không cầm được sự vui mừng lệnh cho Đổng Hiền theo sau mình để hầu hạ. Từ đó Ai Đế ngày càng sủng ái Đổng Hiền. Ngồi cùng xe, ngủ cùng giường, làm gì cũng không rời xa Đổng Hiền.
Ông ta còn phong cho Đổng Hiền làm Hoàng Môn Lang, bắt Đổng Hiền lúc nào cũng phải ở bên cạnh mình. Cha của Đổng Hiền là Đổng Cung cũng được thăng lên Bá Lăng Lệnh rồi Quang Lộc đại phu, đều là những chức quan to dưới thời nhà Hán.
Theo sử sách còn ghi chép lại, Đổng Hiền không chỉ có khuôn mặt của một mỹ nhân mà từ ngôn ngữ cử chỉ đều giống phụ nữ, “tính tình dịu dàng”, “giỏi quyến rũ”. Cũng vì thế Ai Đế rất cưng chiều Đổng Hiền.
Có một lần ngủ trưa, Đổng Hiền gối lên cánh tay áo của Ai Đế mà ngủ. Ai Đế muốn quay người nhưng cũng không muốn làm tỉnh giấc của Đổng Hiền nên lấy kiếm cắt đứt cánh tay áo của mình. Thế nên người đời sau mới gọi mối tình của Ai Đế và Đổng Hiền là mối tình “cắt áo”.
Ân sủng trong hậu cung còn chưa đủ, Ai Đế còn muốn người được mình yêu thương có một địa vị đứng đầu trong triều chính. Ai Đế muốn phong Đổng Hiền tước hầu nhưng mãi vẫn chưa tìm được cơ hội thích hợp. Sau đó vừa lúc thừa tướng Vương Gia chết, trong triều giảm đi một thế lực phản đối Đổng Hiền, Ai Đế đã bãi miễn chức Đại tư mã đang do một người họ ngoại đảm nhiệm, phong cho Đổng Hiền chức vị này Đây là chức quan cao nhất trong triều đình nhà Hán.
Lúc bấy giờ Đổng Hiền mới bước vào tuổi 22 mà đã là Đại tư mã, một chức vị có quyền lực rất lớn, cơ hồ đã có thể chia đôi thiên hạ cùng với Hoàng đế. Theo sử sách còn ghi chép lại thời đó có một vua của Hung Nô đến để triều kiến hHàng đế triều Hán. Ông ta thấy người giữ chức Đại tư mã quyền lực nhất triều lại là một thiếu niên tuấn tú, bất giác cảm thấy kinh hãi vô cùng. Khi ông ta hỏi dò, Hoàng đế mới đáp rằng: “Tuy Đại tư mã tuổi còn rất trẻ nhưng là người hiền đức nhất nước này. Vì tài năng mới được thăng chức vị cao như vậy”.
Kết quả, Thiền Vu của Hung Nô tin đó là sự thật mới kính cẩn hướng về phía Đổng Hiền hành đại lễ còn chúc mừng hoàng đế triều Hán có được một hiền thần tuổi rất trẻ như Đổng Hiền.
Sau đó, tình yêu của Ai Đế dành cho Đổng Hiền dường như không cồn biết làm thể nào bày tỏ nữa.
Cuối cùng, vào một ngày, Ai Đế mở yến tại điện Kỳ Lân cùng các quan, sau khi uống vài cốc , đột nhiên Ai Đế nhìn Đổng Hiền bằng đôi mắt đầy thâm tình rồi cười nói rằng: “Trẫm muốn theo vua Nghiêu vua Thuấn thực hiện việc nhường ngôi, liệu có được không?”.
Ý của câu này chính là Ai Đế muốn học theo cách làm của các vua thời trước lấy ngai vàng của mình nhường lại cho Đổng Hiền. Câu nói của Ai Đế khiến cả triều văn võ bá quan ngỡ ngàng, nói cũng không thành lời.
Mãi một lúc sau mới có một người mới tiến lên phía trước nói: “Thiên hạ này là thiên hạ của Cao hoàng đế chứ không phải là thiên hạ của bệ hạ. Bệ hạ chỉ là người kế thừa lại thiên hạ này của tổ tôn. Nếu truyền lại ngôi vị thì chỉ có thể truyền lại cho con cháu đời đời mà thôi. Bệ hạ là vua một nước, cần phải biết rằng thiên tử không nói đùa, cho nên ngàn vạn lần không nên nói những lời như vậy!”. Ai Đế nghe lời nói này, im lặng không nói thêm lời nào nữa nhưng hiển nhiên là không còn hứng thú gì.
Sau đó Ai Đế lệnh đuổi người đó ra khỏi bữa tiệc và về sau có mở yến tiệc cũng không cho ông ta tham gia nữa.
Ai Đế khi đó còn rất trẻ nhưng đã sớm nghĩ đến những ngày sau khi mình chết đi sẽ không còn Đổng Hiền nữa, thấy rất thương tâm. Ai Đế bèn lệnh cho các đại thần xây dựng bên cạnh lăng mộ của mình một phần mộ khác để chuẩn bị sau này nếu Đổng Hiền có chết thì sẽ an táng bên cạnh phần mộ của mình. Ý muốn của ông ta là sau khi chết cũng muốn được chôn cùng người yêu của mình, “sống thì cùng giường, chết thì cùng huyệt”. Nhưng điều đó là chưa kịp thực hiện thì ngày họ phải chia tay đã sớm đến.
Tháng 6 năm Nguyên Thọ thứ hai, Ai Đế mới chỉ 26 tuổi mắc bạo bệnh mà chết. Thái hoàng thái hậu để cho Vương Mãng làm chủ việc triều chính. Vương Mãng cực lực phản đối Đổng Hiền, có ý muốn loại bỏ ông ta. Đổng Hiền cũng biết mình gặp đại họa đến nơi rồi, vì thế ông ta đã tự sát tại nhà để tránh hậu hoạ và cũng là để đáp lại mối tình của Ai Đế dành cho mình.
Đến chuyện Đại đế cũng là vướng tình đồng tính
Càn Long là vị Hoàng đế nổi tiếng bậc nhất của triều đình Mãn Thanh, vương triều cuối cùng ở Trung Quốc. Nhắc tới vị Hoàng đế này, người ta thường gắn liền với mỹ từ “Đại đế”, chỉ những Hoàng đế có công trạng lớn. Tuy nhiên, ít người biết rằng, vị đại đế oai hùng của mình lại cũng là một người “thích đàn ông”. Và điều người ta ít ngờ tới nhất chính là, người tình đồng tính của Càn Long đại đế chính là đại gian thần nổi tiếng không kém gì ông vua: Hoạn quan Hòa Thân.
Câu chuyện bắt đầu từ thời Thanh Thế Tông (Ung Chính Hoàng đế). Ung Chính có một người vợ bé, dung mạo vô cùng xinh đẹp. Khi đó Càn Long mới 15 tuổi, còn là Thái tử được ở bên cạnh bà phi này.
Một lần Càn Long nhìn thấy phi tử này chải đầu, không cầm được lòng mới từ phía sau bịt mắt phi tử này để trêu đùa. Phi tử không biết đó là Thái tử, bị Càn Long bịt mắt như vậy, vùng một cái rồi thuận tay đánh cái lược chải tóc trên đầu ra phía sau đập trúng ngay mặt của Càn Long. Càn Long bị đau lập tức phải buông tay ra.
Ngày hôm sau, Thế Tông phát hiện ra trên mặt Càn Long có một vết tấy đỏ mới hỏi vì sao, Càn Long không dám nói. Sau đó bị quở trách rất nghiêm khắc, Càn Long mới nói ra sự thật. Thái hậu nghe xong lại nghi ngờ rằng người phi tử nọ đình đùa bỡn với Thái tử, lập tức ban cái chết cho người phi tử dung mạo kiều diễm kia.
Càn Long khóc lớn, lấy một ngón tay nhuộm đỏ bôi vào cổ người phi tử kia nói: “Là do ta hại chết nàng, nếu như linh hồn nàng linh thiêng, hai mươi năm sau chúng ta sẽ gặp lại nhau”.
Dưới triều đại do Càn Long trị vì, Hòa Thân xuất thân từ một trường đào tạo quan chức của Mãn Thanh được vào cung giữ chức Loan Nghi Vệ, công việc cụ thể là khiêng kiệu.
Có một ngày, Càn Long muốn ra ngoài, trong lúc vội vã tìm không thấy cái lọng vàng, Càn Long mới hỏi: “Đây là lỗi của ai”. Lúc đó Hòa Thân vội vã nói: “Người giữ điển lễ không thể tránh khỏi trách nhiệm”. Càn Long thấy tiếng nói, quay lại nhìn thì thấy Hòa Thân rất quen như là mình đã gặp qua ở đâu rồi.
Sau khi về cung, nhớ lại những sự việc khi còn nhỏ bất giác cảm thấy Hòa Thân và vị phi tử vì mình mà chết năm xưa dung mạo rất giống nhau. Vì thế mới bí mật gọi Hòa Thân vào cung, xem kĩ cổ của ông ta phát hiện ra một vết ngón tay. Càn Long cho rằng trước mắt mình là người phi tử thuở trước đầu thai, từ đó sự sủng hạnh của Càn Long đối với Hòa Thân ngày càng gia tăng.
Được sự sủng ái của hoàng đế, hoạn lộ của Hòa Thân lên như diều gặp gió. Từ một người khiêng kiệu ông ta được thăng lên đến chức Tể tướng. Lại thêm bản tính gian ngoan, giỏi vơ vét, Hòa Thân trở thành người giàu có nhất dưới triều Càn Long.
Trước khi Càn Long nhường ngôi cho con là Gia Khánh, có nói với Hòa Thân rằng: “Ta và khanh quan hệ không hề bình thường, người đời sau sẽ không tha cho khanh”. Quả nhiên sau khi Gia Khánh lên ngôi không lâu đã ra lệnh giết Hòa Thân. Người tình nổi tiếng của Đại đế Càn Long cuối cùng đã phải nhận một kết cục thê thảm.

Đại văn hào Shakespeare là người đồng tính?

Đại văn hào Shakespeare là người đồng tính?
Người ta nói rằng, Shakespeare rất lấy làm hối hận vì việc lấy vợ già lại đã mang thai như Anne. Chính vì thế, trong các tác phẩm của mình sau này, ông thường xuyên nhắc độc giả về tầm quan trọng của việc giữ gìn sự trong sạch trước hôn nhân.

Tuổi nào phạm Thái Tuế trong năm Giáp Ngọ?

(Kiến Thức) - Dân gian sợ phạm Thái Tuế, nhưng khoa Tử vi nói rằng: gặp Thái Tuế có thể thua nhưng chưa gặp Thái Tuế thì chẳng bao giờ thắng cả.

Tuổi nào phạm Thái Tuế trong năm Giáp Ngọ?
Dân gian quan niệm rằng Thái Tuế là sao chủ 1 năm, đứng đầu trong các thần sát, quyết định sự cát, hung của năm đó chính vì thế nên tránh phạm vào Thái Tuế, nếu phạm sẽ gặp điều không lành. Những người bị phạm Thái Tuế nên cân nhắc rất kỹ và tốt nhất nên tránh làm các việc lớn như: khởi nghiệp, làm nhà, hôn nhân, hợp tác làm ăn…và trước khi muốn làm việc gì cũng nhất thiết phải hóa giải Thái Tuế trước khi làm, tránh nôn nóng dẫn đến hỏng việc.
Dân gian quan niệm rằng Thái Tuế là sao chủ 1 năm, đứng đầu trong các thần sát, quyết định sự cát, hung của năm đó chính vì thế nên tránh phạm vào Thái Tuế, nếu phạm sẽ gặp điều không lành. Những người bị phạm Thái Tuế nên cân nhắc rất kỹ và tốt nhất nên tránh làm các việc lớn như: khởi nghiệp, làm nhà, hôn nhân, hợp tác làm ăn…và trước khi muốn làm việc gì cũng nhất thiết phải hóa giải Thái Tuế trước khi làm, tránh nôn nóng dẫn đến hỏng việc.
Trường phái Phong thủy địa lý vì đề cao sự hóa giải của các đồ vật phong thủy nên cho rằng: “Nếu ngày nào phạm vào Thái Tuế, nhất định có họa nặng nhưng nếu có ngũ hành đến cứu trợ thì niên trụ đó ngược lại có thể vẫy gọi tài vận”.
Trường phái Phong thủy địa lý vì đề cao sự hóa giải của các đồ vật phong thủy nên cho rằng: “Nếu ngày nào phạm vào Thái Tuế, nhất định có họa nặng nhưng nếu có ngũ hành đến cứu trợ thì niên trụ đó ngược lại có thể vẫy gọi tài vận”.

Đoán giải tính cách và số phận qua tên gọi

(Kiến Thức) - Bạn đã bao giờ tự hỏi tên mình có ý nghĩa gì, nó có ảnh hưởng gì tới tính cách số phận của bạn hay không?

Đoán giải tính cách và số phận qua tên gọi
Doan giai tinh cach va so phan qua ten goi
 Điều gì ẩn chứa trong danh xưng, trong tên gọi? Các nhà thuật số tin rằng nó hàm chứa yếu tính của sự hiện hữu và mọi tính chất cùng đặc điểm hình thành cá tính riêng biệt được giấu trong các mẫu tự của tên gọi.

Doan giai tinh cach va so phan qua ten goi-Hinh-2
 Sách Vận mệnh đời người qua thuật số phương Tây nói rằng: “Có 2 thuyết nói về lý do cho sự chọn lựa một cách vô thức đối với một cách đặt tên nào đó. Thuyết thứ nhất cho rằng sức mạnh bên ngoài nếu ảnh hưởng tới tính cách và vận mệnh của đứa bé thì cũng tác động đến vô thức của cha mẹ đứa bé - là những người chịu trách nhiệm đặt tên cho nó. Thuyết thứ 2 cho rằng khi một linh hồn nhập vào thể xác của đứa bé sơ sinh, nó chọn một tên gọi phù hợp với sứ mệnh sẽ được hoàn thành trong cuộc đời mới đó”.
Doan giai tinh cach va so phan qua ten goi-Hinh-3
Để tính con số của tên mình, xin xem ảnh sau để biết các số ứng với từng chữ cái. Sau đó quy giản theo như ví dụ: Tên Phương =  7 + 8 + 3 + 6 +5 + 7 = 36 = 3+6=9. Sau đây là ý nghĩa các con số phân tích từ danh xưng theo cuốn Vận mệnh đời người qua thuật số phương Tây.

Đọc nhiều nhất

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

(Kiến Thức) - Tutankhamun được đánh giá là nhà vua nổi tiếng Ai Cập cổ đại khi lên ngôi từ sớm và cũng chết trẻ. Tuy nhiên, vương triều của Tutankhamun hưng thịnh với nhiều thành tựu nổi bật. Thế nhưng, cơ thể dị dạng của ông hoàng này khiến nhiều người bị sốc.

Tin mới