Những bí ẩn về thiên đường huyền thoại Shangri-la của Phật giáo Tây Tạng

Shambhala trong tiếng Phạn có nghĩa là “nơi nghỉ ngơi” hoặc “chốn bình yên”.

Nó đề cập đến một thiên đường huyền thoại được nhắc đến trong các văn bản cổ xưa, như Kalachakra Tantra và văn bản của nền văn hóa Zhang Zhung có trước Phật giáo Tây Tạng ở Tây Tạng.
Nhung bi an ve thien duong huyen thoai Shangri-la cua Phat giao Tay Tang
 
Theo truyền thuyết, đây là vùng đất nơi người ta có thể sống với một trái tim thuần khiết, nơi mà lòng nhân từ và đạo lý khôn ngoan trị vì và nơi con người không phải chịu đau khổ, nghèo túng hay tuổi già.
Shambhala được mô tả như miền đất của ngàn tên gọi. Nó được gọi là miền Đất Cấm, miền đất của Nước Trắng, miền đất Tâm linh chói sáng, miền đất của Ngọn lửa vĩnh cửu, vùng đất những vị thần bất tử, vùng đất của những điều tuyệt vời… Người Hindu gọi nó là Aryvartha (Vùng đất của những người xứng đáng); người Trung Quốc gọi nó là Hsi Tien, Thiên đường phía Tây của Hsi Wang Mu; còn đối với những cựu tín đồ Nga, nó được gọi là Belovoyde. Nhưng khắp châu Á, nó được biết đến nhiều hơn với tên là Shambhala, Shamballa, hoặc Shangri-la.
Nhung bi an ve thien duong huyen thoai Shangri-la cua Phat giao Tay Tang-Hinh-2
Shambhala được mô tả như miền đất thiên đường. 
Huyền thoại về Shambhala đã có từ hàng ngàn năm, chủ đề về miền đất huyền thoại này có thể tìm thấy trong nhiều văn bản cổ. Những bản viết của Đạo Bon nói về một vùng đất hẹp nối liền với vùng đất của con người, được gọi là Olmolungring. Những văn bản Hindu như Vishnu Purana đề cập đến Shambhala là nơi sinh ra Kalki, hiện thân cuối cùng của thần Vishnu, người sẽ công bố một thời kỳ vàng son mới. Huyền thoại Phật giáo về Shambhala là một sự cải biên của huyền thoại Hindu trước đó. Tuy nhiên, văn bản đầu tiên nói về Shambhala một cách rộng rãi là Kalachakra.
Kalachakra đề cập đến một giáo huấn bí truyền phức tạp và tiên tiến lưu truyền trong Phật giáo Tây Tạng. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cho là đã truyền giảng Kalachakra theo yêu cầu của vua Suchandra của Shambhala.
Cũng như nhiều khái niệm trong Kalachakra, Shambhala có những nghĩa bên trong, bên ngoài và đan xen. Nghĩa bên ngoài được hiểu là Shambhala tồn tại tại một nơi cụ thể, mà chỉ những người với một nghiệp nào đó mới có thể chạm đến nó và trải nghiệm nó. Những nghĩa bên trong và đan xen chỉ những lĩnh hội tinh tế hơn về thân thể và tâm trí của một người (bên trong), và trong khi thực hành thiền định (đan xen). Hai loại giải thích mang tính biểu tượng này thường được truyền từ sư phụ tới đồ đệ.
Như nhận xét của Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 về Kalachakra vào năm 1985 tại Bồ Đề Đạo Tràng, Shambhala không phải là một đất nước bình thường:
“Mặc dù chỉ những người có một mối quan hệ đặc biệt mới thực sự có thể đến đó qua kết nối nghiệp của họ, nhưng nó vẫn không phải là một nơi cụ thể mà chúng ta có thể tìm thấy. Chúng tôi chỉ có thể nói rằng đây là một miền đất tịnh độ, một cõi tịnh độ trong thế giới con người. Và trừ khi người đó có tâm đức và tin vào nghiệp báo mới đến đó được, không ai có thể đến được đó“.
Nhung bi an ve thien duong huyen thoai Shangri-la cua Phat giao Tay Tang-Hinh-3
Một bức vẽ Phật giáo về Shambhala của Tu viện Sera. 
Lời tiên tri của Shambhala
Huyền thoại Shambhala đóng một vai trò quan trọng trong giáo lý tôn giáo Tây Tạng, và nó được nhắc lại thường xuyên trong thần thoại Tây Tạng về tương lai.
Kalachakra tiên tri về sự bại hoại dần dần của nhân loại khi ý thức hệ của chủ nghĩa duy vật đang lan rộng trên toàn thế giới. Khi những “kẻ ngoại lai”, được hợp nhất đằng sau một vị vua độc ác và nghĩ rằng chẳng còn gì để chinh phục nữa, sương mù sẽ tản đi để lộ ra những ngọn núi phủ đầy tuyết của Shambhala. Những kẻ ngoại lai sẽ cố gắng để chinh phục Shambhala với một đội quân khổng lồ được trang bị những vũ khí khủng khiếp. Khi đó, Vua của Shambhala sẽ xuất hiện với một đội quân lớn mạnh để đánh bại các “thế lực hắc ám” và đem đến một thời kỳ vàng son mới.
Mặc dù Kalachakra tiên tri về một cuộc chiến tranh trong tương lai, nó có vẻ mâu thuẫn với ước nguyện của giáo lý Phật giáo không khuyến khích bạo lực. Một số nhà thần học đã giải thích về cuộc chiến tranh tượng trưng – Kalachakra không nói về bạo lực đối với con người mà đề cập đến cuộc đấu tranh nội tâm của những người thực hành tôn giáo chống lại những xu hướng ma quỷ bên ngoài.
Vị trí ẩn dấu của Shambhala
Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều nhà thám hiểm và các nhà nghiên cứu về tâm linh đã tham gia vào những cuộc thám hiểm mong tìm kiếm thiên đường huyền thoại Shambhala. Tuy nhiều người tuyên bố đã tới được đó, nhưng không ai đưa ra bằng chứng cụ thể về sự tồn tại của nó hoặc có thể chỉ ra vị trí địa lý của nó trên bản đồ. Tuy nhiên, nhiều người cho là Shambhala nằm trong các khu vực rừng núi Á-Âu.
Các văn bản cổ xưa Zhang Zhung xác định Shambhala nằm ở thung lũng Sutlej ở Punjab hoặc ở Himachal Pradesh của Ấn Độ. Người Mông Cổ xác định Shambhala nằm trong một số thung lũng ở miền Nam Siberi. Trong văn hóa dân gian của vùng Altai, núi Belukha được coi là nơi đi đến Shambhala. Các học giả Phật giáo hiện đại thì cho rằng Shambhala nằm trên các ngọn núi cao của dãy Himalaya như những ngọn núi Dhauladhar ở xung quanh Mcleodganj. Một số truyền thuyết cho rằng lối vào Shambala được giấu bên trong một tu viện hẻo lánh và bị bỏ rơi ở Tây Tạng, được thần linh bảo vệ.
Đối với một số người, thực tế Shambhala chưa bao giờ được tìm thấy, có một giải thích rất đơn giản – nhiều người nghĩ rằng Shambhala nằm ở rìa của thực tại, như một cây cầu nối thế giới này với một thế giới khác ở phía bên kia.
Trong khi một số cho rằng Shambhala như một chủ đề tuyệt vời về huyền thoại và truyền thuyết, thì một số khác lại coi nó như một niềm tin đang thúc giục một cuộc hành trình nội tâm, để một ngày tìm thấy vương quốc này.

Có nên cho trẻ tu học theo Mật tông?

Cần tu tập đúng pháp, hợp căn cơ và tuổi tác, theo trình tự từ thấp đến cao.

HỎI: Cháu tôi từ 3 tuổi đã có duyên lành tiếp xúc với đạo Phật. Nay cháu được 13 tuổi, có biểu hiện rất đam mê về Mật tông của Phật giáo Tây Tạng, đặc biệt là cháu rất thích đọc các mật chú và vẽ hình ảnh của chư Phật, Bồ-tát trong Mật tông.

Nhiệm mầu xá lợi Phật

Nếu những ai có nhân duyên và có công đức tu hành thì sẽ được gặp xá lợi Phật. 

Vào tháng Tư năm ngoái 2014, khi nắng vàng trải khắp nhân gian chào mừng ngày Khánh đản của Đức Từ phụ, tôi có nhân duyên nhận được 9 viên xá lợi Phật từ một người Phật tử vừa trở về sau chuyến hành hương tâm linh xứ Tây Tạng huyền bí. Tôi vui mừng tôn trí những viên xá-lợi ấy vào một tháp nhỏ và trang nghiêm thờ phụng tại tư gia.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.