Những bài thuốc chữa bách bệnh từ đinh lăng

Những bài thuốc chữa bách bệnh từ đinh lăng - nhà nào cũng cần, gia đình bạn cũng vậy!

Những bài thuốc chữa bách bệnh từ đinh lăng
Trong số những cây cảnh mà người quê và người thành thị ưa trồng, đinh lăng là loại cây hữu dụng nhất.
Trong số những cây cảnh mà người quê và người thành thị ưa trồng, đinh lăng là loại cây hữu dụng nhất. Dù hình dáng có vẻ không “dính dấp” gì đến nhân sâm, nhưng đinh lăng là cây cùng họ, với những công dụng tương tự như vị thuốc quý này. Ngoài ra, đinh lăng còn là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn rất ngon.
Nhung bai thuoc chua bach benh tu dinh lang
Ảnh minh họa. 
Theo đông y, rễ đinh lăng chứa nhiều thành phần có tác dụng như nhân sâm, giúp bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, tăng sức đề kháng. Đối với những bà mẹ mới sinh, dân gian có một bài thuốc chữa tắc sữa rất hay là lấy rễ đinh lăng và gừng tươi sắc thuốc uống, dùng vài lần sẽ thấy hiệu quả. Với trẻ mới sinh hay trằn troc vào ban đêm, vài lá đinh lăng phơi khô lót vào gối nằm của trẻ cũng sẽ giúp trẻ ngủ ngon. Tuy nhiên, cũng như tất cả các cây thuốc khác, đinh lăng nếu dùng nhiều sẽ gây cảm giác say thuốc và mệt mỏi, nôn mửa.
Một số bài thuốc từ cây đinh lăng:
Theo kinh nghiệm dân gian, lá đinh lăng được dùng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá... và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.
- Chữa mệt mỏi: Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
-Bồi bổ cho sản phụ: Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.
-Thông tia sữa, căng vú sữa: Phụ nữ đang nuôi con đôi khi tự nhiên mất sữa có thể lấy rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
- Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng: Lá đinh lăng tươi từ 150 – 200g, nấu sôi khoảng 200ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở “phích”). Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5 – 7 phút chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.
- Chữa ho lâu ngày: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8gr, củ xương bồ 6gr; Gừng khô 4gr, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
- Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40gr lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.
- Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
- Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30gr, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
-Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
Nhà có cây đinh lăng tựa như thêm một bài thuốc, lúc thanh nhàn thì cây cảnh trồng cho tao nhã, khi ốm đau cũng có tác dụng chữa bệnh. Hoặc hôm nào muốn đổi vị, vài lá đinh lăng cho món kho, món gỏi, món hầm sẽ giúp bữa cơm thêm ngon.

Lá đinh lăng tăng sức đề kháng

(Kiến Thức) - Cây đinh lăng, còn được gọi với tên quen thuộc là cây gỏi cá vì hay được dùng như một loại rau ghém ăn chung với cá. 

Lá đinh lăng tăng sức đề kháng
Tác dụng
Khi dùng rễ, có thể để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5% rồi sao qua, tẩm thêm 5% mật ong, sao vàng thơm. Đinh lăng có vị đắng, ngọt, tính mát, mùi thơm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống được hiện tượng mệt mỏi, làm cho cơ thể ăn ngon, ngủ yên, giúp mau lên cân.

4 món ngon từ lá đinh lăng

(Kiến Thức) - Các món ăn từ lá đinh lăng không chỉ ngon, lạ miệng mà còn có tác dụng chữa một số bệnh.

4 món ngon từ lá đinh lăng
4 mon ngon tu la dinh lang
Sườn non nấu đinh lăng. Hương thơm nồng cùng vị đăng đắng đặc trưng của lá đinh lăng mang đến cảm giác lạ miệng cho người ăn. Nguyên liệu chính để nấu món canh này là sườn non và lá đinh lăng. Với lá đinh lăng, nên chọn loại lá nhỏ có nhiều răng cưa. Ảnh: amthuc365 
4 mon ngon tu la dinh lang-Hinh-2
 Sau khi sơ chế kỹ, ướp sườn với gia vị như hành khô, hành lá, hạt tiêu, mắm, muối, đường... khoảng 15 phút. Cho sườn vào nồi và hầm nhỏ lửa. Khi sườn chín mềm thì cho lá đinh lăng vào. Hương thơm đặc trưng của lá đinh lăng lan tỏa thì tắt bếp, nêm lại gia vị cho vừa ăn. Ảnh: bepnhata
4 mon ngon tu la dinh lang-Hinh-3
 Cá kho đinh lăng không tanh, có mùi thơm hấp dẫn, bùi và rất lạ miệng. Cá sau khi làm sạch, cắt khúc, ướp gia vị cho thấm. Khi nồi cá sôi, cho lá đinh lăng đã cắt ngắn vào. Ảnh: camnangdoisong
4 mon ngon tu la dinh lang-Hinh-4
Đun trên bếp nhỏ lửa cho cá thật nhừ. Lá đinh lăng chín mềm và thịt cá đậm vị là được. Cá kho đinh lăng có vị thơm, không tanh, lá đinh lăng nhừ mà không nát. Ảnh: tinnhanh24h 
4 mon ngon tu la dinh lang-Hinh-5
 Đinh lăng cuộn tai lợn thích hợp làm món nhậu bởi độ giòn của tai heo, mùi thơm của thính gạo và lá đinh lăng. Tai lợn rửa sạch, trụng qua nước sôi khoảng 5 phút cho chín. Ảnh: healthplus
4 mon ngon tu la dinh lang-Hinh-6
 Tai nguội thì cắt lát mỏng. Trộn tai lợn với thính gạo, muối, chanh, tỏi, ớt. Cuốn lá đinh lăng với rau thơm, hỗn hợp tai lợn. Món ăn dùng kèm với nước mắm chua ngọt rất ngon. Ảnh: wn
4 mon ngon tu la dinh lang-Hinh-7
 Cá luộc nhồi lá đinh lăng có vị thơm ngon, rất dễ ăn. Cá bỏ ruột, để nguyên con. Ướp cá với gia vị và sả, giềng. Nhồi lá đinh lăng thái nhỏ và chút lá thì là vào bụng cá. Rải phần thì là xuống dưới nồi gang. Ảnh: photobucket
4 mon ngon tu la dinh lang-Hinh-8
Đặt cá lên, xếp chuối xanh, cà chua, khế và thịt xung quanh. Lọc mẻ để lấy nước cho vào nồi cá. Đặt nồi lên bếp om nhỏ lửa đến khi cá chín, chuối chín mềm là được. Món này có thể ăn với cơm, cuốn với bún đều rất ngon miệng. Ảnh: tlnet 

Phòng viêm phế quản cho trẻ ngày rét đậm, rét hại

(Kiến Thức) - Dưới đây là những nguyên tắc phòng viêm phế quản cho trẻ trong những rét đậm rét hại tới đây.

Phòng viêm phế quản cho trẻ ngày rét đậm, rét hại
Phong viem phe quan cho tre ngay ret dam, ret hai
 Khi bị viêm phế quản trẻ thường có triệu chứng thở khó, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngưng thở. Khi tới viện khám thường thấy nhịp thở của trẻ nhanh, sốt vừa,xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, trẻ thở rên. Tiếng thở có thể nghe ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém.

Đọc nhiều nhất

Tin mới