Đại gia Thái Lan thu 80 tỷ đồng mỗi ngày tại Việt Nam

Doanh thu bán hàng của SCG tại riêng Việt Nam năm qua đạt 29.500 tỷ đồng, tương đương gần 1,3 tỷ USD và chiếm 9% tổng doanh thu hợp nhất của tập đoàn Thái Lan này.

Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV và cả năm 2019 tại các thị trường hoạt động.

Trong đó, riêng quý IV tập đoàn của Thái Lan này ghi nhận 81.300 tỷ đồng doanh thu, giảm 9% so với cùng kỳ. Nguyên nhân được lãnh đạo công ty lý giải do ảnh hưởng của giá hoá dầu và giá bao bì giấy giảm.

Dù khoản lợi nhuận thu về trong kỳ đã tăng 15% so với quý trước, đạt 5.465 tỷ đồng nhờ các khoản cổ tức được chia từ công ty liên kết, số này vẫn giảm 32% so với quý IV/2018.

Sự sụt giảm mạnh lợi nhuận này đến từ sự sụt giảm của ngành hoá dầu dưới ảnh hưởng của chiến tranh thương mại và biến động thị trường.

Tính trong cả năm 2019, nhà sản xuất công nghiệp này đạt 327.584 tỷ đồng (14,1 tỷ USD) doanh thu toàn thị trường, giảm 8%. Lợi nhuận tập đoàn thu về trong năm đạt 26.192 tỷ đồng (1,1 tỷ USD), giảm 24%.

Dai gia Thai Lan thu 80 ty dong moi ngay tai Viet Nam

Ông Roongrote Rangsiyopash (trái), Chủ tịch kiêm CEO SCG Thái Lan. Ảnh: SCG.

Nếu tính riêng tại thị trường Việt Nam, doanh thu bán hàng của SCG quý IV năm vừa qua ước đạt 7.425 tỷ đồng, giảm 11%. Doanh thu hợp nhất cả năm đạt 29.516 tỷ đồng, xấp xỉ 1,3 tỷ USD.

Khoảng doanh thu này tương đương 9% tổng doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn và trên 30% doanh thu khu vực ASEAN (ngoài Thái Lan). Hiện Việt Nam cũng là một trong những thị trường lớn nhất của đại gia Thái này.

SCG chính là một trong những doanh nghiệp Thái tích cực thực hiện các thương vụ thâu tóm nhất ở thị trường Việt, với nhiều lĩnh vực xi măng, vật liệu xây dựng, giấy, nhựa, hóa chất…

Thông qua công ty con Nawaplastic Industries, tập đoàn của Thái Lan đã chi hàng nghìn tỷ để trở thành cổ đông chi phối hoạt động của Nhựa Bình Minh. Tập đoàn này cũng đã mua lại 100% vốn Công ty CP Vật liệu Xây dựng Việt Nam (160 triệu USD) hồi đầu năm 2017.

Trước đó, cuối năm 2012, SCG cũng chi khoảng 5.000 tỷ đồng mua lại doanh nghiệp gạch Prime Group.

Ngoài ra, SCG còn nắm giữ cổ phần tại một số công ty chuyên sản xuất nhựa gia dụng, bao bì khác như Liên doanh Việt - Thái Plastchem, Công ty Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Công ty Chemtech và Công ty Vật liệu nhựa Minh Thái...

Thương vụ lớn nhất của SCG tại Việt Nam chính là việc thâu tóm 100% vốn dự án Hóa dầu Long Sơn với tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD.

Những vụ thâu tóm thương hiệu Việt đình đám của đại gia ngoại

(Kiến Thức) - Với tham vọng chiếm thị phần, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã thành công trong việc thu mua thương hiệu Việt.

Đánh đúng vào thị phần Việt Nam đang phát triển và giàu tiềm năng, nhiều đại gia nước ngoài chi số tiền khủng để thu mua thương hiệu Việt. Hầu hết các thương hiệu thu mua đều có tiếng tăm lừng lẫy trong nước.
 Đánh đúng vào thị phần Việt Nam đang phát triển và giàu tiềm năng, nhiều đại gia nước ngoài chi số tiền khủng để thu mua thương hiệu Việt. Hầu hết các thương hiệu thu mua đều có tiếng tăm lừng lẫy trong nước.
Fivimart và Citimart. Mới chân ướt chân ráo bước vào Việt Nam nhưng AEON Mall đã khiến người Việt bất ngờ khi thẳng tay mua lại đến 49% cổ phần Citimart và 30% cổ phần Fivimart. Fivimart hiện có 20 siêu thị trên cả nước, tập trung ở Hà Nội còn Citimart thì có 27 siêu thị tập trung tại TP. HCM. Doanh thu hàng năm của cả hai chuỗi siêu thị trên ước tính vào khoảng từ 950 đến hơn 1000 tỉ đồng.
Fivimart và Citimart. Mới chân ướt chân ráo bước vào Việt Nam nhưng AEON Mall đã khiến người Việt bất ngờ khi thẳng tay mua lại đến 49% cổ phần Citimart và 30% cổ phần Fivimart. Fivimart hiện có 20 siêu thị trên cả nước, tập trung ở Hà Nội còn Citimart thì có 27 siêu thị tập trung tại TP. HCM. Doanh thu hàng năm của cả hai chuỗi siêu thị trên ước tính vào khoảng từ 950 đến hơn 1000 tỉ đồng. 
Với việc bắt tay với 2 tên tuổi lớn này, AEON không giấu diếm tham vọng thâu tóm thị trường Việt. Chủ tịch Aeon, Motoya Okada lý giải, việc liên doanh với 2 chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam sẽ giúp Aeon có thể phát triển nhanh chóng tại đây, cũng như tạo bàn đạp tại Đông Nam Á.
Với việc bắt tay với 2 tên tuổi lớn này, AEON không giấu diếm tham vọng thâu tóm thị trường Việt. Chủ tịch Aeon, Motoya Okada lý giải, việc liên doanh với 2 chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam sẽ giúp Aeon có thể phát triển nhanh chóng tại đây, cũng như tạo bàn đạp tại Đông Nam Á. 

Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh trong cuộc chiến dành vị trí dẫn đầu

(Vietnamdaily) - CTCP Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) và CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP) là 2 đối thủ chính trên thị trường ống nhựa trong nước với tổng thị phần 55%.

Theo nhận định của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), BMP và NTP sẽ tiếp tục giữ xu hướng phục hồi tốt vì nhu cầu xây dựng trong nước tiếp tục mạnh trong khi cạnh tranh từ các đối thủ lớn trong ngành đã hạ nhiệt.

So với BMP, NTP có tỷ lệ đòn bẩy cao hơn và dòng tiền yếu hơn, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty cũng như mức cổ tức bằng tiền mặt.

Tin mới