Những người dám từ bỏ ghế quan: Không hối tiếc

Năm 2007, hai phó giám đốc hai sở quan trọng lần lượt xin nghỉ việc, “bơi” ra thương trường trở thành sự kiện lớn tại TP HCM. 

Những người dám từ bỏ ghế quan: Không hối tiếc
Người khởi đầu cho làn sóng rời “bầu sữa nhà nước” là ông Lương Văn Lý, từ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Làn sóng “từ quan”
Tại TPHCM, hiệu ứng “rũ áo từ quan” rầm rộ diễn ra suốt năm 2007. Chỉ riêng Sở Giao thông Công chính TPHCM có 33 cán bộ xin nghỉ việc, chuyển ra làm ngoài.
Trả lời báo chí, ông Châu Minh Tỷ - Giám đốc Sở Nội vụ khi đó miêu tả hiện tượng bỏ nhiệm sở như làn sóng chảy máu chất xám. Lãnh đạo thành phố bất lực không thể ngăn được. Năm sau đến lượt ông Trương Trọng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC) cũng làm đơn xin nghỉ việc để mở văn phòng luật mang tên ông. Ông Trương Trọng Nghĩa hiện là Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TPHCM và Phó Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Ông Lương Văn Lý từ “ngôi sao” quan trường trở thành doanh nhân thành đạt.
 Ông Lương Văn Lý từ “ngôi sao” quan trường trở thành doanh nhân thành đạt. 
Chuyện “từ quan” sẽ không tốn nhiều giấy mực nếu như ông Lương Văn Lý (sinh năm 1952) không phải là quan chức tốt nghiệp đại học tại Thụy Sĩ ngành công pháp quốc tế. Tại thời điểm đó, ông Lý là một trong số những “ngôi sao sáng”, thông thạo hai ngoại ngữ (Anh, Pháp). Trước khi chuyển về làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM phụ trách về đầu tư nước ngoài và các dự án ODA năm 2001, ông làm Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ TPHCM với thâm niên 24 năm. Sau khi nghỉ việc, ông Lý mở Cty Tư vấn Đầu tư DNL và ngay lập tức có một số khách hàng “nặng ký” (những công ty, tổ chức đầu tư nước ngoài muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam).
Hiện, ông Lý là cố vấn kiêm trưởng bộ phận đầu tư và thương mại của Cty Luật VLT do chính ông và đối tác thành lập. Ngoài ra, ông còn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị Quỹ hạ tầng Vinacapital và Quỹ Blackhorse.
Tuy công ty luật 100% vốn trong nước, nhưng khách hàng phải trả phí tư vấn cao ngang ngửa công ty luật nước ngoài (một điều hiếm thấy với một công ty luật nội địa). Điều đó cũng thể hiện công việc kinh doanh của ông thành công.
Về làm nông dân
Cũng gây sốc không kém khi đột ngột đưa ra quyết định từ quan để làm nông dân đúng nghĩa là trường hợp của ông Trần Văn Quyến, nguyên Phó Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên. Không ít người thắc mắc, tiếc nuối, kể cả hoài nghi. Bởi vì, vị trí, công việc như ông nhiều người ao ước. Tuy nhiên, với ông Quyến, quyết định này nhẹ như không: Muốn được tự do ở góc độ của một nhà khoa học.
Cựu PGĐ Vườn QG Cát Tiên Trần Văn Quyến đứng giữa vườn cây mà ông dày công chăm bẵm.
 Cựu PGĐ Vườn QG Cát Tiên Trần Văn Quyến đứng giữa vườn cây mà ông dày công chăm bẵm.
Tốt nghiệp Đại học Nông Lâm vào năm 1981, ông Quyến về làm việc tại Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai. Được hai năm, ông xin về công tác tại Hạt kiểm lâm huyện Tân Phú rồi được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên. Về đây, rừng Cát Tiên thực sự là kho kiến thức về đa dạng sinh học và cuốn hút ông tìm tòi khám phá, trang bị thêm nhiều kiến thức về các loài cây, thú… Có thể nói, thời gian ở Vườn quốc gia Cát Tiên đã thức dậy đam mê thời trẻ của ông.
Năm 2000, ông Quyến xin thôi chức phó giám đốc và nghỉ việc. Ông Quyến kể lại, một cán bộ tổ chức nhận quyết định xin nghỉ việc của ông đã hỏi thẳng: Nội bộ có chuyện gì không, chỗ này nhiều người muốn vào sao ông lại đi? Hơn 20 năm gắn bó với rừng, đến nay hỏi lại, ông Quyến vẫn giữ quan điểm: “Môi trường cơ quan làm việc rất tốt. Nhưng nói thật, làm khoa học nhiều cái mình rất muốn, nhưng cơ chế không cho phép; cấp phó nên cũng không thể quyết định được nhiều việc”.
Cầm quyết định nghỉ việc, ông chọn nghiệp làm một nông dân, bởi núi rừng cây cỏ đã “ăn” vào máu. Dốc tiền nhà, vay mượn thêm, ông mua vài héc ta đất đồi hoang vu ở xã Núi Tượng gần với Vườn quốc gia Cát Tiên và bắt tay trồng trọt. Tự tìm tòi, nghiên cứu cây gió bầu về trồng trên vùng đất mới. Hiện, ông Quyến đã nhân rộng trang trại của mình lên 25 hécta và phát triển cây gió bầu ra khắp vùng.
Sau ông Lương Văn Lý khởi đầu làn sóng “từ quan” ở TPHCM năm 2007; tiếp theo đó là các ông Nguyễn Việt Sơn - Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính; ông Lê Văn Công - Phó Giám đốc Sở Thương mại TPHCM xin nghỉ việc cùng năm. Nối gót ông Lý, một trưởng phòng của Sở Kế hoạch - Đầu tư là ông Đào Xuân Đức cũng nghỉ, về đầu quân cho Tổng Cty Thương mại Sài Gòn. Ông Lê Văn Công đầu quân cho một quỹ đầu tư nước ngoài, còn ông Nguyễn Việt Sơn mở Cty CP Đầu tư Xây dựng BMT chuyên sản xuất bê tông nhựa.

Chức vụ là bệ đỡ... để giàu có

(Kiến Thức) - Bàn về câu chuyện quan chức giàu có, GS Trần Ngọc Đường cho rằng: “Một bộ phận quan chức ở Việt Nam mà giàu lên đột xuất thì chắc chắn là tham nhũng”.

Chức vụ là bệ đỡ... để giàu có
Quan chức chỉ giàu nhờ tham nhũng?
Theo ông thì ở Việt Nam, quan chức có dễ giàu?

10 sự kiện nóng hầm hập dư luận VN trong tuần (39)

(Kiến Thức) - Ngành y tế báo động vì ca nghi nhiễm Ebola ở Đà Nẵng, thi thể bé gái 3 tuổi trôi sông, một thị trấn ở Quảng Ninh chìm trong biển nước...

10 sự kiện nóng hầm hập dư luận VN trong tuần (39)
1. Ngành y tế báo động vì ca nghi nhiễm Ebola ở Đà Nẵng. Trưa 1/11, bệnh nhân Ch. (26 tuổi, quê xã Quảng Cát, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị sốt và vào Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cấp cứu. Anh này cho biết mình vừa trở về từ Guinea - quốc gia đang có dịch Ebola - nên lập tức được chuyển đến khoa Y học nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng) điều trị theo quy trình ứng phó với dịch bệnh này.
 1. Ngành y tế báo động vì ca nghi nhiễm Ebola ở Đà Nẵng.
Trưa 1/11, bệnh nhân Ch. (26 tuổi, quê xã Quảng Cát, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị sốt và vào Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cấp cứu. Anh này cho biết mình vừa trở về từ Guinea - quốc gia đang có dịch Ebola - nên lập tức được chuyển đến khoa Y học nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng) điều trị theo quy trình ứng phó với dịch bệnh này.
Sở Y tế Đà Nẵng tổ chức họp và phát thông báo khẩn về việc tiếp nhận ca nghi nhiễm Ebola, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để chuyển ra Hà Nội cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Chiều 2/11, đã có khẳng định bệnh nhân Ch. không mắc Ebola sau 3 lần xét nghiệm PCR đều âm tính.
Sở Y tế Đà Nẵng tổ chức họp và phát thông báo khẩn về việc tiếp nhận ca  nghi nhiễm Ebola, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để chuyển ra Hà Nội cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Chiều 2/11, đã có khẳng định bệnh nhân Ch. không mắc Ebola sau 3 lần xét nghiệm PCR đều âm tính.
2. Tai nạn thảm khốc ở Lâm Đồng, 4 người chết. Sáng 1/11, anh Lơ Mu Ha Sinh lái xe Uoat chở theo 7 người vào rẫy hái cà phê tại thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng. Chiều tối cùng ngày, lúc trở về nhà, xe đang đổ dốc thì bất ngờ đứt phanh, chiếc xe Uoat lao tự do xuống vực sâu. Hậu quả là 4 người gồm Trương Văn Hoành, Trương Xuân Sinh, Trương Thị Lý và Lơ Mu Ha Mich tử vong vì bị xe cán qua người.
 2. Tai nạn thảm khốc ở Lâm Đồng, 4 người chết.
Sáng 1/11, anh Lơ Mu Ha Sinh lái xe Uoat chở theo 7 người vào rẫy hái cà phê tại thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng. Chiều tối cùng ngày, lúc trở về nhà, xe đang đổ dốc thì bất ngờ đứt phanh, chiếc xe Uoat lao tự do xuống vực sâu. Hậu quả là 4 người gồm Trương Văn Hoành, Trương Xuân Sinh, Trương Thị Lý và Lơ Mu Ha Mich tử vong vì bị xe cán qua người. 

Cay cực người vợ làm “nô lệ tình dục” cho chồng 28 năm

Bởi không biết “chiều” theo những sở thích “chăn gối” bệnh hoạn của chồng, chị thường xuyên chịu những trận đòn "thừa sống thiếu chết" trong suốt 28 năm.

Cay cực người vợ  làm “nô lệ tình dục” cho chồng 28 năm
Chỉ vì không thể thỏa mãn nhu cầu “gối chăn” quá lớn của chồng, chị ngày đêm bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần. Vậy mà khi chồng vướng vào vòng lao lý, chị vẫn rộng lòng vị tha, một mình nuôi con và ngóng chờ ngày gia đình đoàn tụ. Nhưng đáp lại tình cảm ấy, gã chồng vô tình bạc nghĩa lại vu cho chị tội ngoại tình để tiếp tục hành hạ không thương tiếc. 
Cay đắng nửa đêm cho con bú qua song cửa 
Men theo con đường ngoằn nghèo dẫn vào thôn Khê Thượng (xã Việt Dân, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), chúng tôi tìm đến nhà chị Vũ Thị Huệ. Được hỏi về cuộc sống khổ cực khi làm vợ người đàn ông vũ phu, chị Huệ lấy tay lau vội dòng nước mắt chia sẻ: Ngày đó, chị và Đỗ Văn Động đến với nhau không phải vì tình yêu. Thấy Động hiền lành, chăm chỉ, hai bên gia đình đã vun vén cho cặp trai gái nên vợ nên chồng. 
Sau những ngày ấm êm ngắn ngủi, khi chị Huệ mang thai đầu lòng cũng là lúc gia đình nhỏ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Không giống như những thể hiện thời thanh niên, Động lúc này mới lộ bản chất là một kẻ thích đàn đúm rượu chè, trai gái, nợ nần rồi trộm cắp. Tệ hại hơn, mỗi lần “ma men” dẫn lối, anh ta lại lớn tiếng chửi bới, đánh đập vợ không thương tiếc. 
Chị Huệ chia sẻ về quãng thời gian sống trong “địa ngục” với gã chồng vũ phu, bệnh hoạn.
 Chị Huệ chia sẻ về quãng thời gian sống trong “địa ngục” với gã chồng vũ phu, bệnh hoạn.
Nhiều lần, chị Huệ phải bế con sang hàng xóm trốn để chờ chồng tỉnh rượu. Chính quyền địa phương đã nhiều lần can thiệp nhưng Động vẫn chứng nào tật nấy. Sau lần bị chồng đánh gãy xương quai xanh phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Đông Triều, chị có ý định ly hôn để mong giải thoát bản thân. Nhưng cuối cùng, nghĩ đến những đứa con còn nhỏ dại, chị lại cắn răng chịu đựng.
Sau 28 năm hứng chịu những trận đòn “thừa sống thiếu chết”, thân thể chị Huệ ngày càng hao gầy, tiều tụy. Nhìn đôi mắt trũng sâu, gương mặt thất thần của chị, chúng tôi không khỏi xót xa. Bên cạnh những trận đòn, chị Huệ tâm sự: “Điều kinh khủng nhất trong cuộc đời tôi là những đêm “gần gũi” chồng. Bởi không biết “chiều” theo những sở thích “chăn gối” bệnh hoạn của anh ta, tôi thường xuyên bị đánh đập dã man”. Đã không ít lần, Động bỏ mặc vợ ngoài sân suốt đêm trong tiết trời giá lạnh. Thương con nhỏ khóc ngặt vì khát sữa, chị phải vạch áo cho con bú qua song cửa sổ. Nhiều hôm giữa đêm khuya, chị bị chồng đuổi đánh quanh nhà vì tội không biết “chiều”. Chống cự không được, chị phải đi lang thang trong làng đến khi trời sáng mới dám về nhà. 
Thời gian trôi qua, chị Huệ cũng không thể nào quên được những lần bị ốm nằm liệt một góc giường. Biết vợ ốm, Động vẫn quen thói rượu chè và ép chị phải “quan hệ”. Khi bị từ chối, hắn chửi bới rồi lao vào đánh đập chị không thương tiếc.

Rộng lòng tha thứ vẫn không được đền đáp 

Cách đây 7 năm, Đỗ Văn Động phải nhận bản án 8 năm tù về tội trộm cắp tài sản. Trong thời gian Động thi hành án, chị Huệ phải bươn chải để kiếm tiền nuôi con và trả nợ hàng quán cho chồng. Mặc dù từng bị đánh đập và đối xử tàn tệ nhưng với tấm lòng bao dung của người vợ, chị vẫn thường xuyên vào trại thăm nuôi và còn làm đơn xin cơ quan pháp luật xem xét, giảm án cho Động. 

Nhờ thế, Động được giảm án xuống còn 6 năm. Ngày chồng trở về, chị đã đi mua trà, kẹo bánh để bà con làng xóm đến chung vui cùng gia đình. Mọi người đều nghĩ, những tháng ngày trong trại giam đã giúp Động tu tỉnh. Nhưng không ngờ, hắn vẫn giữ nguyên thói côn đồ và còn chửi bới luôn cả những người hàng xóm đến hỏi thăm. 

Trở lại cuộc sống thường ngày, Động lại tiếp tục đánh chửi vợ. Thậm chí, hắn còn nghĩ ra những trò độc ác và bệnh hoạn hơn. Có lần, hắn bắt chị Huệ ra chợ mua trứng về luộc và phải quỳ xuống nói: “Em mời anh ăn trứng”.  

Nhiều lần, hắn còn vô cớ túm tóc kéo lê vợ khắp nhà. Thấy mẹ kêu khóc vì bị cha đánh đập dã man, đứa con lớn và bà con lối xóm chạy lại can ngăn. Sự việc tưởng như đã êm thấm nhưng người chồng vũ phu kia vẫn chưa chịu buông tha. Hắn đẩy vợ vào trong nhà, tiếp tục dùng cây gỗ đập vào lưng, chân. 

Dã man hơn, Động còn dùng vật nhọn vừa chửi vừa đuổi chị Huệ quanh xóm với mục đích đâm chết chị. Chỉ đến khi nhiều người can ngăn, hắn mới chịu thôi trò bạo lực. Nhưng suốt cả ngày hôm đó, Động không cho vợ ăn uống gì, mặc cho chị Huệ than khóc, van xin. Mỗi tối sau khi tụ tập bạn bè chè chén về, Động lại bắt vợ phải “chiều chuộng” mình. Khi không được như ý muốn, hắn lại kiếm cớ vu cho vợ tội ngoại tình nên… chán chồng và ra sức đánh đập. Ngày ngày, chị Huệ phải đi thu mua sắt vụn để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống gia đình. 

Động lại vin vào công việc này để nghi ngờ cho vợ có quan hệ bất chính bên ngoài và đánh đập chị nhiều hơn. Sau những lần như vậy, thân thể người phụ nữ bất hạnh lại đầy thương tích. Những lần mắt trái bầm tím, sưng tấy khiến chị không thể nhìn được xảy ra như cơm bữa. 

Sau 28 năm sống trong sự đau đớn vì những trận đòn roi của chồng, chị Huệ đã quyết định ly hôn. Toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn chị đều để lại cho Động và ra đi với hai bàn tay trắng. Ngay cả chiếc xe máy, phải cực khổ lắm chị mới dành dụm mua được cũng bị người phụ nữ tên N. (vợ hờ của Động) bán đi mất. Tuy thời gian đã trôi qua nhưng nỗi sợ hãi và khắc khổ vẫn hằn lên gương mặt chị Huệ.

Bây giờ mỗi lần đến thăm đứa con tật nguyền được chồng cũ nuôi dưỡng, chị đều phải lựa thời điểm Động và vợ hờ của hắn đi vắng. Bởi nếu không may, Động hoặc người phụ nữ kia về bắt gặp thì những trận đòn hội đồng vẫn sẽ tiếp tục giáng xuống đầu chị. 

Đã rất nhiều lần, người mẹ khốn khổ đến thăm con nhưng chỉ có thể đứng nhìn từ xa bởi Động để con trong nhà và khóa cửa lại. “Với tôi lúc này, tình cảm vợ chồng đã hoàn toàn nguội lạnh. Nguồn động viên duy nhất để tôi tiếp tục sống là những đứa con. Chỉ thương đứa con tật nguyền đang sống với bố và người phụ nữ xa lạ. Không biết hàng ngày, họ có đối xử với con tôi tốt không”, chị Huệ chia sẻ.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới