Những đại gia Thái nào đã thâu tóm loạt thương hiệu Việt?
(VietnamDaily) - Sabeco, Big C, điện máy Nguyễn Kim... là những thương hiệu Việt đình đám bị các doanh nghiệp Thái Lan lần lượt thâu tóm những năm gần đây.
Hoàng Minh (tổng hợp)
Vài năm gần đây, bên cạnh doanh nghiệp Nhật Bản hay Hàn Quốc, các doanh nghiệp Thái Lan cũng nổi lên như một trong những tay chơi tích cực nhất trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam. Hàng loạt thương hiệu Việt khá nổi tiếng đều về tay người Thái.
Tập đoàn Thái Lan thâu tóm Cáp điện Thịnh Phát với giá 240 triệu USD
Mới đây nhất, bất chấp tình hình dịch bệnh COVID-19, đầu tháng 4/2020, Stark Corporation phát đi thông báo cho biết đã mua thành công 100% cổ phần của Công ty Cổ phần Cáp điện Thịnh Phát (Thipha Cables) và Công ty Cổ phần Kim loại màu và nhựa đồng Việt Nam (Dovina).
Cáp điện Thịnh Phát về tay người Thái. Ảnh: Nhadautu.
Theo đó, tập đoàn đến từ Thái Lan chi trả 240 triệu USD cho thương vụ, tương đương khoảng 66.67 đồng cho mỗi cổ phần của Thipha Cables và Dovina.
Stark Corporation kỳ vọng qua thương vụ này sẽ gia tăng quy mô thị trường để trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực. Riêng tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng cáp điện cho các công trình lưới điện cũng như các công trình xây dựng vẫn rất lớn.
Đại gia Thái chi 2.073 tỷ mua cổ phần nhà máy nước sạch sông Đuống
Tháng 11/2019, Công ty WHA Utilities and Power (WHAUP), thành viên tập đoàn WHA, thông báo đã hoàn tất thương vụ mua 34% cổ phần tại nhà máy nước mặt sông Đuống. Gần 34 triệu cổ phiếu từ ông Đỗ Tất Thắng đã được chuyển nhượng doanh nghiệp Thái Lan với tổng giá trị hơn 2.073 tỷ đồng.
CTCP Nước mặt sông Đuống. Ảnh: Vietnamnet.
Sau thương vụ trên, WHAUP hiện là cổ đông lớn thứ hai tại CTCP Nước mặt sông Đuống, doanh nghiệp Thái Lan trở thành cổ đông lớn thứ hai tại CTCP Nước mặt sông Đuống, đứng sau CTCP Nước Aqua One do bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) làm Chủ tịch HĐQT (41%).
Tỷ phú Thái chi gần 5 tỷ USD mua lại 53,59% Sabeco
Năm 2017, dư luận không khỏi xôn xao suốt một thời gian dài, khi tỷ phú giàu thứ 2 Thái Lan, Charoen chi gần 5 tỷ USD để mua lại 53,59% cổ phần của Tổng Công ty Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Mời độc giả xem video: Thương vụ Sabeco: Tỷ phú Thái Lan có “lách luật”?Nguồn: VTC1
Tỷ phú Thái Charoen chi gần 5 tỷ USD thâu tóm Sabeco. Ảnh: Internet
Công ty TNHH Vietnam Beverage mà vị tỷ phú này đứng sau đã trở thành công ty mẹ của Sabeco - nhà sản xuất nắm 41% thị phần tiêu thụ bia, nước giải khát tại Việt Nam.
Nawaplastic Industries thâu tóm Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh
Đầu năm 2018, The Nawaplastic Industries - thuộc Tập đoàn SCG Thái Lan thông báo mua thêm để nâng tỉ lệ sở hữu cổ phần tại Công ty Nhựa Bình Minh lên trên 54%. Đáng chú ý là, vào năm 2015 The Nawaplastic Industries cũng đã chi 1.000 tỉ đồng để mua lại 80% cổ phần của Công ty Bao bì nhựa Tín Thành - một trong số 5 công ty sản xuất bao bì hàng đầu của Việt Nam.
Central Group mua Big C Việt Nam, điện máy Nguyễn Kim
Trong lĩnh vực tiêu dùng, doanh nghiệp Thái đang nắm trên 50% thị trường Việt, thông qua việc mua lại hàng loạt thương hiệu bán lẻ đầu ngành.
Siêu thị Big C. Ảnh minh họa
Cụ thể, tháng 4/2016 Central Group chi 1,14 tỷ USD mua Big C Việt Nam. Trước đó, 2015, Central Group đã chi hơn 200 triệu USD để mua lại 49% cổ phần công ty sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim.
Ngoài ra, còn có chuỗi siêu thị Metro Cash & Cary Việt Nam cũng về tay người Thái. Người Thái cũng thâu tóm 65% cổ phần của Phú Thái Group - doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ tại khu vực phía Bắc.
Sabeco thuộc về người Thái: Lợi nhuận tăng, cổ phiếu giảm, Heineken đành nói lời chia tay
(Vietnamdaily) - Heineken Asia Pacific Pte.Ltd đã không còn là cổ đông lớn của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB).
Không giành được Sabeco, Heineken đành nói lời chia tay dù cổ phiếu đang giảm?
Ngày 15/11, Heineken Asia Pacific đã bán ra gần 5,20 triệu cổ phiếu SAB, tương ứng 0,81% vốn. Sau giao dịch, tổ chức này giảm nắm giữ từ 7,67 triệu cổ phiếu (1,2%) xuống hơn 2,47 triệu cổ phiếu (0,39%).
Đại gia Thái Lan thu 80 tỷ đồng mỗi ngày tại Việt Nam
Doanh thu bán hàng của SCG tại riêng Việt Nam năm qua đạt 29.500 tỷ đồng, tương đương gần 1,3 tỷ USD và chiếm 9% tổng doanh thu hợp nhất của tập đoàn Thái Lan này.
Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV và cả năm 2019 tại các thị trường hoạt động.
Trong đó, riêng quý IV tập đoàn của Thái Lan này ghi nhận 81.300 tỷ đồng doanh thu, giảm 9% so với cùng kỳ. Nguyên nhân được lãnh đạo công ty lý giải do ảnh hưởng của giá hoá dầu và giá bao bì giấy giảm.
(Vietnamdaily) - Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp thủy sản duy nhất đủ điều kiện dỡ bỏ thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu cá tra, cá basa theo quy định của Hoa Kỳ.